Phazandol cảm cúm
Thuốc không kê đơn
Thương hiệu | Dược Thảo Phúc Vinh (PV Pharma), Công ty Cổ phần Dược Phúc Vinh |
Công ty đăng ký | Công ty Cổ phần Dược Phúc Vinh |
Số đăng ký | VD-35227-21 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 15 vỉ x 12 viên |
Hoạt chất | Paracetamol (Acetaminophen), Cafein (1,3,7-Trimethylxanthin), Phenylephrin hydroclorid |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | am1307 |
Chuyên mục | Thuốc Hạ Sốt Giảm Đau |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Biên soạn: Dược sĩ Phương Thảo
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Y Dược Thái Nguyên
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 5818 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Phazandol cảm cúm ngày càng được sử dụng nhiều với mục đích làm giảm các triệu chứng của bệnh cảm cúm. Sau đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến quý bạn đọc những thông tin cần thiết về cách sử dụng thuốc Phazandol cảm cúm hiệu quả.
1 Thành phần
Thành phần: Mỗi viên Phazandol cảm cúm chứa:
Hoạt chất:
- Paracetamol 500mg
- Cafein 25mg
- Phenylephrin hydroclorid 5mg
Tá dược vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
2 Phazandol cảm cúm là thuốc gì?
Phazandol xanh giúp làm giảm các triệu chứng đau, sốt và xung huyết mũi trong bệnh cảm cúm.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Hapacol Đau Nhức (Hộp 50 viên): giảm đau hiệu quả
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Phazandol cảm cúm
3.1 Cách dùng
Phazandol cảm cúm xanh dùng bằng đường uống.
3.2 Phazandol liều dùng
Người lớn (bao gồm cả người cao tuổi) và trẻ em > 12 tuổi: 1 - 2 viên/lần, tối đa 4 lần/ngày.
Liều tối đa: 8 viên/ngày.
Khoảng cách liều ít nhất là 4 giờ.
Nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ, chỉ dùng tối đa trong 7 ngày.
Trẻ em dưới 12 tuổi: không nên dùng Phazandol cảm cúm.
4 Chống chỉ định
Quá mẫn với một trong các hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào của thuốc.
Bệnh nhân đang dùng hoặc đã dùng các thuốc ức chế monoamine oxidase (trong 14 ngày gần đây).
Glaucoma góc đóng.
Kết hợp với các thuốc kích thích giao cảm khác.
U phaeochromocytoma.
Suy gan, suy thận mức độ nặng.
Người tiểu đường, có bệnh tim mạch, huyết áp, cường giáp.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Hapacol CF DHG - Thuốc điều trị các triệu chứng cảm cúm
5 Tác dụng phụ
Thành phần | Tác dụng không mong muốn |
Paracetamol | Giảm tiểu cầu. Quá mẫn, dị ứng da: ban đỏ, hội chứng Stevens - Johnson, phù mạch. Co thắt phế quản ở người nhạy cảm với các NSAID và Aspirin. Bất thường gan. |
Cafein | Bồn chồn, chóng mặt. Quá liều cafein có thể gây mất ngủ, lo lắng, thao thức, cáu kỉnh, đau đầu, hồi hộp, rối loạn tiêu hóa. |
Phenylephrine | Bồn chồn, đau đầu, buồn nôn, nôn, chóng mặt, mất ngủ, tăng huyết áp. |
6 Tương tác
Các thuốc ức chế monoamine oxidase dùng cùng với phenylephrine có thể dẫn đến tăng huyết áp.
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng, các amin kích thích thần kinh giao cảm dùng đồng thời phenylephrine có thể làm tăng nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ trên tim mạch.
Phenylephrine có thể làm giảm tác dụng của các thuốc chẹn beta và các thuốc điều trị tăng huyết áp khác (debrisoquine, reserpine, guanethidine, Methyldopa).
Digoxin và các glycosid tim dùng cùng với phenylephrine có thể gây bất thường nhịp tim hoặc đột quỵ.
Dùng paracetamol hàng ngày trong thời gian dài làm tăng tác dụng chống đông máu của warfarin và các dẫn xuất coumarin khác.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Cần cảnh báo cho bệnh nhân biết các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng có thể xảy ra khi sử dụng Phazandol cảm cúm.
Không phối hợp với các thuốc khác cũng chứa paracetamol, các thuốc chống xung huyết, các thuốc điều trị cảm cúm khác.
Đã ghi nhận trường hợp rối loạn hoặc suy giảm chức năng gan ở những người bị thiếu hụt glutathione.
Các đối tượng sau cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc: huyết áp cao, tiểu đường, bệnh tim mạch, cường giáp, bướu Phaeochromocytoma, phì đại tiền liệt tuyến, glaucoma góc đóng, bệnh mạch tắc nghẽn.
Thận trọng khi dùng Phazandol cảm cúm cho người suy giảm chức năng gan, thận.
Bệnh nhân thiếu hụt Glutathione dùng paracetamol có thể làm tăng nguy cơ chuyển hóa acid trong máu.
Bệnh nhân đang dùng các thuốc chẹn beta, các thuốc chống trầm cảm 3 vòng, các thuốc điều trị huyết áp khác cần thận trọng nếu phải sử dụng thuốc này.
Bệnh nhân đang dùng các thuốc kích thích thần kinh giao cảm không nên dùng Phazandol cảm cúm.
Hạn chế dùng các sản phẩm có chứa cafein trong quá trình sử dụng thuốc này.
Tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu sau khi sử dụng thuốc mà các triệu chứng còn kéo dài dai dẳng.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Phazandol Extra: Hiệu quả tức thì, giảm đau hạ sốt
7.2 Lưu ý khi dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
7.2.1 Phụ nữ có thai
Không nên dùng Phazandol cảm cúm cho phụ nữ mang thai.
7.2.2 Phụ nữ cho con bú
Không dùng Phazandol cảm cúm trong thời gian cho con bú, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
7.3 Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc
Nếu có biểu hiện chóng mặt, bệnh nhân không nên lái xe và vận hành máy móc.
7.4 Xử trí khi quá liều
Quá liều Paracetamol:
- Triệu chứng: suy gan, xanh xao, chán ăn, buồn nôn, nôn, đau bụng. Trường hợp nặng có thể phát triển thành bệnh não, hạ đường huyết, xuất huyết, phù não và tử vong.
- Xử trí: Trong vòng 1 giờ sau khi uống quá liều, có thể điều trị bằng than hoạt. Sau khi uống 24 giờ, có thể giải độc bằng N-acetylcystein, cần thiết có thể dùng đường tiêm tĩnh mạch. Methionin cũng có hiệu quả giải độc.
Quá liều Cafein:
- Triệu chứng: đau thượng vị, nôn, nhịp tim nhanh, tăng bài niệu, kích thích thần kinh trung ương.
- Xử trí: Có thể dùng các biện pháp điều trị hỗ trợ.
Quá liều Phenylephrine:
- Triệu chứng: có thể gặp các triệu chứng như tác dụng không mong muốn, ngoài ra có thể gặp tăng huyết áp, chậm nhịp tim do phản xạ, cáu kỉnh, thao thức, lẫn lộn, tai biến, ảo giác, loạn nhịp tim.
- Xử trí: Dựa trên các triệu chứng lâm sàng mà sử dụng các biện pháp phù hợp. Có thể dùng thuốc chẹn alpha để điều trị cao huyết áp nặng.
7.5 Bảo quản
Thuốc Phazandol cảm cúm cần được bảo quản:
- Nhiệt độ dưới 30 độ C.
- Tránh ánh nắng trực tiếp.
- Để xa tầm tay của trẻ.
8 Sản phẩm thay thế
Nếu thuốc Phazandol cảm cúm hết, bạn có thể lựa chọn thuốc Hapacol Cảm Cúm để mua thay thế, đây là sản phẩm của Công ty TNHH MTV Dược phẩm DHG - Việt Nam. Thuốc chứa Paracetamol 325 mg, Cafein 25 mg, Phenylephrin HCl 5 mg. Thuốc được sử dụng để điều trị các triệu chứng cảm cúm như: đau, sốt, mệt mỏi, sung huyết mũi,... Với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi, có thể uống 1 - 2 viên/ lần x 4 lần/ngày, tối đa 8 viên/ngày. Thuốc có giá 100.000 đồng/Hộp 10 vỉ x 10 viên.
Hoặc bạn cũng có thể mua sản phẩm AgiDolgen thay thế. Thuốc do Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Agimexpharm sản xuất, chứa Paracetamol 500 mg, Cafein 25 mg, Phenylephrin HCl 5 mg. Thuốc được dùng để giảm đau trong viêm xoang và giảm các triệu chứng khó chịu của cảm lạnh, cảm cúm. Thuốc có dạng viên nén bao phim và có giá 96.000 đồng/Hộp 10 vỉ x 10 viên.
9 Thông tin chung
SĐK (nếu có): VD-35227-21.
Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần Dược Phúc Vinh.
Đóng gói: Hộp 15 vỉ x 12 viên.
10 Cơ chế tác dụng
10.1 Dược lực học
Paracetamol:
- Paracetamol được sử dụng rộng rãi với tác dụng giảm đau và hạ sốt.
- Cơ chế tác dụng vẫn chưa được biết rõ. Có giả thuyết cho rằng, thuốc hoạt động bằng cách ức chế tổng hợp prostaglandin trên hệ thần kinh trung ương. Tác dụng hạ sốt do tác động trên trung tâm hạ nhiệt vùng dưới đồi, dẫn đến giãn mạch ngoại biên, làm tăng lưu lượng máu qua da, đổ nhiều mồ hôi và mất nhiệt.
Cafein: Nghiên cứu cho thấy, Cafein kết hợp với paracetamol làm tăng tác dụng giảm đau của paracetamol.
Phenylephrine hydrochloride: Phenylephrine hydrochloride tác động chủ yếu và trực tiếp lên thụ thể alpha-adrenergic), có tác dụng điều trị xung huyết mũi trong cảm lạnh và cảm cúm.[1]
10.2 Dược động học
Paracetamol
- Paracetamol hấp thu nhanh chóng và hầu hết từ đường tiêu hóa.
- Phân bố rộng trong hầu hết các mô.
- Paracetamol ở nồng độ điều trị liên kết rất ít với protein huyết tương. Paracetamol chuyển hóa ở gan và bài tiết chủ yếu dưới dạng chất chuyển hóa glucuronide và sulphate qua nước tiểu, rất ít lượng paracetamol được bài tiết dưới dạng không đổi.
- Nửa đời thải trừ trung bình trong huyết tương là 23 giờ.
Cafein
- Cafein hấp thu nhanh chóng từ đường tiêu hóa.
- Phân bố rộng khắp cơ thể.
- Cafein chuyển hóa gần như hoàn toàn thành một số dẫn xuất xanthine ở gan.
- Cafein bài tiết qua nước tiểu.
- Nửa đời thải trừ trung bình trong huyết tương là khoảng 4,9 giờ.
Phenylephrine
- Hấp thu không đều qua đường uống.
- Chuyển hóa lần đầu bởi monoamine oxidases trong chu trình gan-ruột.
- Phenylephrine bài tiết gần như hoàn toàn dưới dạng liên hợp với sulphate qua nước tiểu.
11 Thuốc Phazandol cảm cúm giá bao nhiêu?
Thuốc Phazandol cảm cúm hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc Phazandol cảm cúm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
12 Mua thuốc Phazandol cảm cúm ở đâu uy tín nhất?
Thuốc Phazandol cảm cúm mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt thuốc cũng như được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
13 Ưu điểm
- Nghiên cứu cho thấy, cafein có thể làm tăng tác dụng giảm đau của paracetamol khi dùng kết hợp. [2]
- Paracetamol khi dùng quá liều gây tổn thương gan nghiêm trọng, nhưng khi dùng kết hợp với cafein sẽ ít gây độc cho gan hơn.[3]
- Phazandol cảm cúm kết hợp ba thành phần có tác dụng giảm đau, hạ sốt, làm giảm xung huyết mũi nhanh chóng và hiệu quả.
- Bào chế dạng viên nén tiện dùng, dễ uống, gọn nhẹ, dễ vận chuyển và bảo quản.
- Phazandol cảm cúm được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược Phúc Vinh, là một trong những doanh nghiệp Dược hàng đầu chuyên cung cấp, sản xuất các sản phẩm chất lượng cao tại thị trường Việt Nam.
14 Nhược điểm
- Thuốc không dùng được cho trẻ dưới 12 tuổi.
- Phazandol cảm cúm có chứa cafein, nếu sử dụng quá liều có thể gây lo lắng, mất ngủ, thao thức, đau đầu, hồi hộp, rối loạn tiêu hóa.
Tổng 8 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Evan Richards và cộng sự (Đăng tháng 1 năm 2023). Phenylephrine, Pubmed. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2023
- ^ Tác giả V Granados-Soto và cộng sự (Đăng tháng 02 năm 1993). Characterization of the analgesic effect of paracetamol and caffeine combinations in the pain-induced functional impairment model in the rat, Pubmed. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2023
- ^ Tác giả T Raińska và cộng sự (Đăng tháng 8 năm 1992). Caffeine reduces the hepatotoxicity of paracetamol in mice, Pubmed. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2023