1 / 12
panadol 2 J4385

Panadol Viên Sủi

Thuốc không kê đơn

130.000
Đã bán: 57 Còn hàng
Thương hiệuGSK, Glaxosmithkline
Công ty đăng kýGlaxosmithkline
Số đăng kýVN-16488-13
Dạng bào chếViên sủi
Quy cách đóng góiHộp 5 vỉ x 4 viên
Hoạt chấtParacetamol (Acetaminophen)
Xuất xứÚc
Mã sản phẩmD22774
Chuyên mục Thuốc Hạ Sốt Giảm Đau

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi

Phản hồi thông tin

Dược sĩ Khánh Linh Biên soạn: Dược sĩ Khánh Linh
Dược sĩ Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

Lượt xem: 9879 lần

Thuốc Panadol Viên Sủi được chỉ định để điều trị giúp hạ sốt, giảm đau. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Panadol Viên Sủi.

1 Thành phần

Thành phần: Mỗi viên sủi thuốc Panadol GSK chứa Paracetamol 500mg cùng với các tá dược vừa đủ 1 viên. 

Dạng bào chế: Viên sủi.

2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Panadol Viên Sủi

2.1 Tác dụng của thuốc Panadol Viên Sủi

Paracetamol là 1 thuốc thuộc nhóm giảm đau, hạ sốt, chống viêm phi steroid (NSAID) hầu hết các thuốc trong nhóm này đều có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm, chống ngưng tập tiểu cầu, hay gây tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hoá nhưng Panadol với thành phần chính là Paracetamol chỉ có tác dụng hạ sốt, giảm đau mà không có tác dụng chống viêm và chống ngưng tập tiểu cầu và ít gây tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hoá nên thường được sử dụng rộng rãi hơn so với các thuốc trong nhóm. Thuốc hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá, chủ yếu không gắn vào Protein huyết tương và chuyển hoá chủ yếu ở gan, thải trừ chủ yếu ở thận [1].

Cơ chế tác dụng của thuốc liên quan đến sự tổng hợp Protagladin - Hormon của các mô trong cơ thể.

Cơ chế hạ sốt Protagladin Synthetase là một chất kích thích các yếu tố gây sốt nên Panadol 500mg có tác dụng ức chế chất này giúp hạ sốt do làm tăng thải nhiệt và ức chế sinh nhiệt lập lại cân bằng cho trung tâm điều nhiệt.

Cơ chế giảm đau: thuốc làm giảm tổng hợp Protagladin F2 Anpha nên làm giảm tính cảm thụ của ngọn dây thần kinh với các chất gây đau nên có tác dụng giảm đau.

2.2 Chỉ định thuốc Panadol Viên Sủi

Giảm đau các cơn đau nhẹ và vừa, không phải các cơn đau có nguồn gốc từ nội tạng như:

Đau đầu, đau nửa đầu, đau răng do sâu răng hay do nhổ răng, đau bụng kinh ở phụ nữ đến kì kinh nguyệt, đau nhức cơ, xương khớp do lạnh, cảm lạnh.

Đau khớp trong trường hợp viêm khớp; đau cơ do vận động sai tư thế gây co cứng cơ.

Hạ sốt trong những trường hợp sốt vừa đến sốt cao.

==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Efferalgan 500mg - viên sủi giảm đau hạ sốt

3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Panadol Viên Sủi

3.1 Liều dùng thuốc Panadol Viên Sủi

Thông thường sử dụng điều trị không quá 10 ngày ở người lớn và không quá 5 ngày ở trẻ em, trường hợp sử dụng quá phải dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc.

Người lớn và trẻ trên 12 tuổi 1 đến 2 viên 1 lần nếu có nhu cầu thì 4-6 tiếng sau có thể uống thêm 1 lần nữa với liều tương tự. một ngày không uống quá 4 lần.

Trẻ em từ 7-12 tuổi uống 1 viên 1 lần nếu 4-6 tiếng sau vẫn còn triệu chứng bệnh thì có thể uống thêm lần nữa với liều tương tự. Không sử dụng quá 4 lần trong vòng 24 giờ.

3.2 Cách dùng thuốc Panadol Viên Sủi hiệu quả

Panadol sủi uống trước hay sau khi ăn?

Người bệnh nên pha viên sủi với một lượng nước (nước đun sôi để nguội hoặc nước lọc) vừa đủ (khoảng 50ml cho 1 viên) chờ đến khi viên sủi hoà tan hết với nước thì uống luôn.

Không nên pha để lâu mới sử dụng, không nên pha thuốc với các loại đồ uống khác ngoài nước lọc.

Không nuốt nguyên viên thuốc hay nhai viên thuốc.

Thời gian sử dụng thường sau khi ăn xong.

4 Chống chỉ định

Chống chỉ định sử dụng với bệnh nhân có tiền sử dị ứng với Panadol viên sủi 500mg hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Chống chỉ định sử dụng với bệnh nhân bị suy gan nặng, suy thận nặng.

Chống chỉ định đối với bệnh nhân thiếu hụt men G6PD.

Thuốc ít gây tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hoá nên có thể sử dụng được cho người có tiền sử đau dạ dày.

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Hapacol Sủi - Thuốc có tác dụng giảm đau hạ sốt

5 Tác dụng phụ

Panadol viên sủi có gây buồn ngủ không?

Uống thuốc không gây ra tác dụng phụ như buồn ngủ và mất ngủ.

Các tác dụng không mong muốn gây ra do thuốc thường nhẹ và thoáng qua, có thể gặp các triệu chứng dị ứng thuốc như mẩn ngứa, ban da, nổi mề đay.

Liều điều trị ít gây tổn thương tiêu hoá nếu có thì thường chỉ là các rối loạn tiêu hoá.

Liều điều trị có thể gây tổn thương gan trên bệnh nhân suy gan, có thể làm tăng men gan.

Thuốc không gây rối loạn đông máu, không làm mất thăng bằng toan kiềm, không gây tổn thương thận và không làm tăng huyết áp.

6 Tương tác

Kết hợp Panadol với các thuốc chống đông như Coumarin làm tăng nhẹ tác dụng chống đông.

Panadol dùng cùng Phenothiazin có thể gây hạ nhiệt sốt nghiêm trọng.

Panadol dùng cùng các thuốc chống co giật như Phenytoin, Barbiturat hoặc Isoniazid co thể làm tăng độc tính cho gan.

Người nghiện rượu mà sử dụng Panadol có thể gây tăng độc tính cho gan.

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng

Thận trọng khi sử dụng Panadol viên sủi ở bệnh nhân bị rối loạn tạo máu, thiếu máu hay bệnh nhân mắc bệnh thận và những bệnh nhân cao tuổi.

Trong quá trình sử dụng Panadol viên sủi cần phải luôn theo dõi chức năng gan. Tình trạng gan có thể xấu đi, thậm chí viêm gan có thể xuất hiện mà không có triệu chứng báo trước.

Uống nhiều rượu có thể làm tăng độc tính của thuốc đối với gan nên không được uống rượu trong thời gian sử dụng thuốc.

Thận trọng khi phối hợp với các chế phẩm khác nếu thành phần có chứa Paracetamol có thể làm tăng tác dụng không mong muốn của thuốc.

Thận trọng đối với những trường hợp dị ứng thuốc có phản ứng trên da mạnh.

7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ đang cho con bú

Chưa có ghi nhận về khả năng gây quái thai hoặc ảnh hưởng của thuốc đối với trẻ bú sữa mẹ. Thận trọng tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

7.3 Bảo quản

Bảo quản thuốc trong bao bì kín, tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng, nhiệt độ cần thiết là dưới 30°C.

Để xa tầm tay trẻ em.

8 Nhà sản xuất

SĐK: VN-16488-13.

Nhà sản xuất: Glaxosmithkline Australia Pty.,Ltd –Úc.

Đóng gói: Hộp 5 vỉ x 4 viên sủi.

9 Thuốc Panadol Viên Sủi giá bao nhiêu?

Thuốc Panadol Viên sủi giá bao nhiêu 1 vỉ? Thuốc Panadol Viên Sủi hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.

10 Thuốc Panadol Viên Sủi mua ở đâu?

Thuốc Panadol Viên Sủi mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Panadol Viên Sủi để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách. 

11 Ưu và nhược điểm của thuốc Panadol Viên Sủi

12 Ưu điểm

  • Paracetamol là thuốc hạ sốt và giảm đau được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới và không cần bán theo đơn.
  • Paracetamol là thuốc giảm đau an toàn và được lựa chọn trên những bệnh nhân không sử dụng được thuốc giảm đau chống viêm nhóm phi steroid như các trường hợp bị hen phế quản, bị viêm loét dạ dày và tá tràng, trẻ dưới 12 tuổi, phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú, người có nguy cơ chảy máu cao [2].
  • Sử dụng an toàn trên phụ nữ có thai và bà mẹ cho bú.
  • Là sản phẩm có mặt lâu năm, được chỉ định sử dụng phổ biến và được bán tại hầu hết các nhà thuốc online và nhà thuốc truyền thống.
  • Dạng viên sủi pha uống dễ dàng và tác dụng nhanh chóng.
  • Là sản phẩm của Glaxosmithkline Australia Pty.,Ltd - Là doanh nghiệp dược phẩm nổi tiếng toàn cầu với đội ngũ chuyên gia cùng với bộ máy sản xuất hiện đại, được đầu tư nghiên cứu và phát triển nhiều năm nay.

13 Nhược điểm

  • Có thể xảy ra một số tác dụng phụ cần lưu ý. Đặc biệt nếu dùng quá liều, có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.
  • Giá thành sản phẩm tương đối cao.

Tổng 12 hình ảnh

panadol 2 J4385
panadol 2 J4385
panadol 1 A0085
panadol 1 A0085
panadol 4 E1242
panadol 4 E1242
panadol 6 H3337
panadol 6 H3337
panadol 7 K4240
panadol 7 K4240
panadol 8 D1738
panadol 8 D1738
panadol 9 A0000
panadol 9 A0000
panadol 10 H3276
panadol 10 H3276
panadol 11 R7528
panadol 11 R7528
panadol 20 G2060
panadol 20 G2060
panadol 3 N5450
panadol 3 N5450
panadol 5 N5087
panadol 5 N5087

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả Nicole France, BPharm (Đăng ngày 29 tháng 8 năm 2022). Paracetamol, Drugs.com. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2022
  2. ^ Tác giả Marta Jóźwiak-Bebenista, Jerzy Z Nowak (Đăng ngày năm 2014). Paracetamol: mechanism of action, applications and safety concern, Pubmed. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2022
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Thuốc này uống được 4 hôm để hạ sốt có hại gan không ạ

    Bởi: Nhi Phạm vào


    Thích (0) Trả lời
  • 0 Thích

    Thuốc Panadol Viên Sủi có ship Hải Phòng không?

    Bởi: Trần Huệ vào


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Panadol Viên Sủi 4,7/ 5 3
5
66%
4
33%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Panadol Viên Sủi
    HP
    Điểm đánh giá: 5/5

    Nhà thuốc nhiệt tình, hàng chính hãng

    Trả lời Cảm ơn (0)
  • Panadol Viên Sủi
    TH
    Điểm đánh giá: 5/5

    Thuốc Panadol Viên Sủi rất hiệu quả, địa chỉ webiste nhà thuốc uy tín, mình sẽ ủng hộ những lần tiếp theo.

    Trả lời Cảm ơn (1)
  • Panadol Viên Sủi
    MA
    Điểm đánh giá: 4/5

    Hộp Panadol viên sủi Chất lượng và đã khỏi bệnh. Thuốc Panadol Viên Sủi - Giảm đau đầu, đau nửa đầu, đau cơ, Minh Anh đã lưu sđt bác sĩ để được tư vấn

    Trả lời Cảm ơn (1)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633