Opecipro 500
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | OPV, Công ty Cổ phần Dược phẩm OPV |
Công ty đăng ký | Công ty Cổ phần Dược phẩm OPV |
Số đăng ký | VD-21676-14 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 2 vỉ x 7 viên |
Hoạt chất | Ciprofloxacin |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | c0596 |
Chuyên mục | Thuốc Kháng Sinh |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Kiều Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Y Dược Thái Bình
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 11610 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Opecipro 500 được chỉ định để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn nặng. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Opecipro 500.
1 Thành phần
Nhóm thuốc: Thuốc Opecipro 500 thuộc nhóm thuốc kháng sinh.
Dạng bào chế: viên nén bao phim.
Thành phần: Thuốc Opecipro 500 có hoạt chất chính là Ciprofloxacin (dưới dạng hàm lượng 500mg kèm các tá dược vừa đủ 1 viên nén.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Opecipro 500
2.1 Tác dụng của thuốc Opecipro 500
Thuốc Opecipro 500 có hoạt chất chính là Ciprofloxacin - là kháng sinh quinolone thế hệ thứ 2 với các đặc điểm dược động học rất đặc trưng và phổ kháng khuẩn cực rộng.
Ciprofloxacin dung nạp tốt khi dùng đường uống. Thuốc bị ảnh hưởng không quá lớn bởi thức ăn và các antacid. Lượng Ciprofloxacin vào vòng tuần hoàn sau khi được hấp thu đạt khoảng 80%. Thuốc đạt nồng độ cao tại ổ viêm, nồng độ đạt đỉnh sau khoảng 1 - 1,5 tiếng dùng thuốc. Thông số T1/2 của Ciprofloxacin lớn vì vậy mà thuốc này chỉ cần dùng 2 lần trong ngày. Khả năng liên kết với protein huyết tương của Ciprofloxacin kém nên tương tác thuốc do cạnh tranh liên kết không đáng lo ngại. Thuốc được chuyển hóa qua gan và bài tiết qua thận ở dạng không chuyển hóa.
Phổ tác dụng của Ciprofloxacin được mở rộng trên nhiều chủng vi khuẩn. Ciprofloxacin ngăn quá trình sao chép vật liệu di truyền cho thế hệ sau vì vậy mà vi khuẩn không thể sinh sản nên lượng quần thể vi khuẩn thấp dần không phát triển được. Với cơ chế tác dụng khác so với nhóm kháng sinh trước đây thì Ciprofloxacin bị vi khuẩn kháng thuốc ít và có hiệu quả cao để tiêu diệt những vi khuẩn đã kháng nhóm, Cephalosporin, penicillin và một số nhóm kháng sinh khác.
Ciprofloxacin dùng để điều trị các nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn do vi khuẩn gram âm là chủ yếu, trực khuẩn mủ xanh và chủng Enterobacter đều phản ứng tốt khi sử dụng thuốc. Ciprofloxacin cũng tác dụng tốt với Shigella, Salmonella,...
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Nafloxin 400mg/200ml: thành phần, công dụng, lưu ý khi dùng
2.2 Chỉ định của thuốc Opecipro 500
Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng hoặc nhiễm vi khuẩn kháng thuốc.
Điều trị viêm tai giữa, viêm xoang do tụ cầu vàng hay trực khuẩn mủ xanh.
Viêm phổi do Pneumococcus nhưng khi sử dụng các phác đồ điều trị bằng kháng sinh khác không hiệu quả thì khi đó mới sử dụng ciprofloxacin. Ciprofloxacin được sử dụng ngay từ đầu đối với các trường hợp nhiễm trực khuẩn mủ xanh, Enterobacter, Klebsiella hay Haemophilus kháng thuốc.
Viêm phần phụ, bệnh lậu ở nam và nữ, viêm bàng quang, viêm tiền liệt tuyến.
Nhiễm khuẩn ổ bụng, nhiễm khuẩn xương khớp.
3 Liều dùng - Cách dùng của Opecipro 500
3.1 Liều dùng thuốc Opecipro 500
Nhiễm khuẩn hô hấp: ngày uống 3 viên chia làm 2 lần, uống vào sáng và tối.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu chưa xuất hiện biến chứng: uống 1 viên/ngày, chia làm 2 lần.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu đã có biến chứng: uống 1 viên/lần, ngày uống 2 lần.
Với các trường hợp khác: uống 1 viên/lần x 2 lần/ngày.
Thời gian sử dụng thuốc từ 7-10 ngày.
Thuốc cần chỉnh liều đối với bệnh nhân có chức năng thận suy giảm.
3.2 Cách dùng thuốc Opecipro 500
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, dùng bằng đường uống. Không nên phá vỡ viên thuốc trước khi nuốt mà nuốt nguyên vẹn cả viên để không ảnh hưởng đến Sinh khả dụng.
4 Chống chỉ định
Không dùng thuốc cho bệnh nhân mẫn cảm với ciprofloxacin hoặc với bất kì kháng sinh nào trong nhóm quinolon.
Không dùng ciprofloxacin cho trẻ em và trẻ vị thành niên vì thuốc gây ra độc tính rất cao.
Không dùng ciprofloxacin với phụ nữ mang thai và cho con bú do gây ra quái thai hoặc khi đang cho con bú thì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng các cơ quan của con nhỏ.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm Thuốc Savi Cipro - Thuốc điều trị nhiễm trùng nặng: công dụng, chỉ định, giá bán
5 Tác dụng phụ
Chủ yếu trên đường tiêu hóa: chán ăn, nôn, đau bụng, khó tiêu. Nếu bệnh nhân bị tiêu chảy sau khi dùng ciprofloxacin có thể nghi ngờ do viêm đại tràng kết mạc giả do Clostridium bùng phát
Thuốc tác động lên hệ thần kinh khiến bệnh nhân mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, đôi khi có thể đổ mồ hôi, lo lắng, hồi hộp.
Thuốc còn gây mất đi vị giác, thậm chí còn gây ù tai, nhìn đôi, nhìn ba.
Nếu dùng thuốc ở dạng tiêm cần làm xét nghiệm dị ứng thuốc trước. Còn nếu dùng thuốc theo đường uống thì không quá khắt khe như đường tiêm nhưng vẫn phải theo dõi. Một số bệnh nhân bị dị ứng với ciprofloxacin sẽ xuất hiện triệu chứng mẩn đỏ, ngứa khắp người.
Hiếm gặp các phản ứng xuất huyết, hội chứng lyell, Stevens-Johnson.
6 Tương tác
Ciprofloxacin gây ra tương tác với một số thuốc sau: thuốc chống viêm không steroid, thuốc làm giảm độ acid dạ dày như các antacid hoặc các thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày sucrafat, một số nhóm thuốc chứa ion kim loại. Sử dụng thuốc có thể làm âm tính các xét nghiệm vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis.
7 Lưu ý sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Thận trọng sử dụng thuốc cho đối tượng có tiền sử động kinh, rối loạn hệ thần kinh trung ương, suy chức năng gan thận, bệnh nhược cơ, người thiếu Glucose 6 phosphate dehydrogenase.
Theo dõi người bệnh và làm kháng sinh đồ thường xuyên, tránh sử dụng Ciprofloxacin dài ngày có thể làm các vi khuẩn không nhạy cảm với thuốc phát triển quá mức.
7.2 Lưu ý cho phụ nữ có thai và cho con bú
Chỉ sử dụng Opecipro 500 cho phụ nữ mang thai trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng và không có kháng sinh khác thay thế.
Đối với phụ nữ đang cho con bú, Ciprofloxacin có thể qua hàng rào sữa mẹ và tích tụ lại trong sữa đến nồng độ có thể gây hại cho trẻ. Vì vậy nếu mẹ sử dụng thuốc thì nên tạm ngưng cho con bú.
7.3 Bảo quản
Để thuốc ở vị trí cao, xa với tầm tay trẻ.
Không cho nước dính vào thuốc vì sẽ làm chảy viên thuốc gây hỏng thuốc và nếu có dùng thuốc sau đó thì cũng ảnh hưởng tới chất lượng của thuốc, không đảm bảo liều dùng.
Tránh để thuốc bị ánh sáng mặt trời chiếu vào gây ra các phản ứng phân hủy thuốc.
8 Nhà sản xuất
SĐK Opecipro 500: VD-21676-14.
Đóng gói: Hộp 2 vỉ x 7 viên, hộp 1 chai gồm 100 viên.
Nhà sản xuất: Công ty TNHH Dược phẩm OPV - Việt Nam.
9 Thuốc Opecipro 500 giá bao nhiêu?
Thuốc Opecipro 500 hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Opecipro 500 mua ở đâu?
Thuốc Opecipro 500 mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Opecipro 500 để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
Tổng 6 hình ảnh