Pantajocin 4,5g
Thuốc kê đơn
Chat với dược sĩ
Tư vấn thuốc và đặt hàng
Thương hiệu | PANPHARMA, Laboratoires Panpharma |
Công ty đăng ký | Rotexmedica GmbH Arzneimittelwerk |
Số đăng ký | VN-13361-11 |
Dạng bào chế | Bột pha dung dịch truyền |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 lọ |
Hoạt chất | Piperacillin, Tazobactam |
Xuất xứ | Pháp |
Mã sản phẩm | M129 |
Chuyên mục | Thuốc Kháng Sinh |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Kiều Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Y Dược Thái Bình
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 688 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Pantajocin 4,5g được chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Pantajocin 4,5g.
1 Thành phần
Nhóm thuốc: thuốc kháng sinh.
Dạng bào chế: Bột pha dung dịch truyền.
Thành phần: Thuốc Pantajocin 4,5g gồm các thành phần sau:
Piperacillin natri tương đương với piperacillin 4g.
Tazobactam natri tương đương với tazobactam 500mg.
2 Tác dụng - Chỉ định
2.1 Tác dụng thuốc Pantajocin 4,5g
Piperacillin có trong Pantajocin 4,5g là một kháng sinh penicillin, thuộc ureido penicilin phổ rộng. Kháng sinh này thực hiện tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn đối với các vi khuẩn gram dương và gram âm.
Trong khi đó, tazobactam là một triazolylmethyl penicillanic acid sulphone. Đây là một chất ức chế mạnh đối với nhiều bêta-lactamase, đặc biệt là các men qua trung gian plasmid - một trong những nguyên nhân thường gây kháng penicillin và Cephalosporin nhất là các cephalosporin thế hệ ba.
Gram (-): Hầu hết các dòng sinh beta-lactamase qua trung gian plasmid hoặc không sinh beta-lactamase: Klebsiela spp, Proteus spp, Haemophilus spp, ... Nhiều dòng không sinh beta-lactamase hoặc sinh beta-lactamase qua trung gian nhiễm sắc thể: Enterobacter spp, Citrobacter spp, Providencia spp, Pseudomonas spp, Serratia spp,...
Gram (+): Staphylococi, Enterococi, Streptococi, Corynebacteria hoặc một số vi khuẩn như Listeria monocytogenes, Norcardia spp,...
Kỵ khí: Thuốc có tác dụng rộng đối với các vi khuẩn kị khí như vi khuẩn Bacteroides spp, Bacteroides fragilis group, Peptostreptococus spp, Fusobacterium spp, Eubacterium group, Actinomyces spp,...
2.2 Chỉ định thuốc Pantajocin 4,5g
Thuốc Pantajocin 4g/500mg được chỉ định dùng trong các trường hợp:
- Nhiễm trùng toàn thân hay cục bộ đã xác định hay nghi ngờ do các vi trùng nhạy cảm.
- Nhiễm trùng đường hô hấp dưới.
- Nhiễm trùng hệ niệu có biến chứng (trừ viêm tuyến tiền liệt).
- Nhiễm trùng ổ bụng, ống mật.
- Nhiễm trùng da mô mềm.
- Hoặc có thể nặng hơn như nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng sản phụ khoa, nhiễm trùng đa khuẩn hoặc sốt ở bệnh nhân có giảm bạch cầu trung tính.
- Ngoài ra, Piperacillin/Tazobactam cũng có tác dụng hiệp đồng với aminoglycoside trong việc điều trị một số nhiễm khuẩn gây ra bởi một số dòng Pseudomonas aeruginosa.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Piperacillin/Tazobactam 4.5g Kabi: công dụng, cách dùng, giá bán
3 Liều dùng - Cách dùng
3.1 Liều dùng thuốc Pantajocin 4,5g
Đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi khuyến nghị sử dụng 4g piperacillin/0,5g tazobactam tiêm mạch mỗi 8 giờ. Tổng liều hàng ngày có thể thay đổi từ 2,25g đến 4,5g mỗi 6 đến 8 giờ.
Hiện nay chưa có đủ dữ kiện nghiên cứu dùng thuốc cho trẻ em dưới 12 tuổi.
Đối với bệnh nhân suy thận thì liều Piperacillin/Tazobactam sẽ được điều chỉnh phụ thuốc vào độ thanh thải creatinin:
- Khi ClCr từ 20 đến 80 ml/phút thì tổng thuốc dùng trong một ngày là 12 g/1,5g chia ra 4 g/500 mg mỗi 8 giờ.
- Khi ClCr <20 ml/phút thì tổng thuốc dùng trong một ngày là 8 g/1g chia ra 4 g/500 mg mỗi 12 giờ.
Với bệnh nhân chạy thận nhân tạo, tổng liều hàng ngày tối đa là 8 g piperacillin/ 1g tazobactam.
Ngoài ra, vì một chu kỳ chạy thận 4 giờ có thể lấy đi 30-50% lượng piperacillin, nên sau mỗi chu kỳ chạy thận chích thêm 2 g/250mg piperacillin/tazobactam.
3.2 Cách dùng thuốc Pantajocin 4g/500mg hiệu quả
Cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ về liều dùng, cách dùng cũng như thời gian sử dụng thuốc. Tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng và ngừng điều trị khi chưa được phép của bác sĩ.
Mặc dù độc tính của thuốc khá thấp, nhưng bệnh nhân vẫn nên kiểm tra định kì chức năng gan, thận cũng như các cơ quan tạo máu trong các đợt điều trị dài ngày.
4 Chống chỉ định
Chống chỉ định với những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với piperacillin và/hoặc cephalosporin hoặc những người có tiền sử dị ứng với chất ức chế beta-lactamase.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Tazocin 4,5g: cách dùng, liều dùng, tương tác thuốc.
5 Tác dụng phụ
Đa số các bệnh nhân khi sử dụng thuốc đều mắc các bệnh nặng và có sự suy giảm chức năng của các cơ quan do đó ảnh hưởng đến việc xác định chính xác các tác dụng bất lợi của thuốc. Dưới đây là một số bất lợi hay gặp phải:
Các phản ứng phụ toàn thân: tiêu chảy thường gặp nhất với 3.8% được báo cáo, sau đó là phát ban (0.6%), ngứa (0.2%), mề đay, bội nhiễm, ngứa, nôn, buồn nôn.
Ngoài ra, một số tác dụng phụ khác được báo cáo với tỉ lệ nhỏ hơn 0.1% như: hồng ban đa dạng, táo bón, chàm, ngoại ban, phát ban dạng dát - sần, yếu cơ, ảo giác, khô miệng, viêm tĩnh mạch nông, cơn đỏ bừng mặt, phù, hạ huyết áp, phản ứng da, đổ mồ hôi
Còn có một số báo cáo lâm sàng về tác dụng phụ nhưng chưa xác định có liên quan đến thuốc như: Tăng bạch cầu ái toan, tăng tiểu cầu, giảm tiểu cầu, giảm thoáng qua số lượng bạch cầu, hạ Kali máu, tăng nhẹ một số men gan trong huyết thanh như SGOT, SGPT, alkaline phosphatase.
6 Tương tác
Theo nghiên cứu, việc sử dụng đồng thời Pantajocin 4,5g với probenecid làm tăng thời gian bán hủy và tốc độ thanh thải của cả piperacillin và tazobactam.
Tuyệt đối không được trộn chung Pantajocin 4,5g trong cùng một lọ hay chích cùng một lúc khi sử dụng phối hợp thuốc cùng các thuốc khác do sự bất tương thích về vật lý.
Cần phải đo các thông số về đông máu và theo dõi cẩn thận khi dùng đồng thời với Heparin liều cao, thuốc kháng đông đường uống hay các thuốc có ảnh hưởng đến hệ thống đông máu và/hoặc chức năng tiểu cầu.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Cần hết sức lưu ý khi sử dụng ở bệnh nhân bị tăng bạch cầu nhân đơn nhiễm khuẩn.
Vì trong thuốc có hàm lượng natri là 216 mg, do đó ở những bệnh nhân có mức kali máu thấp hay đang điều trị với thuốc làm giảm kali cần phải thường xuyên đo chất điện giải trong huyết thanh do nguy cơ hạ Kali máu.
Tuyệt đối không được pha chung Pantajocin 4,5g với các thuốc khác trong cùng một ống tiêm hay cùng một chai dịch truyền.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Chưa có nghiên cứu về việc sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú, nên đối tượng này chỉ nên sử dụng sau khi đã cân nhắc và lợi ích điều trị vượt trội so với nguy cơ.
7.3 Bảo quản
- Đối với bột đông khô hay sản phẩm trước khi pha tiêm thì lọ chứa bột đông khô Pantajocin 4,5g có thể được bảo quản ở nhiệt độ phòng có kiểm soát (15-25°C) tới ba năm.
- Khi được pha đúng hướng dẫn và bảo quản trong nhiệt độ tủ lạnh từ 2-8 độ C thuốc vẫn ổn định được 24 giờ
- Thuốc đã pha loãng có thể giữ được 24 giờ ở điều kiện lạnh (2-8°C) và chứa trong túi dịch truyền hay trong ống tiêm. Nếu quá thời gian trên mà vẫn chưa sử dụng cần phải bỏ thuốc đi, tuyệt đối không được sử dụng.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VN-13361-11.
Nhà sản xuất: Panpharma - Pháp.
Đóng gói: Hộp 10 lọ.
9 Thuốc Pantajocin 4,5g giá bao nhiêu?
Thuốc Pantajocin 4,5g hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Pantajocin 4,5g mua ở đâu?
Thuốc Pantajocin 4,5g mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Pantajocin 4,5g để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân, hoặc số 120 Đội Cấn, Ba Đình Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
Tổng 1 hình ảnh