Omsergy 20mg
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Saga Lifesciences, Saga Laboratories |
Công ty đăng ký | Công ty Cổ phần Dược phẩm Khánh Hòa |
Số đăng ký | VN-20406-17 |
Dạng bào chế | Viên nang cứng chứa hạt Pellet |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Omeprazole |
Xuất xứ | Ấn Độ |
Mã sản phẩm | aa2619 |
Chuyên mục | Thuốc Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày - Tá Tràng |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Nguyễn Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 7075 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Omsergy 20mg với thành phần Omeprazol, thường được sử dụng trong phác đồ điều trị cho bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng. Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) tìm hiểu những thông tin về thuốc Omsergy 20mg trong bài viết sau đây.
1 Thành phần
Thành phần: Mỗi viên thuốc Omsergy 20mg có chứa:
Hoạt chất Omeprazol với hàm lượng 20 mg.
Tá dược vừa đủ cho 1 viên nang.
Dạng bào chế: Viên nang cứng chứa hạt Pellet.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Omsergy
2.1 Tác dụng của thuốc Omsergy
2.1.1 Dược lực học
Omeprazol là 1 hoạt chất hoá học có cấu tạo thức tạp thuộc nhóm PPI.
Cơ chế tác dụng của Omeprazole là tác động trực tiếp lên hệ thống tế bào viền của dạ dày, gây ra ức chế hồi phục phục hệ Men Hydro - Kali Adenosin Triphosphat. Từ đó làm ức chế quá trình giải phóng các Cation H+ và giúp làm giảm Acid của dịch vị dạ dày. Không giống như các dòng giảm tiết dịch vị dạ dày khác Omeprazol không ảnh hưởng đến Acetylcholin hay thụ thể Histamin.
2.1.2 Dược động học
Hấp thu: Omeprazole bị phá hủy trong môi acid dạ dày. Thuốc được bào chế với dạng bào chế viên bao tan trong ruột nhằm tránh sự phá hủy bởi acid tại dạ dày. Tại ruột non, thuốc được hấp thu hoàn toàn. Sinh khả dụng của thuốc khoảng 60%.
Phân bố: Tỷ lệ thuốc gắn với protein huyết tương khoảng 95%.
Chuyển hóa: Thuốc được chuyển hóa gần như toàn toàn tại gan thành các chất chuyển hóa không hoạt tính.
Thải trừ: Thuốc được thải trừ phần lớn qua nước tiểu, và một lượng nhỏ qua phân.
2.2 Chỉ định của thuốc Omsergy 20mg
Kết hợp trong phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng.
Điều trị cho bệnh nhân gặp chứng khó tiêu chức năng.
Điều trị cho bệnh nhân gặp tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.
Kết hợp trong phác đồ điều trị cho bệnh nhân mắc hội chứng Zollinger - Ellison (là tình trạng người bệnh có các khối u được gọi là u tiết Gastrin trong tuyến tụy và tá tràng).
Phòng ngừa loét dạ dày tá tràng do ở những bệnh nhân có nguy cơ cao như người sử dụng NSAID hay Corticoid dài ngày.
Điều trị ngắn hạn cho các bệnh nhân nhi khi có chỉ định từ bác sĩ điều trị.
= =>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Omeptul: Công dụng, liều dùng, chống chỉ định
3 Liều dùng - Cách dùng của thuốc Omsergy
3.1 Liều dùng của thuốc Omsergy
Viêm loét tá tràng: 1 viên Omsergy/1 lần, ngày dùng 1 lần, điều trị liên tục kéo dài từ 2-4 tuần, hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Viêm loét dạ dày và hội chứng trào ngược dạ dày thực quản: 1 viên Omsergy/1 lần, ngày dùng 1 lần, điều trị liên tục kéo dài từ 4-8 tuần, trong trường hợp cần thiết có thể tăng liều lên 2 viên Omsergy/ngày.
Kết hợp trong phác đồ điều trị cho bệnh nhân mắc hội chứng Zollinger - Ellison: 1 viên Omsergy/1 lần, ngày dùng 3 lần hoặc theo chỉ dẫn từ bác sĩ điều trị.
Phòng ngừa loét dạ dày tá tràng do ở những bệnh nhân sử dụng NSAID hay Corticoid: 1 viên Omsergy/1 lần, ngày dùng 1 lần, hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
3.2 Cách dùng thuốc Omsergy 20mg hiệu quả
Nuốt nguyên viên Omnergy với 1 cốc nước đầy, không được nhau hãy nghiền nhỏ viên thuốc.
Thuốc Omsergy 20mg uống trước hay sau khi ăn? Thuốc Omsergy 20mg nên được dùng vào buổi sáng và nên được uống trước bữa ăn khoảng 30 phút.
4 Chống chỉ định
Không dùng Omsergy 20mg cho bệnh nhân bị quá mẫn với Omeprazol hay với bất cứ thành phần nào của thuốc.
= =>> Bạn có thể tham khảo có cùng tác dụng: Thuốc điều trị viêm loét dạ dày Goldesome 20mg: công dụng, giá bán
5 Tác dụng phụ
Hệ tiêu hoá: tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá, buồn nôn, nôn, đau bụng.
Hệ tiết niệu: đi tiểu ra máu hay sẫm màu.
Da: mẩn ngứa, ban đỏ,...
Toàn thân: phù, mệt mỏi, ớn lạnh có thể đi kèm vàng dạ hoặc vàng niêm mạch. mắt, đau nhức người.
Thần kinh: đau đầu, chóng mặt…
Tuần hoàn: rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực,...
6 Tương tác
Các thuốc chuyển hoá qua hệ Cytochrome P450 (CYP450) gây ra tình trạng cạnh tranh khi sử dụng đồng thời với Omsergy.
Omsergy 20mg có thể làm tăng thời gian đào thải của Diazepam, Warfarin, Phenytoin khi dùng kết hợp.
Omsergy 20mg làm tăng sinh khả dụng của Digoxin khi dùng phối hợp.
Theo dõi các chỉ số như INR và nồng độ Phenytoin trong huyết tương khi cần phải sử dụng phối hợp với Omsergy.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của thuốc Omsergy 20mg trước khi dùng.
Thuốc Omsergy 20mg không gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Thận trọng khi dùng cho người bị suy giảm chức năng gan hay thận.
Omsergy 20mg không phù hợp với người bị di truyền hiếm gặp không dùng nạp 1 số loại đường.
Omsergy 20mg có thể làm tăng nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn tiêu hoá.
Thuốc có thể điều trị lâu dài cho trẻ em khi cần thiết, việc điều trị cần có sự giám sát chặt chẽ từ bác sĩ.
7.2 Lưu ý cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Omsergy 20mg không gây ra ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai do đó có thể sử dụng an toàn cho bà mẹ đang thời kỳ thai nghén.
Phụ nữ cho con bú: thuốc không gây ra ảnh hưởng đến trẻ đang bú mẹ khi dùng với liều được khuyến cáo, tuy nhiên để tránh được rủi ro không đáng có bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
7.3 Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thuốc có thể gây buồn ngủ, chóng mặt, nhức đầu. Thận trọng trên đối tượng lái xe và vận hành máy móc.
7.4 Xử trí khi quá liều
Biểu hiện của quá liều Omsergy 20mg có thể là mờ mắt, nôn, buồn nôn,... Khi có biểu hiện bất thường về sức khỏe trong quá trình sử dụng Omsergy, cần phải ngừng việc sử dụng thuốc, cung cấp cho bác sĩ những thông tin cần thiết và đến ngay các cơ cơ y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị.
7.5 Bảo quản
Bảo quản nơi khô ráo và thoáng mát, tránh xa những nơi có nguồn nhiệt mạnh.
Điều kiện bảo quản thích hợp là nhiệt độ không quá 30 độ C và độ ẩm dưới 75%.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VN-20406-17.
Nhà sản xuất: Công ty Saga Laboratories - Ấn Độ.
Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên, kèm hướng dẫn sử dụng.
9 Thuốc Omsergy 20mg giá bao nhiêu?
Omsergy 20mg giá bao nhiêu? Hiện nay thuốc đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc Omsergy 20mg đã được cập nhật ở đầu trang hoặc để biết chi tiết về sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi bạn đọc có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 88 8633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Omsergy 20mg mua ở đâu?
Thuốc Omsergy 20mg mua ở đâu chính hãng và uy tín nhất? Bạn đọc có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Omsergy 20mg để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân hoặc liên hệ qua số hotline hoặc nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
Thuốc Omsergy 20mg có chứa hoạt chất Omeprazol, được chỉ định điều trị và dự phòng tái phát trong các trường hợp bệnh nhân bị viêm loét dạ dày - tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản và hội chứng Zollinger - Ellison.
Dùng 1 liều duy nhất mỗi ngày, tiện lợi cho bệnh nhân. Omsergy 20mg có đặc điểm dược động học đơn giản, chất chuyển hóa không có hoạt tính, tồn tại rất ngắn trong máu, hạn chế việc xuất hiện độc tính thứ cấp trên người dùng.
Omeprazole có thể tạo ra tác dụng kép đáng kể trong việc bảo vệ Đường tiêu hóa bằng cách cung cấp các đặc tính chống oxy hóa mạnh bên cạnh vai trò chính của chúng là tác nhân ức chế axit [1].
Hoạt chất Omeprazole là thuốc PPI đầu tiên, với khả năng ức chế tiết acid dạ dày vượt trội, được đánh giá cho hiệu quả điều trị triệu chứng và dự phòng tái phát cao hơn hẳn so với các thuốc kháng histamin H2 trước đó; đồng thời gây ra ít tác dụng phụ hơn, an toàn và được chỉ định cho cả người lớn và trẻ em [2].
Các thuốc PPI được chứng minh có lợi ích trong điều trị ở các bệnh nhân ung thư, biểu hiện bởi: tăng hiệu quả tại chỗ của các phương pháp điều trị như hóa trị, xạ trị, tăng tỷ lệ hoại tử khối u, giảm độ nhạy cảm của tế bào, đồng thời giúp giảm độc tính toàn thân cho bệnh nhân [3].
Giá thành rẻ, phân phối rộng rãi và có thể mua dể dàng tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
12 Nhược điểm
Một số tác dụng không mong muốn như nhức đầu, chóng mặt có thể xảy ra trong quá trình sử dụng.
Omeprazol là 1 thuốc ức chế bơm proton thế hệ cũ, có tác dụng ức chế acid chậm và kém bền vững, bị thay đổi đáng kể bởi kiểu hình gen cá thể, đồng thời gây ra nhiều tương tác thuốc - thuốc, nên hiện nay ít được sử dụng hơn so với các thuốc PPI thế hệ mới như: Esomeprazole, Rabeprazole [4].
Tổng 15 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Mohammed N Abed và cộng sự (Ngày đăng: năm 2020). Comparison of Antioxidant Effects of the Proton Pump-Inhibiting Drugs Omeprazole, Esomeprazole, Lansoprazole, Pantoprazole, and Rabeprazole, Pubmed. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2023
- ^ Tác giả F Marchetti và cộng sự (Ngày xuất bản: tháng 10 năm 2003) Proton pump inhibitors in children: a review, Pubmed. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2023
- ^ Tác giả Stefano Ferrari và cộng sự (Ngày xuất bản: ngày 24 tháng 10 năm 2013) Proton pump inhibitor chemosensitization in human osteosarcoma: from the bench to the patients' bed, Pubmed. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2023
- ^ Tác giả Jean-Dominique de Korwin và cộng sự (Ngày xuất bản: ngày 19 tháng 6 năm 2004) [New-generation proton pump inhibitors: progress in the treatment of peptic acid diseases?], Pubmed. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2023