Pantoloc 40mg (Hộp 7 viên)
Thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng
Thương hiệu | Nycomed, Nycomed GmbH |
Công ty đăng ký | Nycomed GmbH |
Số đăng ký | VN-18402-14 |
Dạng bào chế | Viên nén bao tan trong ruột |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 vỉ x 7 viên |
Hoạt chất | Pantoprazole |
Xuất xứ | Đức |
Mã sản phẩm | a1615 |
Chuyên mục | Thuốc Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày - Tá Tràng |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
1 Thành phần
Thành phần: Pantoloc 40mg có chứa thành phần chính là Pantoprazole hàm lượng 40mg và các tá dược vừa đủ 1 viên.

2 Pantoloc 40mg là thuốc gì?
2.1 Tác dụng
Pantoprazol thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton, ức chế đặc hiệu và không hồi phục bơm proton do tác dụng chọn lọc trên thành tế bào dạ dày. Pantoprazol ức chế giai đoạn cuối trong quá trình tạo thành acid ở dạ dày bằng liên kết đồng hóa trị với hệ men (H+ - K+) ATPase tại bề mặt tiết của tế bào thành dạ dày. Từ đó ức chế acid dạ dày tiết ra, tuy nhiên thuốc chỉ có tác dụng ức chế tiết acid dạ dày không có ảnh hưởng đến khả năng tiết dịch vị và các yếu tố nội mô cũng như hoạt động co bóp của dạ dày.
2.2 Chỉ định
Đối tượng | Chỉ định |
Người trưởng thành và thanh thiếu niên từ 12 tuổi trở lên | Bệnh viêm thực quản trào ngược |
Người lớn | Các bệnh lý liên quan đến dạ dày, như loét dạ dày và tá tràng, có thể được điều trị bằng cách kết hợp hai loại kháng sinh phù hợp để tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori, từ đó giảm nguy cơ tái phát loét do vi khuẩn này. Loét tá tràng Loét dạ dày Hội chứng Zollinger-Ellison và các tình trạng liên quan đến tăng tiết dịch bệnh lý. |
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Patoprazol G.E.S 40mg - Thuốc chống viêm loét dạ dày.
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Pantoloc 40mg
3.1 Liều dùng
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
3.1.1 Viêm thực quản do trào ngược (người lớn và trẻ ≥12 tuổi)
Dùng 1 viên/ngày.
Nếu cần, có thể tăng liều lên 2 viên/ngày.
Thời gian điều trị thường từ 4–8 tuần.
3.1.2 Diệt vi khuẩn Helicobacter pylori (phối hợp kháng sinh)
Áp dụng cho bệnh nhân loét dạ dày – tá tràng có H. pylori dương tính.
Pantoloc được dùng kết hợp với 2 loại kháng sinh phù hợp theo phác đồ điều trị.
3.1.3 Điều trị loét dạ dày
Uống 1 viên/ngày, có thể tăng lên 2 viên nếu cần thiết.
Thời gian điều trị thường 4 tuần, có thể kéo dài thêm 4 tuần nếu chưa khỏi.
3.1.4 Điều trị loét tá tràng
Dùng 1 viên/ngày, tăng liều nếu cần.
Thường khỏi sau 2 tuần, có thể kéo dài thêm 2 tuần nếu cần thiết.
3.1.5 Hội chứng Zollinger-Ellison và tình trạng tăng tiết acid bệnh lý
Bắt đầu với liều 80 mg/ngày (2 viên).
Có thể điều chỉnh tăng/giảm tùy theo đáp ứng lâm sàng.
Nếu dùng liều trên 80 mg/ngày, nên chia làm 2 lần uống.
Liều tạm thời có thể vượt 160 mg/ngày nhưng không dùng kéo dài.
3.2 Cách dùng
Thuốc Pantoloc 40mg được bào chế dạng viên nên dùng đường uống. Nuốt nguyên viên, không được nghiền hoặc nhai.
Uống trước bữa ăn 1 giờ. [1]
4 Chống chỉ định
Không sử dụng phối hợp để diệt H. pylori cho bệnh nhân có chức năng gan, thận suy trung bình đến nặng do chưa đủ dữ liệu về hiệu quả và độ an toàn.
Không dùng cho người dị ứng với pantoprazol, nhóm benzimidazol hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Không phối hợp với Atazanavir, tương tự như các thuốc ức chế bơm proton khác, do nguy cơ tương tác thuốc.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Thuốc Redbama 40mg: tác dụng, chỉ định, lưu ý khi sử dụng.
5 Tác dụng phụ
Các tác dụng phụ có thể gặp:
Các tác dụng phụ thường gặp: Mệt mỏi, đau đầu, phát ban da, mày đay, đau cơ, đau khớp.
Một số triệu chứng khác: Suy nhược, choáng váng, chóng mặt, ngứa, tăng enzym gan.
Các triệu chứng hiếm gặp: Toát mồ hôi, phù ngoại biên, tình trạng khó chịu, phản vệ. Ban sần, mụn trứng cá, rụng tóc, viêm da tróc vảy, phù mạch, hồng ban đa dạng, viêm miệng, ợ hơi, rối loạn tiêu hóa. Nhìn mờ, chứng sợ ánh sáng. Mất ngủ, ngủ gà, tình trạng kích động hoặc ức chế, ù tai, run, nhầm lẫn, ảo giác, dị cảm.
Có thể gây tăng bạch cầu ưa acid, mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu.
6 Tương tác
Thuốc phụ thuộc pH dạ dày: Pantoprazol làm giảm acid dạ dày nên có thể làm giảm hấp thu các thuốc cần môi trường acid để hấp thu tốt như: nhóm azole (ketoconazole, Itraconazole, posaconazole) và Erlotinib.
Thuốc ức chế HIV protease: Không nên dùng cùng pantoprazol, đặc biệt là atazanavir, vì làm giảm hấp thu. Nếu bắt buộc dùng chung, cần theo dõi tải lượng virus và không vượt quá 20mg pantoprazol/ngày.
Thuốc chống đông coumarin (warfarin, phenprocoumon): Không ảnh hưởng đáng kể đến dược động học, nhưng có thể làm tăng INR và nguy cơ chảy máu. Cần theo dõi chỉ số đông máu khi dùng phối hợp.
Methotrexat: Dùng liều cao methotrexat có thể tăng nồng độ trong máu khi phối hợp với pantoprazol. Nên cân nhắc ngưng pantoprazol tạm thời trong điều trị liều cao.
Clopidogrel: Không gây ảnh hưởng lâm sàng đáng kể đến chuyển hóa hay tác dụng chống kết tập tiểu cầu. Không cần chỉnh liều khi dùng chung.
Sucralfat: Làm giảm hấp thu PPI, nên uống pantoprazol trước ít nhất 30 phút.
Tương tác qua enzym gan: Pantoprazol chuyển hóa chủ yếu qua CYP2C19 và một phần qua CYP3A4. Không ghi nhận tương tác đáng kể với nhiều thuốc chuyển hóa qua các enzyme này (carbamazepine, Diazepam, Nifedipine, thuốc ngừa thai...). Tuy nhiên, vẫn nên lưu ý khả năng tương tác với thuốc khác cùng cơ chế chuyển hóa.
Không tương tác đáng kể: Không ảnh hưởng đến các thuốc chuyển hóa bởi CYP1A2, CYP2C9, CYP2D6, CYP2E1 hay Digoxin. Không tương tác với thuốc kháng acid và một số kháng sinh thường dùng (clarithromycin, Metronidazole, Amoxicillin).
Thuốc ức chế hoặc cảm ứng enzym: Fluvoxamine (ức chế CYP2C19) có thể làm tăng nồng độ pantoprazol – cân nhắc giảm liều khi dùng lâu dài. Rifampicin và St. John’s Wort (cảm ứng enzym) có thể làm giảm nồng độ pantoprazol.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Người bệnh khi sử dụng thuốc cần chú ý một số trường hợp:
Sử dụng thuốc trong một thời gian dài có thể làm tăng nhẹ nguy cơ gãy xương hông, cổ tay và xương sống, chủ yếu xảy ra ở người già hoặc khi có các yếu tố nguy cơ khác. Người bệnh nên bổ sung đầy đủ Vitamin D và calci.
Để không ảnh hưởng đến công việc, người bệnh nên tự đánh giá tình trạng bản thân trước khi lái xe và vận hành máy móc.
Bệnh nhân không tự ý ngưng thuốc mà phải làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ, tránh tình trạng dừng thuốc đột ngột có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Cân nhắc giữa các mặt lợi ích và rủi ro khi dùng thuốc cho phụ nữ đang nuôi con bằng sữa, khi dùng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú cần có sự chỉ định và theo dõi sát sao của bác sĩ.
7.3 Bảo quản
Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, không để thuốc ở nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc nơi có độ ẩm cao.
Không bảo quản thuốc ở nơi có nhiệt độ cao như trên nóc tủ lạnh, nóc tivi và nơi có ẩm ướt như nhà tắm.
Để xa tầm tay trẻ em.
8 Pantoloc 40mg (Hộp 7 viên) giá bao nhiêu?
Thuốc Pantoloc 40mg (Hộp 7 viên) hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 0388 606 009 để được tư vấn thêm.
9 Thuốc Pantoloc 40mg mua ở đâu?
Bạn có thể mang đơn bác sĩ kê thuốc Pantoloc 40mg mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân,Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt thuốc cũng như được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
10 Các câu hỏi, vấn đề thường gặp và giải đáp
10.1 Có thể nhai hoặc nghiền viên thuốc Pantoloc 40mg không?
Không. Phải nuốt nguyên viên với nước, trước bữa ăn 1 giờ. Không được nhai hay nghiền viên thuốc.
10.2 Tôi đang dùng thuốc khác, có cần lưu ý gì khi dùng Pantoloc 40mg không?
Có. Pantoloc có thể tương tác với thuốc chống HIV, chống đông máu (warfarin), methotrexat liều cao, sucralfat, v.v. Hãy thông báo cho bác sĩ về tất cả các thuốc bạn đang dùng.
10.3 Nếu quên uống thuốc hoặc uống thiếu liều thì phải làm sao?
Không cần uống bù liều đã quên. Hãy tiếp tục dùng liều kế tiếp như bình thường vào thời điểm quy định. Không được uống gấp đôi để bù lại liều đã bỏ lỡ.
10.4 Có thể tự ý ngưng thuốc khi thấy đỡ bệnh không?
Không nên tự ý ngừng thuốc dù đã cảm thấy khỏe hơn. Việc dừng thuốc sớm cần có chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh tái phát bệnh.
10.5 Có thể lái xe hoặc làm việc với máy móc sau khi dùng thuốc không?
Pantoprazol ít ảnh hưởng đến khả năng lái xe. Tuy nhiên nếu bạn thấy chóng mặt hoặc rối loạn thị giác, nên tránh làm việc cần sự tập trung.
Tổng 14 hình ảnh













