Pitaterol Tablet
Thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng
Thương hiệu | Medica Korea, Medica Korea Co., Ltd. |
Công ty đăng ký | Công ty TNHH TM DP Đông Phương |
Số đăng ký | VN-20483-17 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 3 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Pitavastatin |
Xuất xứ | Hàn Quốc |
Mã sản phẩm | aa814 |
Chuyên mục | Thuốc Hạ Mỡ Máu |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Biên soạn: Dược sĩ Nguyễn Minh Anh
Dược sĩ lâm sàng - Học Viện Quân Y
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 3234 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Pitaterol Tablet được biết đến khá phổ biến với tác dụng điều trị nhồi máu cơ tim và các bệnh về tim mạch. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến quý bạn đọc thông tin về công dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Pitaterol Tablet.
1 Thành phần
Thành phần: Thành phần trong mỗi viên nén bao phim Pitaterol Tablet bao gồm Pitavastatin dưới dạng muối Pitavastatin calci hydrat có hàm lượng 2mg cùng các tá dược đi kèm vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Pitaterol Tablet
2.1 Tác dụng của thuốc Pitaterol Tablet
Pitavastatin là một acid Monocarboxylic Dihydroxy, khi bào chế dưới dạng muối calci thì chất này có tác dụng làm giảm Cholesterol máu. Thuốc Pitaterol Tablet phù hợp sử dụng với các bệnh nhân có mức Cholesterol máu cao mà không thể hạ được bằng chế độ dinh dưỡng hoặc tập luyện.
Khi vào cơ thể, Pitavastatin hoạt động như một chất chống oxy hóa giúp giảm tỷ lệ Cholesterol xấu và chỉ số Triglycerid, đồng thời làm tăng mức Cholesterol tốt để nhằm hạ mỡ máu.
Ngoài ra, thuốc Pitaterol Tablet còn giúp ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch và dự phòng đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
2.2 Chỉ định của thuốc Pitaterol Tablet
Dùng trong trường hợp bệnh nhân có chỉ số Cholesterol máu tăng một cách nguyên phát.
Người bị rối loạn mỡ máu, tỷ lệ Triglycerid trong máu cao.
Giúp phòng ngừa các bệnh về tim mạch hoặc bệnh nhân có nguy cơ cao bị tai biến mạch máu.
Dự phòng cho bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim hoặc có cơn đau thắt ngực.
Người mắc bệnh mạch vành và có nguy cơ đột quỵ hoặc xơ vữa động mạch. [1]
==>> Xem thêm thuốc có cùng tác dụng: [CHÍNH HÃNG]Thuốc Atobaxl 10mg- Thuốc có tác dụng hạ cholesterol máu
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Pitaterol Tablet
3.1 Liều dùng thuốc Pitaterol Tablet
Tùy thuộc từng tình trạng bệnh cụ thể mà nhà sản xuất sẽ có các cách phân liều phù hợp.
Với người bị tăng Lipid và Cholesterol máu:
- Liều khởi đầu là 2mg/ngày, mỗi ngày uống một lần.
- Liều tối đa là 4mg/ngày, mỗi ngày uống một lần.
Với bệnh nhân có bệnh lý nền là suy thận:
- Trường hợp Độ thanh thải creatinin là 30-59ml/phút và 15-29ml/phút.
- Liều dùng tối đa mỗi ngày là một lần, mỗi lần 2mg.
3.2 Cách dùng thuốc Pitaterol Tablet hiệu quả
Thuốc Pitaterol 2mg dùng theo đường uống. Nên sử dụng đều đặn theo một khung giờ cho mỗi ngày. Khi bạn vô ý quên uống thuốc đúng giờ, hãy bỏ qua liều đó và cố gắng sử dụng như lời dặn của bác sĩ cho những liều điều trị tiếp theo. Không nên uống bù hai lần liên tiếp cho liều đã bị bỏ quên vì có thể còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
4 Chống chỉ định
Chống chỉ định sử dụng Pitaterol Tablet cho người bị quá mẫn với bất kỳ thành phần nào trong thuốc.
Phụ nữ đang mang thai và cho con bú cũng không được sử dụng do chưa có nghiên cứu về tính an toàn của thuốc Pitaterol Tablet trên nhóm đối tượng này.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Thuốc Ezvasten (Atorvastatin 20mg+Ezetimibe10mg) liều dùng, cách dùng
5 Tác dụng phụ
Hay gặp: Đau cơ, đau lưng, đau ở tứ chi, rối loạn tiêu hóa.
Ít gặp: Men gan tăng, vàng da, phát ban, ngứa.
Hãy liên hệ với chuyên gia chăm sóc sức khỏe để nhận được những hỗ trợ nếu bạn gặp phải các tác dụng không mong muốn sau khi dùng thuốc Pitaterol Tablet.
6 Tương tác thuốc
Trong quá trình điều trị bằng Pitaterol Tablet, nếu bạn uống rượu hoặc những đồ uống có cồn thì sẽ gây ra một số vấn đề về gan như sốt, nổi mẩn, chán ăn, vàng da hoặc nước tiểu sẫm màu. Hãy hạn chế sử dụng những đồ uống này để tránh gặp phải các triệu chứng gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.
Nếu kết hợp Pitaterol Tablet và Cysclosporine thì sẽ làm tăng nồng độ Pitaterol Tablet trong máu. Do đó sẽ dẫn tới các tác dụng phụ lên gan, nặng hơn có thể bị tiêu cơ vân hoặc phá vỡ mô cơ xương.
Sử dụng đồng thời kháng sinh Erythromycin và Pitaterol Tablet có thể sẽ làm nồng độ Pitaterol Tablet trong máu tăng lên. Từ đó sẽ để lại các hậu quả lên gan hoặc thậm chí là tiêu cơ vân dẫn đến tổn thương thận. Do vậy, bạn không nên phối hợp hai thuốc này với nhau trong quá trình điều trị.
Chức năng gan bị tổn thương hoặc một tình trạng nghiệm trọng nhưng hiếm gặp là Rhabdomyolysis có thể xảy ra nếu bạn dùng Fenofibrate và Pitaterol Tablet. Sự kết hợp này còn có thể làm tổn thương thận và nặng hơn là gây tử vong. Bạn hãy theo dõi sức khỏe của mình tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể sử dụng an toàn cả hai loại thuốc.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Nên kết hợp chế độ ăn kiêng, ít dầu mỡ, nhiều rau, chất xơ và vitamin để giúp cho quá trình điều trị bệnh mạch vành được tốt hơn.
Hãy luyện tập thể dục và có chế độ học tập, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý trong quá trình sử dụng Pitaterol Tablet để đạt hiệu quả tốt hơn.
Kiểm tra hạn sử dụng cũng như tình trạng viên thuốc trước khi dùng. Nếu viên bị sứt mẻ, màu sắc thay đổi thì không được dùng nữa.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc Pitaterol Tablet cho người mang thai và cho con bú.
7.3 Bảo quản
Thuốc Pitaterol Tablet được bảo quản ở nhiệt độ không quá 30ºC và ở nơi thoáng mát, không ẩm mốc. Cần để thuốc Pitaterol Tablet xa tầm tay trẻ em.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VN-20483-17.
Nhà sản xuất: Thuốc Pitaterol Tablet được sản xuất tại công ty Medica Korea Co., Ltd. Đóng gói:
Đóng gói: Thuốc Pitaterol Tablet có các quy cách đóng gói mỗi hộp gồm có 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nén bao phim.
9 Thuốc Pitaterol Tablet giá bao nhiêu?
Hiện nay thuốc đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá thuốc cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Mua thuốc Pitaterol Tablet ở đâu chính hãng, uy tín nhất?
Mua thuốc Pitaterol Tablet ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ kê thuốc Pitaterol Tablet và mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt hàng cũng như được tư vấn sử dụng đúng cách.
11 Ưu điểm
- Pitaterol là thuốc chứa thành phần Pitavastatin là một loại thuốc được sử dụng trong quản lý và điều trị chứng tăng cholesterol máu và rối loạn lipid máu.
- Pitavastatin hiện được FDA chấp thuận để kiểm soát rối loạn lipid máu nguyên phát và rối loạn lipid máu hỗn hợp như là liệu pháp bổ trợ cho những thay đổi trong chế độ ăn uống để giúp giảm cholesterol toàn phần, cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL), apolipoprotein B (Apo B), triglyceride (TG) và tăng cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL).
- Điều trị lâu dài với Pitavastatin làm tăng đáng kể nồng độ HDL-C và ApoAI trong huyết thanh mà không có tác dụng phụ đối với chuyển hóa glucose so với Atorvastatin.[2]
- Pitaterol Tablet dạng viên nén dễ dàng sử dụng thuận tiện cho người sử dụng.
12 Nhược điểm
- Khác với các Statin khác, Pitavastatin chưa được nghiên cứu trong bất kỳ nghiên cứu ngẫu nhiên có kiểm soát lớn nào xác định tác dụng của nó đến các biến cố tim mạch. [3]
Tổng 16 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc Pitaterol Tablet do nhà sản xuất cung cấp. Tải bản PDF tại đây
- ^ Kazumasa Kurogi , Seigo Sugiyama, Kenji Sakamoto, Shinji Tayama, Shinichi Nakamura, Takeshi Biwa, Kunihiko Matsui, Hisao Ogawa; COMPACT-CAD Investigators( cập nhật tháng 8 năm 2013), Comparison of pitavastatin with atorvastatin in increasing HDL-cholesterol and adiponectin in patients with dyslipidemia and coronary artery disease: the COMPACT-CAD stud, PubMed. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2023
- ^ Harneet Bhatti; Prasanna Tadi( cập nhật ngày 5 tháng 7 năm 2022), Pitavastatin, PubMed. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2023