1 / 5
thuoc omez 3 A0237

Omez

Thuốc kê đơn

0
Đã bán: 112 Còn hàng
Thương hiệuDr. Reddy's Laboratories, Dr. Reddy's Laboratories Ltd
Công ty đăng kýCông ty TNHH MTV Vimedimex Bình Dương
Số đăng kýVN-21275-18
Dạng bào chếviên nang cứng
Quy cách đóng gói2 vỉ x 10 viên
Hạn sử dụng36 tháng
Hoạt chấtOmeprazole
Xuất xứẤn Độ
Mã sản phẩmgk1109
Chuyên mục Thuốc Tiêu Hóa

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi

Phản hồi thông tin

Dược sĩ Hoàng Mai Biên soạn: Dược sĩ Hoàng Mai
Dược sĩ lâm sàng

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

Lượt xem: 560 lần

Thuốc Omez 20mg được chỉ định để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược thực quản. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Omez 20mg.

1 Thành phần

Thành phần trong mỗi viên Omez 20mg có chứa:  Omeprazole BP 20mg

Tá dược vừa đủ

Dạng bào chế: viên nang cứng

2 Chỉ định của thuốc Omez 20mg

  • Điều trị ngắn hạn loét tá tràng, loét dạ dày.
  • Viêm thực quản trào ngược.
  • Kiểm soát hội chứng Zollinger - Ellison.

==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Moprazol - Điều trị tình trạng trào ngược dạ dày thực quản 

3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Omez 20mg

3.1 Liều dùng 

Đối với người lớn:

  • Điều trị ngắn hạn loét tá tràng: dùng liều 20mg/ngày uống trong 4 tuần. Có thể uống bổ sung thêm 4 tuần nữa tùy theo tình trạng bệnh
  • Điều trị ngắn hạn loét dạ dày: dùng liều 40mg/ngày uống trong 4 tuần.
  • Điều trị ngắn hạn viêm thực quản do trào ngược có kèm các triệu chứng khác của bệnh GERD nhưng không có viêm họng thực quản.:dùng liều 20mg/ tuần dùng trong 4 tuần. 
  • Điều trị viêm thực quản kèm GERD dùng liều 20mg/ ngày trong 4-8 tuần
  • Hội chứng Zollinger – Ellison: bắt đầu dùng với liều 60mg, có thể lên tới 120mg/ngày

Đối với trẻ em: không có khuyến cáo sử dụng với thuốc này

Người cao tuổi: không phải điều chỉnh liều

Đối với bệnh nhân suy gan: có thể cần giảm liều

Đối với bệnh nhân suy thận: không điều chỉnh liều

Chỉ định của thuốc Omez 20mg
Chỉ định của thuốc Omez 20mg

3.2 Cách dùng 

Nên dùng thuốc vào buổi sáng, uống với một cốc nước đầy

Không nhai hoặc nghiền viên thuốc khi uống

4 Chống chỉ định

Có tiền sử mẫn cảm với omeprazole và cả các tá dược của thuốc

Phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú không được sử dụng

==>> Xem thêm thuốc có cùng tác dụng: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Omeprazol 20mg Mediplantex chữa viêm loét dạ dày

5 Tác dụng phụ

Hệ/cơ quanTác dụng phụ
Toàn thânCác phản ứng dị ứng bao gồm: quá mẫn, sốt, đau, mệt mỏi, khó chịu, chướng bụng
Tim mạchĐau ngực, hoặc tức ngực, nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm, hồi hộp, huyết áp tăng, phù ngoại vi
Dạ dày ruộtViêm tuyến tụy, chán ăn, kích thích ruột kết, đầy hơi, phân biến màu, bệnh nấm Candida, teo chất nhầy của lưỡi, khô miệng. U dạ dày thường lành tính. Các bệnh nhân có hội chứng Zollinger - Ellison (ZE) có báo cáo về các hạch dạng ung thư dạ dày - tá tràng.
Gantăng nhẹ các chỉ số xét nghiệm gan, hiếm gặp các bệnh như vàng da, ứ mật hoặc viêm gan hỗn hợp, xơ gan, suy gan, và bệnh não - gan
Chuyển hóa/dinh dưỡngThiếu natri, giảm đường huyết, tăng cân
Hệ xương cơCo cơ, đau cơ, yếu cơ, đau khớp, đau cẳng chân
Hệ thần kinh/tâm thầnRối loạn tâm thần, bao gồm: trầm cảm, kích động, ảo giác, lú lẫn, mất ngủ, bồn chồn, run, lãnh cảm, buồn ngủ, lo lắng, ác mộng, hoa mắt, dị cảm, loạn cảm giác nửa mặt
Hệ hô hấpChảy máu cam, đau thực quản
DaPhát ban và một số ít trường hợp nghiêm trọng bao gồm ban hoại tử biểu bì do thuốc, hội chứng Stevens - Johnson, viêm da, mày đay, phù mạch, bệnh ngứa, rụng tóc, khô da, tăng tiết mồ hôi.
Giác quan đặc biệtÙ tai, vị giác khác thường
Tiết niệuCreatinin trong huyết tương tăng, protein niệu, nước tiểu có máu, có Glucose, đau tinh hoàn, vú to ở đàn ông. Viêm thận kẻ, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nước tiểu có mủ, đi tiểu nhiều
Chảy máuCó ít các trường hợp giảm huyết cầu toàn thể, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu trung tính, thiếu máu, tăng bạch cầu, và thiếu máu tan huyết cũng đã có báo cáo

6 Tương tác

  • Diazepam, Phenytoin và các chất chống đông máu như warfarin: cần giám sát nồng độ thuốc trong máu và có thể điều chỉnh liều khi sử dụng chung với omeprazole.
  •  Itraconazole, ketoconazol : khi sử dụng đồng thời với omeprazole làm giảm sự hấp thu của thuốc do pH dạ dày thay đổi.
  • Các  thuốc kháng retrovirus (atazanavir) : làm giảm nồng độ thuốc trong huyết tương nên giảm hiệu quả điều trị
  • Clarithomycin dùng với omeprazole làm tăng nồng độ kháng sinh
  • Clopidogrel : làm giảm hiệu quả tập kết tiểu cẩu

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng 

  • Thận trọng khi sử dụng cho đối tượng bị bệnh dạ dày ác tính vì khi sử dụng thuốc làm giảm nhẹ triệu chứng, gây chẩn đoán bệnh trễ.
  • Điều trị lâu dài có thể gặp viêm teo dạ dày. [1]
  • Thuốc  làm tăng khả năng gãy xương ở bệnh nhân bị loãng xương
  • Không dùng thuốc đã hết hạn sử dụng

7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

Không có bằng chứng an toàn trên đối tượng này nên không sử dụng cho bà mẹ đang cho con bú và phụ nữ mang thai

7.3 Xử trí khi quá liều

Quá liều lên đến 2400mg/ngày với các biểu hiện như buồn nôn, mắt mờ, nôn, khô miệng , tim đập  nhanh.. Không có thuốc điều trị quá liều chỉ có thể điều trị triệu chứng và hỗ trợ.

7.4 Bảo quản 

Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng mặt trời

Không để gần khu vực trẻ có thể tiếp cận

7.5 Sản phẩm thay thế

Thuốc Omeprazole STADA 20mg chỉ định dùng trong các trường hợp viêm loét dạ dày - tá tràng, trào ngược dạ dày-thực quản, hội chứng Zollinger - Ellison. Được sản xuất bởi công ty Stada, hộp 30 viên.

Agimepzol 20 có cùng thành phần Omeprazole 20mg được sẳn xuất bởi  Công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm có giá thành khoảng 90.000 đồng/hộp 100 viên nang cứng.

8 Thông tin chung

SĐK (nếu có): VN-21275-18

Nhà sản xuất: Dr. Reddy's Laboratories Ltd

Đóng gói: 2 vỉ x 10 viên

9 Cơ chế tác dụng 

9.1 Dược lực học

Omeprazole là dẫn xuất của nhóm benzimidazole, ức chế sự tiết axit của dạ dày bằng cách ức chế hệ thống enzyme H+, K+, -ATP (bơm proton) có trên thành tế bào dạ dày. Hệ thống enzym naỳ có vai trò tăng tiết axit ở dạ dày, như vậy thuốc omeprazole hay các thuốc nhóm PPIs ngăn chặn được sự sản xuất axit, sử dụng điều trị các bệnh về đường tiêu hoá. Omeprazole được hấp thu ở ruột và có thời gian điều trị kéo dài.

9.2 Dược động học

  • Hấp thu: nghiên cứu cho thấy uống omeprazol trước ăn 1 giờ, khi bụng đói được hấp thu nhanh. Thời gian đạt đỉnh khoảng 30 phút.
  • Phân bố: omeprazole được gắn kết với protein huyết tương khoảng 95%
  • Chuyển hoá: được chuyển hoá gần như hoàn toàn, không tìm dạng thuốc ban đầu trong phân hoặc nước tiểu.
  • Thải trừ: thời gian bán thải là khoảng 1 giờ, thuốc ở dạng không biến đổi được bài tiết trong nước tiểu dù ít hay nhiều. 

10 Thuốc Omez 20mg giá bao nhiêu?

Thuốc Omez hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline để được tư vấn thêm. 

11 Thuốc Omez mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất?

Bạn có thể  mua Omez 20mg  trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.

12 Ưu điểm

  • Thành phần thuốc là omeprazole thuộc nhóm PPIs ức chế tiết axit thành dạ dày nên được ứng dụng điều trị hiệu quả các bệnh dạ dày như trào ngược dạ dày thực quản (GERD), loét dạ dày, loét tá tràng..[2]
  • Thuốc được sản xuất bởi nhà máy hiện đại, công ty dược phẩm nổi tiếng Ấn Độ, có giá thành hợp lý, sản phẩm chất lượng cao.
  • Các tác dụng phụ thường nhẹ, các trường hợp nặng hiếm khi xảy ra. Độ an toàn cao, quá liều cũng ít có biến chứng nguy hiểm. 
  • Tác dụng thuốc kéo dài 24 giờ, nên chỉ cần sử dụng 1 lần/ngày, tiện lợi với người dùng
  • Bào chế dạng viên nang thuận tiện mang theo, che dấu mùi vị thuốc, dễ uống.

13 Nhược điểm

  • Không có bằng chứng an toàn khi sử dụng cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú
  • Có nhiều tương tác với các thuốc khác
  • Chỉ định với từng trường hợp bệnh sẽ có liều dùng khác nhau

Tổng 5 hình ảnh

thuoc omez 3 A0237
thuoc omez 3 A0237
thuoc omez 2 F2205
thuoc omez 2 F2205
thuoc omez 4 J3434
thuoc omez 4 J3434
thuoc omez 1 N5822
thuoc omez 1 N5822
thuoc omez R7202
thuoc omez R7202

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả Naina Mohamed Pakkir Maideen (Ngày đăng 25 tháng 5 năm 2023) Adverse Effects Associated with Long-Term Use of Proton Pump Inhibitors. PubMed. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2024
  2. ^ Tâc giả Neal Shah; William Gossman (Ngày đăng 7 tháng 2 năm 2023), Omeprazole. PubMed. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2024
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    không thấy giá của sản phẩm ạ?

    Bởi: thảo vào


    Thích (0) Trả lời 1
    • Bạn liên hệ Hotline để được tư vấn nhé

      Quản trị viên: Dược sĩ Hoàng Mai vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Omez 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Omez
    T
    Điểm đánh giá: 5/5

    nhân viên tư vấn nhiệt tình

    Trả lời Cảm ơn (0)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633