Pamlonor
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Polfa Tarchomin, Pharmaceutical Works Polfa in Pabianice Joint Stock Co. |
Công ty đăng ký | Polfa Ltd. |
Số đăng ký | VN-16024-12 |
Dạng bào chế | Viên nén |
Quy cách đóng gói | Hộp 3 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Amlodipin |
Xuất xứ | Ba Lan |
Mã sản phẩm | m339 |
Chuyên mục | Thuốc Hạ Huyết Áp |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Nguyễn Minh Anh
Dược sĩ lâm sàng - Học Viện Quân Y
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 16168 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Pamlonor chỉ định điều trị tăng huyết áp. Bài viết này Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin giới thiệu tới các bạn những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng thuốc Pamlonor.
1 Thành phần
Thành phần: Mỗi viên nén Pamlonor có thành phần:
- Hoạt chất chính Amlodipin hàm lượng 5mg.
- Tá dược hàm lượng vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nén.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Pamlonor
2.1 Tác dụng của thuốc Pamlonor
Thuốc Pamlonor là thuốc gì?
Amlodipin là chất đối kháng ion calci và ức chế ion calci đi vào tế bào cơ tim và cơ trơn, từ đó gây nên tác dụng giãn cơ tim và cơ trơn gây nên các tác dụng trên người bệnh như hạ huyết áp và giảm đau thắt ngực.
Amlodipine gây hạ huyết áp trên người bệnh nhờ tác dụng làm giãn cơ trơn mạch máu, từ đó làm giảm hậu gánh, dẫn đến hạ huyết áp.
Tác dụng làm giảm đau thắt ngực của amlodipin chưa được xác định rõ hoàn toàn nhưng chủ yếu bằng hai tác động sau:
Amlodipin làm giảm sự tiêu thụ năng lượng của cơ tim và giảm nhu cầu oxy, tim được giảm tải hoạt động.
Ngoài ra, cơ chế tác động của Amlodipin còn liên quan đến sự giãn các động mạch vành và tiểu động mạch vành chính yếu. Sự giãn này làm gia tăng cung cấp oxy cho cơ tim ở bệnh nhân co thắt động mạch vành.
==>> Mời quý bạn đọc tham khảo thêm thuốc cùng hoạt chất: Thuốc Amlodipine 10mg tablet STADA điều trị tăng huyết áp
2.2 Chỉ định của thuốc Pamlonor
Thuốc Pamlonor 5mg được chỉ định trong trường hợp:
Điều trị tăng huyết áp, có thể dùng một mình hoặc kết hợp với các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp khác.
Điều trị thiếu máu cơ tim.
Điều trị dự phòng ở người bệnh đau thắt ngực ổn định.
Đau thắt ngực có yếu tố co mạch (đau thắt ngực kiểu prinzmetal).
Amlodipin có thể sử dụng điều trị riêng rẽ hoặc điều trị phối hợp với các thuốc hạ huyết áp hoặc chống đau thắt ngực khác.
==>> Mời quý bạn đọc tham khảo: Thuốc hạ huyết áp Amlodipin 5mg Vidapha: cách dùng và giá bán
3 Cách dùng - Liều dùng của thuốc Pamlonor
3.1 Liều dùng của thuốc Pamlonor
Trong điều trị cao huyết áp: Liều dùng Pamlonor khởi đầu hay dùng là 5mg 1 lần/1 ngày, có thể lên đến liều tối đa 10mg 1 lần/1 ngày tùy theo đáp ứng của từng người bệnh. Trong một số trường hợp khác như tình trạng sức khỏe kém (người già, trẻ em …), người suy giảm chức năng gan, người đang sử dụng thuốc hạ huyết áp khác liều khởi đầu là 2,5 mg/1 ngày.
Trong điều trị đau thắt ngực, liều khuyến cáo là 5-10 mg/1 ngày, bệnh nhân nặng dùng 10mg/1 ngày.
Đối với bệnh nhân suy thận, thuốc ngày không yêu cầu thay đổi liều.
Tuy vậy, liều dùng chỉ mang tính chất tham khảo, bạn có thể tìm đến các trung tâm y tế hoặc phòng khám để được bác sĩ tư vấn liều dùng tối ưu nhất trong từng trường hợp. Bạn không được tự ý dùng thuốc hoặc tự ý thay đổi liều lượng để tránh gây ra các tác dụng không mong muốn.
3.2 Cách dùng thuốc Pamlonor hiệu quả
Thuốc Pamlonor được bào chế dưới dạng viên nén dùng đường uống đã được định liều sẵn cho mỗi lần sử dụng, tránh trường hợp bẻ thuốc hoặc nhai thuốc nếu chưa có hướng dẫn cụ thể của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.
Khi uống thuốc nên uống kèm nhiều nước, có thể dùng với bữa ăn, không yêu cầu kiêng thức ăn, đồ uống khi sử dụng thuốc.
Cần tuân thủ phác đồ điều trị, tránh thay đổi liều hoặc tự ý bỏ thuốc khi không có hướng dẫn của bác sĩ.
4 Chống chỉ định
Những trường hợp tránh sử dụng Pamlonor:
Người dị ứng với Amlodipine, dẫn chất Dihydropyridin hay bất cứ thành phần nào khác của thuốc.
Các trường hợp sốc, bao gồm cả sốc tim.
Bệnh nhân bị hạ huyết áp đột ngột.
Người có tiền sử tắc nghẽn đường ra tâm thất trái (ví dụ hẹp động mạch chủ mức độ nặng).
Phụ nữ có thai và cho con bú.
5 Tác dụng phụ
Một số tác dụng phụ mà bệnh nhân thường gặp phải khi sử dụng Pamlonor:
Thường gặp nhất là nhức đầu, mệt mỏi, buồn ngủ, đau bụng, cơn bừng đỏ, hồi hộp và choáng váng, có thể gây phù.
Ít gặp hơn như Rối loạn nhịp tim, đau ngực, ngất, hạ huyết áp, thiếu máu cục bộ ngoại vi, giảm bạch cầu, ban xuất huyết, giảm tiểu cầu,…
Hiếm gặp và rất hiếm gặp: suy tim, loạn tim, mất điều hòa vận động, loạn vị giác, viêm mũi, bí tiểu, rụng tóc, vàng da, ứ mật, chứng to vú ở đàn ông.
Tuy nhiên trên đây có thể không phải là tất cả những tác dụng của thuốc Pamlonor. Nếu có bất kì biểu hiện khác thường nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để tìm được cách giải quyết nhanh nhất.
6 Tương tác thuốc
Thuốc có thể phối hợp an toàn với một số nhóm thuốc hạ huyết áp khác như các Nitroglycerin đặt dưới lưỡi, thuốc chẹn bêta, những Nitrat tác dụng kéo dài, những thuốc ức chế men chuyển, thuốc lợi tiểu Thiazid.
Khi sử dụng với các thuốc gây mê làm tăng tác dụng hạ huyết áp và có thể làm huyết áp giảm mạnh, cần giám sát chặt chẽ.
Thuốc chống viêm không steroid, đặc biệt là Indomethacin có thể làm giảm tác dụng chống tăng huyết áp của Amlodipin do ức chế tổng hợp prostaglandin và/hoặc giữ natri và dịch.
Thận trọng khi sử dụng với Lithi: có thể gây độc thần kinh, buồn nôn, nôn, ỉa chảy.
Thận trọng khi sử dụng với các thuốc có khả năng gắn kết mạnh với protein (như dẫn chất Coumarin, Hydantoin...): do Amlodipin cũng có thể liên kết mạnh với protein nên có thể cạnh tranh gắn với protein gây ảnh hưởng nồng độ của các thuốc trên.
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ và dược sĩ khi sử dụng phối hợp Pamlonor với các thuốc khác đang có mặt trên thị trường.
7 Lưu ý sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý khi sử dụng
Đọc kĩ hướng dẫn được ghi trên nhãn trước khi sử dụng thuốc Pamlonor, nếu có thắc mắc nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn.
Thận trọng sử dụng thuốc với người giảm chức năng gan, hẹp động mạch chủ, suy tim sau nhồi máu cơ tim cấp.
7.2 Lưu ý cho phụ nữ có thai hoặc bà mẹ đang cho con bú
Không nên hoặc hạn chế sử dụng thuốc khi bệnh nhân đang trong thời kì mang thai hoặc cho con bú. Trong trường hợp bắt buộc phải dùng, cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi quyết định.
7.3 Lái xe và vận hành máy móc
Thận trọng trên đối tượng lái xe và vận hành máy móc.
7.4 Bảo quản
Người dùng nên bảo quản Pamlonor ở những nơi khô ráo, tránh ẩm ướt, nhiệt độ dưới 30 độ C.
Không nên bảo quản ở ngăn đá của tủ lạnh hoặc những nơi có độ ẩm cao như nhà tắm, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Độ ẩm dưới 70%.
Giữ thuốc ở vị trí tránh xa khỏi tầm với của trẻ nhỏ và vật nuôi trong gia đình.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VN-16024-12.
Nhà sản xuất: Pharmaceutical Works Polfa in Pabianice Joint Stock Co.
Đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên.
9 Thuốc Pamlonor giá bao nhiêu?
Thuốc Pamlonor hiện nay đang được bán ở Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá thuốc cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Pamlonor mua ở đâu?
Thuốc Pamlonor mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn bác sĩ kê thuốc Pamlonor mua thuốc trực tiếp tại Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt thuốc cũng như được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Amlodipine là một thuốc chẹn kênh Canxi dihydropyridin, đã được FDA chấp thuận trong điều trị tăng huyết áp [1].
- Mặc dù có liên quan về mặt cấu trúc với các dẫn xuất dihydropyridin khác, amlodipin thể hiện các đặc tính dược động học khác biệt đáng kể và phù hợp để sử dụng với liều duy nhất hàng ngày [2].
- Khi so sánh với các thuốc chẹn beta Atenolol và nadolol, amlodipine có tính an toàn thuận lợi hơn.
- Amlodipin không liên quan đến tác dụng có hại của creatinine huyết thanh, urat và đường huyết lúc đói, gây ra bởi hydrochlorothiazide, và trái ngược với Hydrochlorothiazide và nadolol, amlodipine không liên quan đến những thay đổi bất lợi về nồng độ cholesterol huyết thanh và triglycerid huyết thanh [3].
- Amlodipin được dung nạp tốt ở bệnh nhân cao tuổi và không chống chỉ định ở bệnh nhân có bất thường về dẫn truyền.
12 Nhược điểm
- Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn trong quá trình điều trị.
Tổng 4 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Kishen G. Bulsara 1, Manouchkathe Cassagnol (Đăng ngày 22 tháng 1 năm 2023). Amlodipine, Pubmed. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2023
- ^ Tác giả PA Meredith 1, HL Elliott (Đăng ngày tháng 1 năm 1992). Clinical pharmacokinetics of amlodipine, Pubmed. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2023
- ^ Tác giả I Osterloh 1 (Đăng ngày tháng 11 năm 1989). The safety of amlodipine, Pubmed. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2023