1 / 10
patamase2 N5717

Pamatase Inj

Thuốc kê đơn

700.000
Đã bán: 71 Còn hàng
Thương hiệuMyungmoon Pharm, Myungmoon Pharmaceutical Co., Ltd.
Công ty đăng kýHana Pharm. Co., Ltd.
Số đăng kýVN-12490-11
Dạng bào chếBột đông khô pha tiêm
Quy cách đóng góiHộp 1 lọ
Hoạt chấtMethylprednisolone
Xuất xứHàn Quốc
Mã sản phẩmhm2205
Chuyên mục Thuốc Kháng Viêm

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi

Phản hồi thông tin

Dược sĩ Mai Hiên Biên soạn: Dược sĩ Mai Hiên
Dược sĩ lâm sàng

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

Lượt xem: 30112 lần

Thuốc Pamatase Inj được chỉ định để điều trị viêm khớp dạng thấp, hen phế quản,...Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Pamatase Inj

1 Thành phần

Thành phần: Một lọ thuốc Pamatase Inj bao gồm hoạt chất chính là Methylprednisolone sodium succinate với hàm lượng tương ứng là 40mg.

Nhóm thuốc: Thuốc kháng viêm
Dạng bào chế: Bột đông khô pha tiêm

2 Tác dụng - Chỉ định thuốc Pamatase Inj

2.1 Công dụng thuốc Pamatase Inj

Thuốc Pamatase Inj có chứa hoạt chất chính là Methylprednisolone nên có tác dụng chống viêm rất tốt do:

  • Hoạt chất Methylprednisolone giảm phản ứng viêm bằng cách hạn chế sự di chuyển của bạch cầu về vị trí tổn thương và ức chế hoạt tính và quá trình tổng hợp các chất trung gian hoá học như bradykinin, histamin, serotonin,...
  • Không chỉ vậy, hoạt chất này còn kìm hãm quá trình tổng hợp leucotrien và prostaglandin từ acid arachidonic, khả năng thực bào của các đại thực bào, bạch cầu đa nhân.
  • Hơn nữa, hoạt chất Methylprednisolone còn có tác dụng chống viêm do ức chế sản xuất các enzym tiêu thể, các gốc tự do, giảm hoạt động của các yếu tố hoá hướng động hay chất hoạt hoá,...

Ngoài ra, thuốc Pamatase còn có khả năng ức chế miễn dịch và chống dị ứng rất mạnh nên cũng rất hay được bác sĩ sử dụng trong các phác đồ điều trị cho bệnh nhân mắc các bệnh liên quan tới miễn dịch.

2.2 Chỉ định thuốc Pamatase Inj 40mg

Với tác dụng kháng viêm, giảm phản ứng dị ứng và ức chế miễn dịch nên thuốc có hiệu quả điều trị rất tốt với các bệnh:

  • Bệnh nhân mắc bệnh lupus ban đỏ, viêm động mạch thái dương, viêm khớp dạng thấp, viêm quanh động mạch nốt có thể được chỉ định sử dụng thuốc này.
  • Đối tượng có hiện tượng số lượng bạch cầu hạt sụt giảm, thiếu máu hay tan máu có thể sử dụng thuốc này để điều trị bệnh.
  • Những trường hợp bệnh nhân mắc chứng hen phế quản hay những bệnh dị ứng kể cả shock phản vệ cũng có thể được chỉ định sử dụng thuốc do khả năng chống dị ứng rất tốt của Pamatase 40mg.
  • Pamatase 40mg còn có thể được ứng dụng trong phác đồ điều trị ung thư như điều trị ung thư tuyến tiền liệt, bệnh leukemia cấp tính hay chỉ định cho những bệnh nhân bị ung thư vú.
  • Ngoài ra, thuốc còn có thể để điều trị cho những đối tượng bệnh nhân mắc hội chứng thận hư nguyên phát.

=>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Medrol 4mg: công dụng, cách dùng và lưu ý sử dụng.

3 Liều dùng - Cách dùng

3.1 Liều dùng thuốc Pamatase Inj 40mg

Tuỳ từng tình trạng bệnh lý của bệnh nhân mà bác sĩ kê liều dùng Pamatase 40mg khác nhau.

Khởi đầu với liều 6 - 40mg thuốc hàng ngày và giảm dần cho tới liều duy trì. Liều duy trì là nôgnf độ thuốc ở mức thấp nhất đạt được tác dụng điều trị mà nếu giảm hơn liều này thì triệu chứng bệnh có thể trở nên trầm trọng hơn.

Nếu thời gian điều trị kéo dài mà phải sử dụng liều cao với những bệnh nhân có tiến triển bệnh lý ở mức độ nặng, bác sĩ nên sử dụng thuốc cách ngày sau khi thấy diễn biến bệnh có dấu hiệu tích cực với mục đích hạn chế tác dụng không mong muốn lên cơ thể do có thời gian hồi phục giữa mỗi lần dùng thuốc.

Nếu điều trị cách ngày với Pamatase thì cho bệnh nhân sử dụng liều duy nhất vào 8h sáng và 2 ngày 1 lần.

Đối với trường hợp cụ thể như:

  • Nếu bệnh nhân lên cơn hen nặng thì tiêm mỗi lần 60 - 120mg/lần theo đường tĩnh mạch và hết cơn hen cấp thì chuyển sang đường uống với mỗi ngày 32 - 48mg. Giảm liều tới duy trì và có thể ngưng thuốc sau khi điều trị được 10 - 14 ngày.
  • Nếu bệnh nhân bị hen cấp tính: Điều trị kéo dài trong 5 ngày với liều 32 - 48mg rồi giảm dần liều tới duy trì đến khi khỏi cơn hen cấp tính.
  • Đối với bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp: khởi đầu với 4 - 6 mg methylprednisolon, dùng hàng ngày. Nếu có đợt cấp thì có thể tăng liều lên đến 16 - 32 mg rồi giảm dần. Nếu trẻ nhỏ mắc viêm khớp mạn có nguy cơ tử vong cao thì dùng liều 10 - 30 mg/kg mỗi lần và sử dụng thuốc 3 lần 1 ngày.
  • Điều trị cho bệnh nhân bị Hội chứng thận hư nguyên phát: khởi đầu với liều 0,8 - 1,6mg/kg kéo dài trong 6 ruần và giảm dần trong 6 - 8 tuần tiếp theo.
  • Nếu bệnh nhân bị phản ứng dị ứng nặng và kéo dài ngắn thì tiêm liều 125mg theo đường tĩnh mạch và các lần tiêm cách nhau 6h.
  • Trường hợp bệnh nhân bị thiếu máu tan máu do miễn dịch: điều trị trong 3 ngày với liều mỗi ngày là 1000mg và sử dụng đường tiêm tĩnh mạch. Thời gian điều trị khoảng 6 - 8 tuần và có thể kéo dài hơn tuỳ tình trạng bệnh nhân.
  • Nếu bệnh nhân mắc chứng sarcoid thì dùng liều khởi đầu là 0,8 mg/kg mỗi ngày và giảm dần còn 8 mg/ngày để duy trì.

3.2 Cách dùng thuốc Pamatase Inj hiệu quả

Dạng bào chế của thuốc Pamatase Inj là bột đông khô pha tiêm. Cách pha thuốc Pamatase là phải hoà tan lượng bột thuốc vào dung môi pha tiêm như NaCl 0,9% hoặc dung môi dextrose 5%. Việc pha này do nhân viên y tế thực hiện. Thuốc này chỉ nên sử dụng khi bác sĩ kê đơn, bệnh nhân không tự ý sử dụng thuốc.

Sau khi pha thuốc tiêm xong thì sử dụng đường tiêm tĩnh mạch cho bệnh nhân.

=>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc Cadipredson 4: chỉ định, liều dùng và giá bán.

4 Chống chỉ định

  • Những bệnh nhân mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc không nên sử dụng thuốc.
  • Đối tượng bị bệnh nhiễm khuẩn nặng trừ lao màng não và sốc nhiễm khuẩn thì khuyến cáo không nên sử dụng thuốc để điều trị.
  • Những bệnh nhân có những vùng da bị tổn thương mà nguyên nhân là vi rút, vi khuẩn lao hay nấm gây ra thì chống chỉ định sử dụng thuốc này.

5 Tác dụng phụ

Khi điều trị cho bệnh nhân bằng Pamatase 40mg ở liều cao và kéo dài nhiều ngày thì có thể xảy ra các tác dụng không mong muốn như:

  • Bệnh nhân có nguy cơ bị loét dạ dày tá tràng , mất ngủ, phù, tăng huyết áp.
  • Đái tháo đường.
  • Bệnh nhân sử dụng thuốc có thể bị co giật, nhức đầu, mê sảng, hay nổi mẩn đo, ban da, mụn trứng cá chi chít,...
  • Chảy máu cam
  • Hội chứng Cushing, loãng xương hoặc gãy xương.
  • Glaucom mắt, đục thuỷ tinh thể.

6 Tương tác

  • Khi phối hợp thuốc Pamatase với các thuốc như Rifampicin, Phenytoin, lợi tiểu Thiazid,... có thể giảm hoạt tính tác dụng của thuốc khiến hiệu quả điều trị không được như mong muốn.            
  • Do thuốc Pamatase 40mg là 1 chất kích thích enzym chuyển hoá thuốc tại gan nên có thể làm tăng khả năng chuyển hoá tại gan của 1 số khiến tác dụng điều trị giảm và bệnh nhân không khỏi bệnh được. 

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng

Lưu ý sử dụng thuốc trên đối tượng bệnh nhân bị tăng huyết áp, đái tháo đường hay bị loãng xương hoặc rối loạn tâm thần.

Những người bị suy tim hay mới nối thông mạch máu cũng hết sức thận trọng trong việc điều chỉnh liều thuốc.

Những người cao tuổi có khả năng cao gặp các tác dụng phụ khi sử dụng Pamatase 40mg nên nếu cần điều trị thì phải sử dụng liều thấp nhất cho tác dụng điều trị và thời gian điều trị bệnh không nên kéo dài.

Không nên cho bệnh nhân ngừng dùng thuốc đột ngột hoặc dùng thuốc khi stress vì có nguy cơ cao bị bệnh suy tuyến thượng thận cấp.

Những bệnh nhân được tiêm vaccin có thể bị ảnh hưởng hiệu quả tác dụng của vaccin khi sử dụng cùng với Pamatase ở liều cao.

7.2 Lưu ý sử dụng phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú

Phụ nữ mang thai nếu dùng thuốc rất có khả năng khiến trẻ sinh ra bị còi xương, suy dinh dưỡng, nhẹ cân,... Nếu vẫn cần dùng thì bác sĩ nên cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro để điều trị cho nhóm đối tượng này.

7.3 Xử trí khi quá liều

Khi điều trị bệnh với Pamatase ở liều cao và kéo dài thì bệnh nhân có nguy cơ bị cac bệnh như: hội chứng Cushing, loãng xương hay nhược cơ.

Trong trường hợp này, tuyến vỏ thượng thận bị ức chế nên bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân tạm dừng hoặc dừng hẳn việc sử dụng thuốc.

7.4 Bảo quản 

Bảo quản thuốc tại nơi tránh ánh sáng tác dộng, dưới 30 độ C, khô ráo và thoáng mát.

8 Nhà sản xuất

SĐK: VN-12490-11.

Nhà sản xuất: Myungmoon Pharma Co., Ltd - Korea.
Đóng gói: Một hộp gồm 10 lọ bột đông pha tiêm Pamatase 40mg.

9 Thuốc Pamatase Inj 40mg giá bao nhiêu?

Thuốc Pamatase 40mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.

10 Thuốc Pamatase 40mg mua ở đâu?

Thuốc Pamatase 40mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Pamatase 40mg để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân, hoặc số 120 Đội Cấn, Ba Đình Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách. 

11 Ưu điểm

  • Tiêm nang mỡ trong thận dưới hướng dẫn của siêu âm có tỷ lệ thành công cao và hiệu quả tốt, có tác dụng điều trị viêm cầu thận tiên phát bằng methylprednisolon. [1]
  • Kết hợp tiêm betamethasone và methylprednisolone vào sàn hốc mắt có thể giúp cải thiện thị lực, các triệu chứng và dấu hiệu viêm trong viêm màng bồ đào, và do đó có thể tránh được sự cần thiết phải tăng cường dùng thuốc toàn thân. [2]
  • Dạng thuốc tiêm cho tác dụng nhanh.
  • Thuốc được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đảm bảo chất lượng.

12 Nhược điểm

  • Có thể gây đau tại chỗ tiêm.
  • Các phản ứng phản vệ có thể xảy ra.

Tổng 10 hình ảnh

patamase2 N5717
patamase2 N5717
patamase1 L4440
patamase1 L4440
pamatase3 R7028
pamatase3 R7028
pamatase6 I3313
pamatase6 I3313
pamatase5 R7734
pamatase5 R7734
pamatase inj M5088
pamatase inj M5088
pamatase inj 0 J3415
pamatase inj 0 J3415
pamatase inj 1 U8218
pamatase inj 1 U8218
pamatase inj 2 R7636
pamatase inj 2 R7636
pamatase inj 3 M5667
pamatase inj 3 M5667

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả Lin Hu và cộng sự (Ngày đăng năm 2009). [Ultrasound-guided renal intracapsular injection of methylprednisolone for primary glomerulonephritis], PubMed. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2023
  2. ^ Tác giả IGM Duguid và cộng sự (Ngày đăng năm 2005). Combined orbital floor betamethasone and depot methylprednisolone in uveitis, PubMed. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2023
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Thuốc PAMATASE 40mg là thuốc nội hay thuốc ngoại vậy bạn?

    Bởi: Ngọc Hùng vào


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Pamatase Inj 5/ 5 2
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Pamatase Inj
    NK
    Điểm đánh giá: 5/5

    Thuốc PAMATASE 40mg là hàng chính hãng và có giá tốt. Mình sẽ ủng hộ vào những lần tiếp theo. cảm ơn.

    Trả lời Cảm ơn (0)
  • Pamatase Inj
    KH
    Điểm đánh giá: 5/5

    Mã Pamatase 40mg tốt tuyệt với. Thuốc PAMATASE 40mg điều trị cơn hen cấp tính, viêm khớp, dị ứng nặng, Võ Kiều Hòa Thường xuyên mua tại đây

    Trả lời Cảm ơn (1)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633