Pancres
Thuốc kê đơn
Chat với dược sĩ
Tư vấn thuốc và đặt hàng
Thương hiệu | USA - NIC Pharma, Công ty TNHH dược phẩm USA - NIC (USA - NIC Pharma) |
Công ty đăng ký | Chi nhánh công ty TNHH sản xuất - kinh doanh dược phẩm Đam San |
Số đăng ký | VD-25570-16 |
Dạng bào chế | Viên bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 vỉ x 10 viên. |
Hoạt chất | Pancreatin |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa1428 |
Chuyên mục | Thuốc Tiêu Hóa |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Nguyễn Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 3378 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Pancres ngày càng được sử dụng nhiều trong đơn kê điều trị bệnh khó tiêu, rối loạn tiêu hoá, xơ nang tuỵ,... Sau đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến quý bạn đọc những thông tin cần thiết về cách sử dụng thuốc Pancres hiệu quả.
1 Thành phần
Thành phần:
Hoạt chất: Pancreatin 170mg tương đương 3400 IU Lipase, 4080 IU Amylase, 238 IU Protease.
Tá dược để vừa đủ 1 viên Pancres 170mg.
Dạng bào chế: Viên bao phim.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Pancres
2.1 Tác dụng của thuốc Pancres
2.1.1 Dược lực học
Pancrelipase là tổ hợp enzym amylase, Protease, Lipase với vai trò giải quyết các vấn đề về tiêu hóa kém, hấp thu chậm chất béo, tinh bột và protein ở các trường hợp mất cân bằng enzym tiêu hoá hay thiếu các enzym tiêu hoá do xơ nang tuỵ, viêm tuy mãn tính,... Trong đó, Pancrelipase sẽ phân giải protein thành peptid, chất béo thành Glycol + acid béo, tinh bột thành đường + dextrin. Sự hấp thu chất béo và nitơ tăng đáng kể khi sử dụng pancrelipase từ đó trọng lượng cơ thể cũng như chỉ số khối cơ thể cũng tăng theo.
2.1.2 Cơ chế hoạt động
Pancrelipase hoạt động vai trò phân hủy protein, chất béo, tinh bột tại ruột non với thành phần là hỗn hợp lipase, Amylase và protease. Sự thiếu hụt các enzym tuyến tuỵ giờ đây đã có Pancrelipase thay thế.
2.1.3 Dược động học
Hấp thu, thể tích phân phân phối, liên kết protein, quá trình chuyển hoá, chu kỳ bán rã, tốc độ thanh thải: Vì Pancrelipase hoạt động ở trong Đường tiêu hóa nên các chỉ số này không biểu hiện do không liên quan.
Pancrelipase thải trừ hoàn toàn trong phân.[1].
2.2 Chỉ định thuốc Pancres
Pancres là thuốc được chỉ định cho các trường hợp sau:
Người bị chán ăn, đầy hơi, rối loạn tiêu hoá, khó tiêu, ăn nhiều.
Người bị xơ nang tuỵ.
Người mất cân bằng hay thiếu hụt enzym tuỵ như ở bệnh lý viêm tuỵ mạn.
Hỗ trợ tiêu hoá cho người cắt bỏ tụy và ống tụy bị tắc.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Pancrenic - Thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa.
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Pancres
3.1 Liều dùng thuốc Pancres
Tham khảo liều dùng dưới đây hoặc theo chỉ định của bác sĩ:
Người lớn: 2 viên/lần x 2-3 lần/ngày.
3.2 Cách dùng thuốc Pancres hiệu quả
Sử dụng thuốc bằng đường uống: Uống thuốc trong khi ăn cùng với một ly nước lọc vừa đủ để nuốt trôi được viên thuốc dễ dàng.
Nuốt nguyên vẹn, không được nhai hay nghiền nát trước khi uống vì hoạt chất làm kích ứng niêm mạc miệng.
4 Chống chỉ định
Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong công thức thuốc.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Azintal Forte (Hộp 10 vỉ x 10 viên): tác dụng, liều dùng
5 Tác dụng phụ
Một số tác dụng phụ xuất hiện khi dùng thuốc Pancres:
+ Nổi ban, gây kích ứng niêm mạc miệng, vùng da quanh hậu môn nếu sử dụng liều cao.
+ Phản ứng di ứng: Hiếm gặp.
Luôn theo dõi cơ thể khi dùng thuốc, nếu xảy ra bất kỳ dấu hiệu lạ thường nào phải báo ngay cho bác sĩ.\
6 Tương tác
Các tương tác của thuốc Pancres với các thuốc đã được báo cáo:
- Giảm hấp thu Acid Folic khi dùng cùng Pancres.
- Giảm khả năng khử hoạt tính của enzym khi dùng cùng các thuốc kháng histamin H2 và các antacid.
Thông báo với bác sĩ những bệnh, tiền sủ bệnh mắc phải và các thuốc và thực phẩm chức năng để được theo dõi và xử trí kịp thời nếu có bất kỳ biến chứng nào xảy ra.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Bệnh nhân xơ nang tránh dùng liều cao.
Nuốt nguyên viên thuốc khi uống nếu nhai hay nghiền nát thuốc thì hoạt chất bên trong sẽ gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hoá.
Luôn đảm bảo cung cấp đủ nước mỗi ngày khi đang dùng thuốc.
Khi sử dụng Pancreatin có thể nhiễm Salmonella (vi khuẩn gây bệnh đường ruột điển hình là bệnh thương hàn) nên phải theo dõi và thận trọng.
Không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Do đó cho phép sử dụng trên các đối tượng này.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Phụ nữ mang thai: Chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
Bà mẹ cho con bú: Chưa có nghiên cứu về thuốc bài tiết vào sữa mẹ nên cẩn trọng và theo dõi khi dùng.
7.3 Xử trí khi quá liều
Chưa có báo cáo ghi nhận triệu chứng khi sử dụng quá liều. Nhưng vẫn phải thật cẩn trọng khi sử dụng thuốc phải tuân theo chỉ định của bác sĩ và báo ngay cho bác sĩ dấu hiệu bất thường khi lỡ dùng quá liều để được xử trí kịp thời.
7.4 Bảo quản
Bảo quản ở nhiệt độ phòng < 30 độ C.
Tránh ẩm ướt, ánh nắng mặt trời.
Để xa tầm nhìn và tầm với của trẻ nhỏ.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-25570-16.
Nhà sản xuất: Công ty TNHH dược phẩm USA - NIC (USA - NIC Pharma).
Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên.
9 Thuốc Pancres giá bao nhiêu?
Thuốc Pancres hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Pancres mua ở đâu?
Thuốc Pancres mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Pancres để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline 1900 888 633 nhắn tin trên website trungtamthuoc.com để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu nhược điểm của Pancres
12 Ưu điểm
- Giá cả phải chăng.
- Thuốc dạng viên nên dễ sử dụng và bảo quản hay mang theo người.
- Thuốc đem lại hiệu quả khá tốt trong điều trị rối loạn tiêu hoá và một số vấn đề về tuỵ như: xơ nang tuỵ, suy tuỵ ngoại tiết, viêm tuỵ mãn tính…[2].
- Chưa có báo cáo ghi nhận triệu chứng khi sử dụng quá liều.
- Đối tượng lái xe và vận hành máy móc không bị ảnh hưởng khi dùng thuốc.
13 Nhược điểm
- Thận trọng với các tác dụng phụ và tương tác của thuốc.
- Chưa có nghiên cứu về sự an toàn của thuốc đối với phụ nữ có thai và cho con bú nên phải thật thận trọng.
- Có thể gây kích ứng niêm mạc miệng lỡ để hoạt chất của thuốc dưới lớp bao phim tiếp xúc.
Tổng 10 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Chuyên gia của Drugbank, cập nhập ngày . Pancrelipase, Drugbank. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2022
- ^ Jodie A Barkin, Jamie S Barkin, cập nhập ngày 01 tháng 02 năm 2021. Effect of Pancrelipase Therapy on Exocrine Pancreatic Insufficiency Symptoms and Coefficient of Fat Absorption Associated With Chronic Pancreatitis, Pubmed. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2022