Parocontin
Thuốc kê đơn
Chat với dược sĩ
Tư vấn thuốc và đặt hàng
Thương hiệu | Tipharco, Công ty cổ phần dược phẩm Tipharco |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần dược phẩm Tipharco |
Số đăng ký | VD-24281-16 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 3 vỉ x 10 viên |
Hạn sử dụng | Không xác định |
Hoạt chất | Methocarbamol, Paracetamol (Acetaminophen) |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa809 |
Chuyên mục | Thuốc Hạ Sốt Giảm Đau |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Khánh Linh
Dược sĩ Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 4081 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Parocontin dược dùng để giúp giảm đau, cải thiện triệu chứng căng cơ nhanh chóng. Bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc thông tin và cách sử dụng thuốc Parocontin.
1 Thành phần
Thành phần: Mỗi viên nén bao phim Parocontin bao gồm các thành phần như sau:
- Paracetamol có hàm lượng 325mg.
- Methocarbamol có hàm lượng 400mg.
- Các tá dược vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Parocontin
2.1 Tác dụng của thuốc Parocontin
Methocarbamol là một hoạt chất thuộc nhóm thuốc giãn cơ. Chất này hoạt động dựa trên sự ngăn chặn các xung động thần kinh hay còn gọi là cảm giác đau truyền tới não bộ. Từ đó, sẽ làm dịu thần kinh, giảm các cơn đau cơ và cải thiện triệu chứng của căng cơ, bong gân.
Paracetamol là thuốc giảm đau, chống viêm rất điển hình. Khi vào cơ thể, chất này có tác dụng làm giảm các cơn đau khá nhanh, hiệu quả nhất là giảm đau cường độ thấp mà nguyên nhân không phải do nội tạng. Cơ chế tác dụng của paracetamol là làm tăng ngưỡng đau thông qua việc ức chế COX-1 và COX-2, đây là enzym giúp tổng hợp prostaglandin gây viêm và đau. Khi sử dụng ở liều điều trị, hoạt chất này không ảnh hưởng đến cân bằng acid-base, không gây kích ứng hay chảy máu dạ dày, không có tác dụng ức chế tập kết tiểu cầu. [1].
Parocontin 725 với sự kết hợp của hai hoạt chất này có tác dụng ức chế dẫn truyền cảm giác đau tới não bộ trong các trường hợp co thắt hệ cơ- xương.
Đặc tính dược động học
Paracetamol hấp thu nhanh khi sử dụng theo đường uống, khả năng hấp thu là gần như hoàn toàn. Hoạt chất được phân bố trong phần lớn các mô của cơ thể. Paracetamol được thải trừ qua nước tiểu.
Methocarbamol cũng được hấp thu nhanh ở đường tiêu hóa. Khả năng gắn với prtotein là khoảng 46-50%. Methocarbomol được thải trừ hoàn toàn qua nước tiểu dưới dạng liên hợp và không chuyển hóa.
2.2 Chỉ định của thuốc Parocontin
Thuốc Parocontin dùng để giảm đau cấp tính và mạn tính khi bị căng cơ, bong gân, viêm cơ xương.
Co thắt cơ, chuột rút mạnh gây đau.
Người bị viêm khớp, hội chứng whiplash và viêm túi chất nhờn bursa.
Người chơi thể thao bị chấn thương liên quan đến cơ, khớp.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Kesera giúp giảm đau do căng cơ: liều dùng, giá bán
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Parocontin
3.1 Liều dùng thuốc Parocontin
Liều tối đa đối với Methocarbamol là 3,2-4,8g/ngày và với Paracetamol là 2,6-3,9g/ngày. Cụ thể cách phân liều của thuốc Parocontin mà nhà sản xuất đã khuyến cáo như sau:
Đối với người lớn: Cách mỗi 6h uống một lần. Mỗi lần uống từ 1 đến 2 viên, đều đặn mỗi ngày 4 lần.
3.2 Cách dùng thuốc Parocontin hiệu quả
Thời điểm uống thuốc là sau bữa ăn, nuốt nguyên viên cùng với một ly nước lọc.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc Thuốc Sendy : tác dụng, liều dùng, đối tượng sử dụng
4 Chống chỉ định
Người bệnh quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong thuốc Parocontin thì không được sử dụng.
Chống chỉ định với người có tiền sử bị thiếu máu, hoặc đang mắc các bệnh liên quan đến gan, thận.
Không dùng với người bị hôn mê, tiền hôn mê, nhược cơ, tổn thương não hoặc đã từng bị động kinh.
Người bị thiếu hụt Glucose - 6 - phosphat dehydro - genase cũng không được dùng thuốc Parocontin.
5 Tác dụng phụ
Thường gặp: Buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, chán ăn, buồn ngủ, đau đầu, nặng hơn là run và co giật.
Hiếm gặp: Ngứa, phát ban, nổi mề đay, phù mạch, xung huyết mũi và viêm kết mạc.
Các tác dụng không mong muốn này không phải lúc nào cũng xảy ra. Bạn không nên quá lo lắng, hãy tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ và theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân. Nếu có điều gì bất thường thì ngừng sử dụng thuốc và liên hệ kịp thời với bác sĩ.
6 Tương tác
Trong quá trình sử dụng Parocontin, không nên uống rượu, bia,...vì chúng có thể làm giảm hiệu quả tác dụng và thậm chí còn tăng nguy cơ gây ra tác dụng phụ.
Parocontin có thể khiến người bệnh cảm thấy chán ăn, nhược cơ hay ức chế tác dụng của thuốc Pyridostigmine.
Khi dùng đồng thời với các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác hoặc các thuốc hướng thần, kháng histamin có thể xảy ra tương tác làm giảm tác dụng của Parocontin.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý khi sử dụng thuốc Parocontin
Với trẻ em dưới 12 tuổi cần thận trọng trước khi dùng Parocontin.
Thuốc có thể làm giảm khả năng tập trung, vì vậy những người lái xe hoặc làm công việc vận hành máy móc thì cần cân nhắc trước khi dùng.
Parocontin là thuốc phải kê đơn nên không được tự ý mua và sử dụng nếu không có chỉ định của chuyên gia y tế.
Thuốc Parocontin có hạn sử dụng là 36 tháng và bạn không được tiếp tục dùng nếu đã quá hạn.
7.2 Lưu ý khi dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Do chưa có nghiên cứu về độ an toàn với phụ nữ có thai và đang cho con bú, do vậy, nhóm đối tượng này không nên sử dụng, hoặc nếu dùng thì cần có chỉ định của bác sĩ.
7.3 Bảo quản
Thuốc Parocontin được bảo quản trong bao bì kín, không ẩm mốc, để ở nơi thoáng mát và sạch sẽ.
Tránh xa tầm với của trẻ em.
8 Nhà sản xuất
SĐK: QLĐB-353-12.
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Tipharco.
Đóng gói: Hộp gồm có 3 vỉ, mỗi vỉ chứa 10 viên nén bao phim.
9 Thuốc Parocontin giá bao nhiêu?
Thuốc Parocontin hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc Paracontin Tipharco có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Parocontin mua ở đâu?
Parocontin mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Parocontin để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 So sánh Paracontin và Paracontin F
Paracontin và Paracontin F đều là 2 sản phẩm của thương hiệu Tiphaco. Dưới đây chúng tôi xin tổng hợp một số điểm giống và khác nhau của 2 sản phẩm.
Giống nhau
- Thành phần đều chứa Paracetamol và Methcarbamol.
- Chỉ định, cách dùng và những lưu ý khi dùng thuốc giống nhau.
Khác nhau
Parocontin | Parocontin F | |
Thành phần | Paracetamol có hàm lượng 325mg. Methocarbamol có hàm lượng 400mg | Paracetamol có hàm lượng 500mg. Methocarbamol có hàm lượng 400mg |
Liều dùng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi | 1-2 viên/lần x 4 lần/ngày, cách mỗi 6 tiếng | 2 viên/lần x 2 lần/ngày |
12 Ưu điểm
- Parocontin được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, không gây kích ứng lên Đường tiêu hóa, che giấu tốt mùi vị của dược chất, giúp người bệnh dễ uống thuốc hơn.
- Parocontin là thuốc của Công ty cổ phần dược phẩm Tipharco được thành lập vào năm 1976 với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm, nhà máy sản xuất dược phẩm và thực phẩm bảo vệ sức khỏe đạt tiêu chuẩn GMP (thực hành sản xuất tốt), đáp ứng yêu cầu kiểm nghiệm, kiểm tra chất lượng của từng sản phẩm.
- Liều dùng của paracontin tương đối đơn giản, dễ sử dụng.
- Paracontin được kết hợp giữa paracetamol và methocarbamol do đó có tác dụng tốt trong việc làm giảm các triệu chứng đau như đau cơ, đau do chấn thương khi luyện tập hoặc thể thao.
- Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc sử dụng paracetamol để hạ sốt giảm đau ở trẻ em được chứng minh là có hiệu quả và độ an toàn tương đương với Ibuprofen. [2]
13 Nhược điểm
- Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra trong quá trình sử dụng Parocontin.
- Không sử dụng Parocontin cho người thiếu hụt G6PD.
Tổng 16 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Chuyên gia Drugbank. Acetaminophen, Drugbank. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2022
- ^ Tác giả Eunicia Tan 1 2, Irene Braithwaite 3, Christopher J D McKinlay 4 5, Stuart R Dalziel (Ngày đăng 1 tháng 10 năm 2020). Comparison of Acetaminophen (Paracetamol) With Ibuprofen for Treatment of Fever or Pain in Children Younger Than 2 Years: A Systematic Review and Meta-analysis, PubMed. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2022