Pharmox IMP 500mg
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Imexpharm, Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Imexpharm |
Công ty đăng ký | Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Imexpharm |
Số đăng ký | VD-28666-18 |
Dạng bào chế | Viên nang cứng |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Amoxicillin |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa9518 |
Chuyên mục | Thuốc Kháng Sinh |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Pharmox IMP 500mg được chỉ định để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn ở người lớn và trẻ em. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến các bạn đọc cách sử dụng và lưu ý khi dùng thuốc.
1 Thành phần
Thành phần: Pharmox IMP 500mg trong một viên 500mg có chứa các thành phần sau:
- Amoxicillin hàm lượng 500mg.
- Các thành phần tá dược dược vừa đủ.
Dạng bào chế: Viên nang cứng.
2 Tác dụng – Chỉ định của thuốc Pharmox IMP 500mg
2.1 Thuốc Pharmox IMP 500mg trị bệnh gì?
2.1.1 Dược lực học
Thuốc Pharmox IMP 500mg trong thành phần có chứa hoạt chất chính là Amoxicilin. Đây là hoạt chất được biết đến là một kháng sinh thuộc nhóm penicillin phổ rộng có tác dụng diệt khuẩn mạnh bằng cách gắn vào một hoặc nhiều protein gắn penicillin của vi khuẩn (PBP), có tác dụng ức chế sinh tổng hợp peptidoglycan - thành rất quan trọng của thành tế bào vi khuẩn, khiến vi khuẩn tự phân hủy và chết.
Pharmox IMP 500mg có tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn, tuy nhiên lại mất tác dụng trên các vi khuẩn tiết ra enzym beta-lactamase. Chính vì lý do này nên trên lâm sàng khi dùng đơn độc Pharmox IMP 500mg sẽ cho phổ tác dụng không bao gồm những vi khuẩn sinh ra các enzym này. Cơ chế kháng thuốc Amoxicillin là:
- Bất hoạt bởi enzym beta-lactamase.
- Thay đổi PBP làm giảm ái lực của hoạt chất với mục tiêu.
Bên cạnh 2 lý do trên, sự thay đổi tính thấm của vi khuẩn hoặc cơ chế bơm đẩy thuốc ra cũng là tác nhân quan trọng khiến vi khuẩn kháng kháng sinh. Kháng kháng sinh thường gặp nhất là ở vi khuẩn Gram âm.
Phổ tác dụng của Amoxicillin như sau:
- Vi khuẩn gram dương hiếu khí
- Vi khuẩn gram dương hiếu khí
- Enterococcus faecalis
- Streptococci tan máu beta (Nhóm A, B, C và G )
- Listeria monocytogenes
Những loài có thể kháng thuốc gồm:
Vi khuẩn gram âm hiếu khí | Vi khuẩn gram dương hiếu khí | Vi khuẩn gram dương kỵ khí | Vi khuẩn gram âm kỵ khí | Khác |
Escherichia coli Haemophilus influenza Helicobacter pylori Proteus mirabilis Salmonella typhi Salmonella paratyphi Pasteurella multocida | Staphylococcus âm tính với coagulase Staphylococcus aureus Streptococcus pneumoniae Streptococcus nhóm Viridans | Clostridium spp. | Fusobactrium spp. | Borrelia burgdorferi |
Vi khuẩn đã kháng thuốc có thể:
Vi khuẩn gram dương hiếu khí | Vi khuẩn gram âm kỵ khí | Vi khuẩn gram âm hiếu khí | Khác |
Enterococcus faecium† Vi khuẩn gram âm hiếu khí Acinetobacter spp. Enterobacter spp. Klebsiella spp. Pseudomonas spp. | Bacteroids spp. (nhiều chủng của Bacteroides fragilis kháng thuốc) | Acinetobacter spp. Enterobacter spp. Klebsiella spp. Pseudomonas spp | Chlamydia spp. Mycoplasma spp. Legionella spp. |
2.1.2 Dược động học
- Hấp thu: Thuốc được hấp thu tốt và nhanh chóng khi dùng đường uống. Thời gian đạt nồng độ tối đa trong huyết tương là khoảng 1 giờ sau khi uống. Thuốc Pharmox IMP 500mg bền vững trong môi trường acid dich vị do đó quá trình hấp thu thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn, Sinh khả dụng đường uống khoảng 70%.
- Phân bố: 18 %hoạt chất sau khi vào cơ thể được gắn kết với protein trong huyết tương. Thể tích phân bố 0,3 - 0,4 lít/kg. Thuốc có thể phân bố vào các cơ quan như túi mật, mô bụng, da, chất béo, mô cơ, dịch khớp và dịch màng bụng, mật và mủ. Đặc biệt, hoạt chất không phân bố nhiều vào dịch não tủy. Thuốc có thể phân bố vào sữa mẹ, và đã có nghiên cứu chứng minh có thể qua hàng rào nhau thai.
- Chuyển hóa: Hoạt chất được chuyển hóa một phần thành acid penicilloic. Nồng độ chuyển hóa khoảng 10 - 25% liều khởi đầu.
- Thải trừ: Thải trừ chủ yếu qua thận. Pharmox IMP 500mg thải trừ chủ yếu qua thận khoảng 60-70% dạng không biến đổi. Thời gian bán thải trung bình khoảng 1 giờ.
- Tuổi tác: Thời gian bán thải amoxicillin ở trẻ 3 tháng đến 2 tuổi tương đương với trẻ lớn hơn và người trưởng thành.
2.2 Chỉ định của thuốc Pharmox IMP 500mg
Viên nhộng Pharmox IMP 500 thường được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn ở người lớn và trẻ em như:
- Hệ hô hấp trên: Viêm xoang cấp do vi khuẩn, viêm Amidan, viêm họng cấp, viêm phổi mắc phải cộng đồng..
- Hệ tiết niệu: viêm bàng quang cấp tính, nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng trong thai kỳ, viêm bể thận cấp…
- Sốt thương hàn và sốt phó thương hàn.
- Viêm tai giữa cấp tính, áp xe nha khoa kèm viêm tế bào lan rộng.
- Nhiễm khuẩn khớp giả, nhiễm Helicobacter pylori, bệnh Lyme
- Dự phòng viêm nội tâm mạc.
===> Xem thêm sản phẩm có cùng hoạt chất: Thuốc Claminat 500mg/125mg điều trị nhiễm trùng tiết niệu, hô hấp, da
3 Liều dùng – Cách dùng thuốc Pharmox IMP 500mg
3.1 Liều dùng thuốc Pharmox IMP 500mg
Để lựa chọn liều dùng Pharmox IMP 500mg hiệu quả nhất cần phụ thuộc các yếu tố sau đây:
- Loại vi khuẩn và mức độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh.
- Vị trí và mức độ nhiễm khuẩn.
- Tuổi tác, cân nặng và chức năng thận.
- Thời gian điều trị được xác định còn tùy thuộc vào loại nhiễm khuẩn và khả năng đáp ứng của bệnh. Thời gian điều trị thông thường càng ngắn càng tốt. [1]
3.1.1 Người lớn và trẻ em trên 40kg
Chỉ định | Liều dùng |
Viêm xoang cấp Nhiễm khuẩn tiết niệu không biến chứng trong thai kỳ Viêm bể thận cấp Áp xe nha khoa kèm viêm tế bào lan rộng Viêm bàng quang cấp | Uống 1 viên mỗi 8 giờ hoặc 2 viên mỗi 2 giờ |
Viêm tai giữa cấp tính Viêm amidan Viêm họng cấp tính Đợt cấp viêm phế quản mạn | Uống 1 viên mỗi 8 giờ, 2 viên mỗi 12 giờ |
Viêm phổi mắc phải cộng đồng | 1 - 2 viên mỗi 8 giờ |
Sốt thương hàn Sốt phó thương hàn | 1 - 4 viên mỗi 8 giờ |
Nhiễm khuẩn khớp do thay đổi bộ phận giả | 1 - 2 viên mỗi 8 giờ |
Dự phòng viêm nội tâm mạc | Uống 4 viên liều đơn trước khi tiến hành phẫu thuật 30 - 60 phút |
Helicobacter pylori | 2 viên/ lần uống 2 lần/ngày phối hợp cùng các thuốc ức chế bơm proton (Ví dụ Omeprazol, Esomeprazol…) và thuốc kháng sinh khác ( ví dụ Clarithromycin, Metronidazol…) điều trị trong 7 ngày |
Bệnh lyme | Giai đoạn sớm: uống 1 - 2 viên mỗi 8 giờ, tối đa 8 viên/ngày chia thành nhiều liều dùng trong 14 ngày Giai đoạn muộn: 1 - 4 viên uống mỗi 8 giờ, tối đa 12 viên/ngày chia thành nhiều liều, điều trị trong vòng 10 đến 30 ngày |
3.1.2 Trẻ em dưới 40kg (liều dùng tính theo cân nặng)
Chỉ định | Liều dùng | Liều cho trẻ tính theo cân nặng (viên 500mg) |
Viêm xoang cấp do vi khuẩn Viêm tai giữa cấp Viêm phổi mắc phải cộng đồng Viêm bàng quang cấp Viêm bể thận cấp Áp xe nha khoa kèm viêm tế bào lan rộng | Uống 20 - 90 mg/kg/ngày chia ra 2 lần/ ngày | Trẻ nặng từ 20kg đến dưới 25Kg: sử dụng 1 viên/lần x 2 lần/ngày Trẻ có cân nặng từ 25kg đến dưới 40kg uống 1 đến 2 viên/lần, ngày 2 lần |
Viêm amidan và viêm họng cấp do liên cầu | Uống 40-90 mg/kg/ngày, chia thành 2 lần/ngày | Trẻ có cân nặng từ 20kg đến dưới 25Kg: sử dụng 1 viên/lần x 2 lần/ngày Trẻ có cân nặng từ 25kg đến dưới 40kg uống 2 viên/lần, ngày 2 lần |
Sốt thương hàn và phó thương hàn | Uống 100mg/kg/ngày chia thành 3 lần | Trẻ có cân nặng từ 20kg đến dưới 30Kg: sử dụng 1 viên/lần x 3 lần/ngày Trẻ có cân nặng từ 30kg đến dưới 40kg uống 2 viên/lần, ngày 3 lần |
Dự phòng viêm nội tâm mạc | Uống 50mg/kg trước khi tiến hành phẫu thuật 30 đến 60 phút | Trẻ có cân nặng từ 20kg đến dưới 30Kg: sử dụng 2 viên/lần trước khi tiến hành phẫu thuật 30 đến 60 phút Trẻ có cân nặng từ 30kg đến dưới 40kg uống 3 viên/lần trước khi tiến hành phẫu thuật 30 đến 60 phút |
Bệnh Lyme | Giai đoạn sớm: Uống 25 đến 50mg/ngày chia thành 3 lần điều trị trong 10 đến 21 ngày Giai đoạn muộn: 100mg/kg/ngày chia làm 3 lần/ngày điều trị trong vòng 10 đến 30 ngày | Giai đoạn sớm:Trẻ có cân nặng từ 30kg đến dưới 40Kg: sử dụng 1 viên/lần x 3 lần/ngày điều trị trong 10 đến 21 ngày Giai đoạn muộn: Trẻ có cân nặng từ 20kg đến dưới 30kg uống viên/lần, ngày 3 lần điều trị trong vòng 10 đến 30 ngày Trẻ có cân nặng từ 30kg đến dưới 40kg uống 2 viên/lần, ngày 3 lần điều trị trong vòng 10 đến 30 ngày |
3.1.3 Trường hợp bệnh nhân suy thận
GFR( tốc độ lọc cầu thận) (ml/phút) | Người lớn và trẻ em trên 40kg | Trẻ em dưới 40kg |
> 30 | Không cần hiệu chỉnh liều | |
10 - 30 | Sử dụng tối đa 1 viên/lần uống 2 lần/ngày | 15mg/kg/lần uống 2 lần/ngày |
< 10 | Uống tối đa 1 viên/ngày |
3.2 Cách dùng thuốc Pharmox IMP 500mg hiệu quả
Nên uống trọn vẹn viên thuốc với nước. Trong trường hợp quên thuốc, uống ngay khi nhớ ra nhưng nếu thời gian gần với liều tiếp theo thì bỏ liều đã quên và uống liều tiếp như thường lệ. Tuyệt đối không uống gấp đôi liều để bù vào liều đã quên.
4 Chống chỉ định
Không dùng Pharmox IMP 500 cho các trường hợp mẫn cảm với thành phần dược chất hoặc tá dược có trong thành phần thuốc.
Pharmox IMP 500mg cũng chống chỉ định với những bệnh nhân có tiền sử phản ứng quá mẫn với một thuốc thuộc nhóm Beta-lactam khác ( ví dụ Cephalosporin, Benzylpenicilin..)
5 Tác dụng phụ
Tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng Pharmox IMP 500mg là tiêu chảy, buồn nôn và phát ban. Ngoài ra, có thể xuất hiện các triệu chứng hiếm gặp như: rối loạn máu và hệ bạch huyết, rối loạn miễn dịch, rối loạn hệ thần kinh…
===> Xem thêm sản phẩm có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Bactamox 625 điều trị nhiễm khuẩn hô hấp
6 Tương tác thuốc
Khi sử dụng đồng thời Pharmox IMP 500mg với Probenecid sẽ làm giảm khả năng bài tiết Pharmox IMP 500mg ở ống thận, dẫn đến làm tăng và kéo dài nồng độ Amoxicillin trong máu.
Có thể làm tăng phản ứng dị ứng trên da nếu dùng phối hợp cùng Allopurinol trong suốt quá trình điều trị.
Pharmox IMP 500mg làm giảm bài tiết Methotrexate dẫn đến tăng độc tính của Methotrexat khi sử dụng kết hợp hai thuốc này.
Các kháng sinh nhóm kìm khuẩn như Macrolid, Tetracyclin, Lincosamid gây cản trở tác dụng diệt khuẩn của Amoxicillin.
Bên cạnh đó, khi sử dụng đồng thời Pharmox IMP 500mg với các thuốc chống đông máu đường uống (Warfarin, Acenocoumarol) sẽ gây tăng chỉ số INR (thời gian đông máu). Vì thế, nếu bắt buộc phải dùng đồng thời, cần điều chỉnh liều thuốc chống đông khi cần thiết và thường xuyên theo dõi thời gian prothrombin hoặc INR khi bắt đầu hoặc ngưng dùng Pharmox IMP 500mg.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Khi điều trị bằng Pharmox IMP 500mg cần tìm hiểu kỹ về tiền sử phản ứng quá mẫn với các thuốc nhóm Beta-lactam (ví dụ Cephalosporin, Penicilin…) để tránh phản ứng mẫn cảm trở nên trầm trọng, thậm chí là đe dọa đến mạng sống.
Chỉ sử dụng thuốc Pharmox IMP 500mg để điều trị nhiễm khuẩn khi được ghi nhận là nhạy cảm hoặc vi khuẩn có khả năng nhạy cảm cao khi điều trị bằng Amoxicillin để tránh tình trạng bệnh nặng thêm và tăng nguy cơ kháng kháng sinh.
Khuyến cáo không sử dụng Pharmox IMP 500mg cho những bệnh nhân nghi ngờ tăng bạch cầu đơn nhân do bệnh nhân có nguy cơ phát ban dạng sởi khi dùng thuốc. Trong trường hợp này, phải ngừng sử dụng ngay và tránh sử dụng cho các trường hợp sau này.
Điều trị dài ngày bằng Pharmox IMP 500mg có khả năng làm tăng men gan và thay đổi công thức máu. Vì thế, cần đánh giá kiểm tra định kỳ chức năng gan, thận và hệ thống tạo máu trong quá trình dùng thuốc.
7.2 Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
7.2.1 Giai đoạn mang thai
Pharmox IMP 500mg không phát hiện nguy cơ dị tật bẩm sinh hay ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Thuốc có thể sử dụng cho phụ nữ trong quá trình mang thai trong trường hợp cần thiết.
7.2.2 Giai đoạn cho con bú
Amoxicilin có thể bài tiết một lượng nhỏ qua sữa mẹ do đó nên thận trọng khi dùng Pharmox IMP 500 trong thời kỳ cho con bú. Chỉ nên sử dụng khi được sự cho phép của bác sĩ.
7.3 Người lái xe và vận hành máy móc
Hiện nay vẫn chưa có các nghiên cứu về ảnh hưởng của Pharmox IMP 500mg lên khả năng lái xe và điều khiển máy móc. Tuy nhiên, những triệu chứng như chóng mặt, co giật có thể xảy ra, do đó cần thận trọng khi sử dụng thuốc đối với những người lái xe hay vận hành máy móc, trang thiết bị.
7.4 Xử trí khi quá liều
Các biểu hiện thường gặp khi quá liều Pharmox IMP 500mg là rối loạn tiêu hóa ( buồn nôn, nôn, tiêu chảy…), rối loạn cân bằng nước, điện giải. Trong một số trường hợp có thể dẫn đến suy thận hay xuất hiện co giật ở những bệnh nhân suy giảm chức năng thận. Để xử trí các triệu chứng khi quá liều cần điều trị trước nhất các triệu chứng về đường tiêu hóa, chú ý phải cân bằng nước và điện giải. Có thể loại bỏ Amoxicilin ra khỏi cơ thể bằng cách thẩm phân máu.
7.5 Bảo quản
Thuốc Pharmox IMP 500 cần được bảo quản ở điều thường ( nhiệt độ không quá 30⁰C và độ ẩm không quá 70%).
Để thuốc ở nơi tránh ánh sáng và tầm với của trẻ.
8 Sản phẩm thay thế
Thuốc Augmentin 500mg/62,5mg do hãng GlaxoSmithKline, đây là thuốc biệt dược gốc, có giá thành khá cao. Tuy nhiên thuốc có sự kết hợp 2 thành phần là Amoxicillin 500mg và Acid Clavulanic 62,5mg do đó tăng hiệu quả điều trị, giảm kháng thuốc. Thuốc có giá 300.000 đồng/ hộp 12 gói.
Amoxicillin 500mg Mekophar Công ty cổ phần Hoá - Dược phẩm Mekophar sản xuất, đóng gói, hàm lượng tương đương với Pharmox IMP 500mg, có giá 120.000 đồng/ hộp 100 viên. Thuốc có giá thành hợp lý, sản xuất ở Việt Nam nên rất dễ tìm mua ở các quầy thuốc trên toàn quốc.
Thuốc Amoxicillin 500mg Pharbaco do công ty Dược phẩm Trung ương I cũng có giá thành khá rẻ, cũng sản xuất ở Việt Nam nên dễ dàng tìm mua, giá bán rẻ hơn 2 loại trên, khoảng 95.000 đồng/ hộp 100 viên.
9 So sánh các dòng sản phẩm Pharmox của Imexpharm
Imexpharm cho ra mắt 4 dòng sản phẩm đều có tên là Pharmox, rất khó phân biệt cho người dùng. Dòng kháng sinh Pharmox đều có điểm chung là đều chứa kháng sinh Amoxicillin. Hàm lượng các dòng sản phẩm có khác nhau, cụ thể là:
- Pharmox 250mg chứa Amoxicillin hàm lượng 250mg, có 2 dạng đóng gói hộp 100 viên và chai 200 viên.
- Pharmox IMP 500mg chứa Amoxicillin hàm lượng 500mg, có duy nhất 1 dạng đóng gói.
- Pharmox 500mg chứa Amoxicillin hàm lượng 500mg, có 2 dạng đóng gói hộp 100 viên và chai 200 viên.
- Pharmox SA 500mg chứa Amoxicillin hàm lượng 500mg, có 3 dạng đóng gói hộp 100 viên và chai 100 viên và chai 200 viên.
Ngoài các sản phẩm thay thế chúng tôi liệt kê ở trên, bạn đọc cũng có thể sử dụng các dòng kháng sinh Pharmox của Imexpharm.
10 Nhà sản xuất
Số đăng ký: VD-28666-18
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm Imexpharm, Việt Nam.
Đóng gói: Mỗi hộp 10 vỉ x 10 viên nang cứng.
11 Thuốc viên nhộng Pharmox IMP 500mg giá bao nhiêu?
Pharmox IMP 500mg giá bao nhiêu? Hiện nay thuốc đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá thuốc cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
12 Mua thuốc Pharmox IMP 500mg ở đâu chính hãng, uy tín nhất?
Thuốc Pharmox IMP 500mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Pharmox IMP 500mg để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt thuốc cũng như được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
13 Ưu điểm
- Pharmox IMP 500mg đạt tiêu chuẩn EU-GMP là viết tắt của Good Manufacturing Practices – European Union, tức Thực hành sản xuất tốt theo tiêu chuẩn châu Âu là một trong những tiêu chuẩn chất lượng cao nhất.
- Pharmox IMP 500mg bền trong môi trường acid dịch vị nên không bị ảnh hưởng bởi thức ăn khi sử dụng bằng đường uống.
- Thuốc Pharmox IMP 500mg được bào chế dưới dạng viên nang cứng, đây là một dạng bào chế phổ biến, phân liều tốt và dễ dàng sử dụng.
- Là loại kháng sinh được sử dụng ở phụ nữ có thai được. [2]
14 Nhược điểm
- Thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như buồn nôn, tiêu chảy. Sử dụng trong thời gian lâu ngày có khả năng làm tăng men gan hoặc thay đổi công thức máu.
- Bệnh nhân đã từng dị ứng với bất kỳ beta-lactam nào trước đây đều có thể nguy cơ dị ứng với Amoxicillin, do đó cần hỏi kỹ lưỡng tiền sử trước khi sử dụng.
Tổng 17 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Hướng dẫn sử dụng do Bộ Y Tế phê duyệt tại đây
- ^ Tác giả Bobak J. Akhavan; Niloufar R. Khanna; Praveen Vijhani. (Ngày đăng 8 tháng 8 năm 2022). Amoxicillin, Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2023