Ratida 400mg
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Dược phẩm Krka, KRKA, D.D., . Novo Mesto |
Công ty đăng ký | KRKA, D.D., . Novo Mesto |
Số đăng ký | VN-22635-20 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 vỉ x 5 viên |
Hoạt chất | Moxifloxacin |
Xuất xứ | Slovenia |
Mã sản phẩm | am609 |
Chuyên mục | Thuốc Kháng Sinh |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Phương Thảo
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Y Dược Thái Nguyên
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 6201 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Ratida 400mg ngày càng được sử dụng nhiều để điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn như: viêm phế quản mạn, nhiễm khuẩn xoang cấp,... Sau đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến quý bạn đọc những thông tin cần thiết về cách sử dụng thuốc Ratida 400mg hiệu quả.
1 Thành phần
Thành phần: Mỗi viên Ratida 400mg chứa:
Thành phần | Hàm lượng | |
Hoạt chất | Moxifloxacin (dạng Moxifloxacin HCl) | 400mg |
Tá dược | vừa đủ 1 viên |
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
2 Ratida 400mg là thuốc gì?
Thuốc Ratida 400mg được sử dụng trong các trường hợp:
- Điều trị cấp nhiễm khuẩn xoang gây ra bởi các vi khuẩn nhạy cảm: Streptococcus pneumoniae, Moraxella catarrhalis, Haemophilus influenzae.
- Điều trị cấp tính viêm phế quản mạn do tác nhân: Klebsiella pneumoniae, Streptococcus pneumoniae, H. Parainfluenzae, Moraxella catarrhalis, Staphylococcus aureus, Haemophilus influenzae.
- Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng trường hợp nhẹ và trung bình gây ra bởi: Streptococcus pneumoniae, Chlamydia pneumoniae, H. influenzae, Moraxella catarrhalis, Mycoplasma pneumoniae.
- Nhiễm khuẩn da và mô dưới da nguyên nhân do Streptococcus pyogenes, Staphylococcus aureus.
- Ngoài ra, còn dùng điều trị các nhiễm khuẩn da như: nhọt, chốc lở, áp xe dưới da không biến chứng và viêm mô tế bào.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Moxetero 400mg điều trị viêm họng, viêm phế quản
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Ratida 400mg
3.1 Cách dùng
Thuốc Ratida 400mg được dùng bằng đường uống.
Có thể uống thuốc trong hoặc ngoài bữa ăn.
3.2 Liều dùng
Người lớn thường dùng liều duy nhất 1 viên/ngày.
Thời gian điều trị:
Trường hợp | Thời gian |
Nhiễm khuẩn xoang cấp, viêm phổi mắc phải tại cộng đồng | 10 ngày |
Nhiễm khuẩn da và tổ chức dưới da | 7 ngày |
Viêm phế quản mạn | 5 ngày |
Bệnh nhân suy thận và suy gan (mức độ nhẹ và vừa), người già: Không cần điều chỉnh liều.
Người suy thận có chạy thận nhân tạo và bệnh nhân suy gan nặng: chưa có nghiên cứu về dùng Ratida 400mg trên các đối tượng này.
4 Chống chỉ định
- Bệnh nhân quá mẫn với kháng sinh moxifloxacin, bất kỳ thuốc nào thuộc nhóm quinolon hoặc các thành phần của thuốc.
- Trẻ em < 18 tuổi, vì đã có nghiên cứu thuốc có thể gây thoái hóa sụn đối với các khớp chịu trọng lực.
- Bệnh nhân có khoảng QT kéo dài và đang điều trị bằng các thuốc chống loạn nhịp tim type IA và IIl.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Aviflox 400 -Thuốc điều trị nhiễm khuẩn hiệu quả
5 Tác dụng phụ
Tác dụng không mong muốn | Cơ quan | Biểu hiện |
Thường gặp | Tiêu hóa | Nôn ói, tiêu chảy |
Thần kinh | Chóng mặt | |
Ít gặp | Tiêu hóa | Đau bụng, miệng khô, vị giác bị rối loạn, khó tiêu hóa |
Thần kinh | Đau đầu, co giật, trầm cảm, lú lẫn, bồn chồn, run, lo lắng, ngủ gà, khó ngủ | |
Da | Ngứa ngáy, ban da | |
Sinh hóa | Xét nghiệm Amylase và lactat dehydrogenase tăng | |
Cơ xương | Đau khớp và cơ |
6 Tương tác
Thuốc tương tác | Tác động và lưu ý |
Thuốc kháng acid, sản phẩm có chứa Sắt, multivitamin có thành phần Kẽm, Sucralfate, viên nhai didanosin hoặc dạng hòa tan có đệm hoặc dạng dành cho trẻ em: bột pha với antacid | Làm giảm hấp thụ moxifloxacin. Do vậy, nên uống moxifloxacin cách xa các thuốc này (uống trước ít nhất 4 giờ hoặc sau ít nhất 8 giờ). |
Warfarin | Dùng đồng thời làm tăng tác dụng chống đông máu, tăng thời gian prothrombin. Vì vậy, khi dùng cùng cần quan sát tình trạng đông máu và thời gian prothrombin. |
NSAIDs | Dùng phối hợp có thể gây kích thích thần kinh và hiện tượng co giật. |
Các thuốc: chống trầm cảm 3 vòng, cisaprid, Erythromycin, chống loạn thần | Kéo dài hơn khoảng QT. |
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Trên điện tâm đồ có thể quan sát thấy sự kéo dài của khoảng QT khi dùng Ratida 400mg. Vì vậy, cần hết sức lưu ý khi sử dụng đồng thời thuốc này với các thuốc cũng gây tác dụng kéo dài khoảng QT.
Bệnh nhân bị rối loạn nhịp (nhịp tim chậm, thiếu máu cơ tim cấp tính) cần thận trọng khi sử dụng Ratida 400mg.
Những người mắc bệnh lý thần kinh trung ương (xơ vữa động mạch não, động kinh) cũng cần thận trọng khi sử dụng Ratida 400mg, vì có thể gây co giật.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Bluemoxi 400mg: chỉ định, cách dùng, lưu ý
7.2 Lưu ý khi dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
7.2.1 Phụ nữ có thai
Phụ nữ đang mang thai không sử dụng Ratida 400mg, vì có nguy cơ ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi.
7.2.2 Phụ nữ cho con bú
Nghiên cứu trên chuột cống, người ta đã thấy sự có mặt của moxifloxacin trong sữa. Vì vậy, không dùng Ratida 400mg cho bà mẹ đang cho con bú.
Nếu thật sự cần thiết phải sử dụng, mẹ nên ngừng cho con bú.
7.3 Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc
Chưa có dữ liệu về ảnh hưởng của Ratida 400mg lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Tuy nhiên, đã thấy các fluoroquinolon khác gây hiện tượng chóng mặt hoặc bất tỉnh, điều này có thể làm suy giảm khả năng điều khiển. Vì vậy, bệnh nhân cần biết trước và thận trọng.
7.4 Xử trí khi quá liều
Khi quá liều xảy ra, vẫn cần áp dụng các biện pháp thông thường: điều trị triệu chứng, điều trị hỗ trợ, ngăn sự hấp thu thuốc bằng cách gây nôn, rửa dạ dày, dùng các biện pháp lợi niệu để tăng thải thuốc ra ngoài, bù dịch.
Theo dõi khoảng QT và nhịp tim trong ít nhất 1 ngày.
7.5 Bảo quản
Ratida 400mg bảo quản trong bao bì kín, tránh làm rách vỉ, để viên thuốc tiếp xúc với không khí.
Đặt nơi khô ráo, nhiệt độ ổn định dưới 30 độ C.
8 Sản phẩm thay thế
Nếu thuốc Ratida 400mg hết, bạn có thể lựa chọn thuốc Getmoxy 400mg để mua thay thế, đây là sản phẩm của Getz Pharma (Pvt) Ltd. Thuốc chứa Moxifloxacin (dưới dạng Moxifloxacin hydroclorid) 400mg. Thuốc được sử dụng để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn gây bởi các vi khuẩn nhạy cảm như: Viêm xoang cấp, viêm phế quản mạn, viêm vùng chậu, viêm cấu trúc da,... Thuốc có dạng viên nén bao phim. Với người lớn, thường dùng liều 1 viên/ngày. Thuốc có giá 200.000/Hộp 1 vỉ x 5 viên.
Hoặc bạn cũng có thể mua sản phẩm Moloxcin 400 DHG thay thế. Thuốc là sản phẩm của Công ty TNHH MTV Dược phẩm DHG - Việt Nam, chứa hoạt chất Moxifloxacin HCl 400 mg. Thuốc được dùng để điều trị viêm xoang cấp, viêm phổi cộng đồng mức độ nhẹ và vừa, nhiễm khuẩn da và tổ chức dưới da,...Thuốc có dạng bào chế là viên nén bao phim và có giá 210000/Hộp 3 vỉ x 10 viên.
9 Thông tin chung
SĐK (nếu có): VN-22635-20
Nhà sản xuất: KRKA, D.D., . Novo Mesto
Đóng gói: Hộp 1 vỉ x 5 viên
10 Cơ chế tác dụng
10.1 Dược lực học
Moxifloxacin thuộc nhóm kháng sinh fluoroquinolon, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Gram dương và Gram âm. Cơ chế diệt khuẩn bằng cách ức chế topoisomerase II và/hoặc IV (enzym cần thiết cho hoạt động phiên mã, sao chép, sửa chữa ADN vi khuẩn).
Cấu trúc đặc biệt của moxifloxacin làm tăng tác dụng và giảm sự kháng thuốc chọn lọc của các thể đột biến ở vi khuẩn Gram dương.
10.2 Dược động học
Khi uống, Moxifloxacin được hấp thu nhanh qua Đường tiêu hóa. Sinh khả dụng tuyệt đối đạt mức 90%. Có thể dùng thuốc trong hoặc ngoài bữa ăn. Sau khi uống 1 viên Ratida 400mg ở người lớn từ 1 - 3 giờ, nồng độ moxifloxacin trong huyết tương đạt mức cao nhất là 4,5 mcg/ml.
Khoảng ½ lượng moxifloxacin liên kết với protein huyết tương. Thể tích phân bố trong khoảng 1,7 - 2,7 l/kg.
Moxifloxacin được phân bố rộng khắp khi vào cơ thể như: nước bọt, dịch tiết ở mũi, niêm mạc xoang, phế quản, mô dưới da, dịch trong vết phồng ở da và cơ xương. Nồng độ trong mô lơn hơn cả trong huyết tương sau khi uống liều 1 viên 400mg.
Moxifloxacin chuyển hóa qua sự liên hợp glucuronid và sulfat. Thời gian bán thải xấp xỉ 12 giờ, đây là lý do giải thích tại sao thuốc chỉ cần dùng 1 lần/ngày.
11 Thuốc Ratida 400mg giá bao nhiêu?
Thuốc Ratida 400mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc Ratida 400mg có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
12 Mua thuốc Ratida 400mg ở đâu uy tín nhất?
Thuốc Ratida 400mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Ratida 400mg để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
13 Ưu điểm
- Moxifloxacin là kháng sinh có phổ hoạt động rộng, bao gồm cả chủng vi khuẩn gram âm và gram dương. So với Ciprofloxacin, nó có ưu điểm hơn chống lại các staphylococci, streptococci, enterococci và vi khuẩn kỵ khí.[1]
- Moxifloxacin có khả năng thâm nhập tốt vào các mô và dịch hô hấp vì vậy tác dụng điều trị tốt với các trường hợp Viêm xoang cấp, viêm phổi cộng đồng, nhiễm khuẩn da và tổ chức dưới da,...[2]
- Trong các thử nghiệm lâm sàng, moxifloxacin có tỷ lệ thành công trên lâm sàng là 88-97% và tỷ lệ diệt trừ vi khuẩn lên tới 90-97%.[3]
- Thời gian bán thải kéo dài 12 giờ, do đó chỉ cần dùng 1 viên/ ngày, rất đơn giản và dễ nhớ cho bệnh nhân.
- Thời gian sử dụng linh hoạt: có thể uống trước, trong hoặc sau bữa ăn đều được.
14 Nhược điểm
- Dùng Ratida 400mg thường gây các tác dụng phụ: nôn, chóng mặt, đi ngoài,...
- Moxifloxacin có thể gây kéo dài khoảng QT, quan sát thấy trên điện tâm đồ.
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả J A Balfour và cộng sự (Đăng tháng 03 năm 1999). Moxifloxacin, Pubmed. Truy cập ngày 06 tháng 12 năm 2023
- ^ Tác giả J A Balfour và cộng sự (Đăng tháng 01 năm 2000). Moxifloxacin: a review of its clinical potential in the management of community-acquired respiratory tract infections, Pubmed. Truy cập ngày 06 tháng 12 năm 2023
- ^ Tác giả C M Culley và cộng sự (Đăng ngày 01 tháng 03 năm 2001). Moxifloxacin: clinical efficacy and safety, Pubmed. Truy cập ngày 06 tháng 12 năm 2023