Omefort 40mg
Thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng
Thương hiệu | Quapharco (Dược phẩm Quảng Bình), Công ty cổ phần dược phẩm Quảng Bình |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần dược phẩm Quảng Bình |
Số đăng ký | VD-26242-17 |
Dạng bào chế | Viên nang cứng |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 vỉ x 10 viên |
Hạn sử dụng | 36 tháng |
Hoạt chất | Omeprazole |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | hp2212 |
Chuyên mục | Thuốc Tiêu Hóa |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
1 Thành phần
Thành phần trong mỗi viên thuốc Omefort 40 gồm có:
- Omeprazol hàm lượng 40 mg,
- Tá dược vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: viên nang cứng.
2 Omefort 40 là thuốc gì?
Thuốc Omefort 40 được chỉ định:
- Điều trị và dự phòng bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng
- Điều trị và dự phòng bệnh trào ngược dạ dày-thực quản.
- Điều trị duy trì hội chứng Zollinger - Ellison.
- Diệt khuẩn Hp dạ dày.
==>> Xem thêm: Mepilori 40 - Thuốc phòng và điều trị trào ngược dạ dày - thực quản
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Omefort 40
3.1 Liều dùng
3.1.1 Điều trị chứng viêm thực quản do trào ngược dạ dày - thực quản
Uống mỗi ngày 1 viên 40mg trong khoảng 4-8 tuần, sau đó giảm liều điều trị uống duy trì với liều mỗi 2 ngày 1 viên 40mg.
3.1.2 Điều trị loét
Uống mỗi ngày 1 viên 40mg, thời gian điều trị loét tá tràng là 4 tuần, còn điều trị loét dạ dày là 8 tuần.
3.1.3 Điều trị hội chứng Zollinger - Ellison
Uống mỗi ngày 2 viên 40mg (tương đương 80 mg/ngày), chia 2 lần/ngày x 1 viên/lần, hoặc có thể dùng liều theo hướng dẫn của bác sĩ.
3.1.4 Diệt trừ H.pylori dạ dày
Dùng liều uống mỗi ngày 1 lần x 1 viên 40mg, kết hợp với các kháng sinh khác theo phác đồ hướng dẫn.
Bệnh nhân suy thận và người cao tuổi: không cần điều chỉnh liều.
Bệnh nhân suy gan có thể cân nhắc giảm liều theo ý kiến của bác sĩ.
3.2 Cách dùng
Omefort 40 uống trước hay sau ăn? Thuốc nên được uống trước ăn ít nhất 30 phút hoặc uống trước khi đi ngủ.

4 Chống chỉ định
Không dùng cho người mẫn cảm với thành phần trong thuốc Omefort 40.
Không kết hợp thuốc với nelfinavir.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Thuốc Agimepzol 20: Điều trị và dự phòng viêm loét dạ dày - tá tràng
5 Tác dụng phụ
5.1 Thường gặp
Rối loạn thần kinh: nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt.
Rối loạn tiêu hoá: nôn, buồn nôn, táo bón.
5.2 Ít gặp
Rối loạn toàn thân: mệt mỏi, mất ngủ, rối loạn cảm giác.
Rối loạn da: ngứa, nổi mề đay.
Rối loạn gan, mật: tăng men gan.
5.3 Hiếm gặp
Sốc phản vệ, phù mạch, giảm bạch cầu, kích động, trầm cảm, vú to ở đàn ông, viêm dạ dày, viêm gan, co thắt phế quản, đau cơ, khớp, viêm thận kẽ.
6 Tương tác
Thuốc | Tương tác |
Cyclosporin | Omeprazol có thể làm tăng nồng độ cyclosporin trong máu. |
Kháng sinh diệt H.pylori | Omeprazol làm tăng tác dụng của các kháng sinh này. |
Diazepam, Phenytoin, Cilostazol, Warfarin, các thuốc kháng vitamin K khác | Omeprazol ức chế CYP2C19, làm tăng nồng độ các thuốc này. |
Dicoumarol | Omeprazol làm tăng tác dụng chống đông máu. |
Nifedipin | Omeprazol làm giảm chuyển hóa ít nhất 20%, có thể làm tăng tác dụng của nifedipin. |
Clarithromycin, Voriconazole | Ức chế chuyển hóa omeprazol, làm tăng gấp đôi nồng độ omeprazol. |
Clopidogrel | Dùng đồng thời làm giảm tác dụng chống kết tập tiểu cầu |
Ketoconazol, Itraconazol, Posaconazole, Erlotinib | Omeprazol làm giảm hấp thu do giảm độ acid dạ dày. |
Digoxin | Omeprazol (20mg/ngày) làm tăng Sinh khả dụng digoxin ~10%, cần thận trọng ở người cao tuổi. |
Methotrexat | Omeprazol có thể làm tăng nồng độ methotrexat trong huyết tương. |
Saquinavir | Omeprazol làm tăng nồng độ huyết tương saquinavir lên đến 70% và cải thiện khả năng dung nạp. |
Tacrolimus | Nồng độ tacrolimus trong huyết tương có thể tăng, cần điều chỉnh liều khi dùng đồng thời. |
Atazanavir, Nelfinavir | Omeprazol làm giảm nồng độ huyết tương của các thuốc này. |
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Trước khi sử dụng thuốc Omefort 40 trong điều trị viêm loét dạ dày, cần phải loại trừ nguyên nhân u ác tính dạ dày.
Không dùng thuốc cho người có tiền sử kém hấp thu glucose-galactose, do thành phần tá dược có sucrose.
Tá dược nipazin và nipasol có thể gây nhiều phản ứng dị ứng, nên cần thận trọng khi sử dụng.
Thuốc có thể gây nhuận tràng nhẹ do thành phần có mannitol.
Thận trọng khi lái xe hoặc đang vận hành máy móc do đã có báo cáo về tình trạng buồn ngủ, chóng mặt khi dùng thuốc.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Thuốc không được khuyến cáo cho đối tượng phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú, nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu cần thiết sử dụng thuốc.
7.3 Xử trí khi quá liều
Các triệu chứng quá liều có thể gặp như nôn, buồn nôn, chóng mặt…
Xử trí: cần đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để điều trị triệu chứng, chưa có thuốc giải đặc hiệu.
7.4 Bảo quản
Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30 độ C, để xa tầm tay của trẻ nhỏ.
8 Sản phẩm thay thế
Nếu thuốc Omefort 40 hết hàng, quý khách có thể tham khảo các mẫu bên dưới:
Esomeprazole EG 40mg được sản xuất bởi công ty Pymepharco, có chỉ định tương tự trong điều trị viêm loét dạ dày-tá tràng, trào ngược dạ dày-thực quản. Đóng gói hộp 20 viên.
Omeprazole STADA 40mg được sản xuất bởi công ty liên doanh TNHH Stada Việt Nam, thành phần gồm có hoạt chất tương tự Omeprazole điều trị và dự phòng viêm loét dạ dày-tá tràng. Đóng gói hộp 30 viên.
9 Cơ chế tác dụng
9.1 Dược lực học
Omeprazol là một thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton (PPI), với cơ chế giảm tiết acid dạ dày bằng cách ức chế có phục hồi enzym hydro-kali adenosin triphosphatase (H⁺/K⁺-ATPase). Những enzyme này nằm tại tế bào viền của dạ dày, đóng vai trò xúc tác cho quá trình tiết HCl vào lòng dạ dày. Như vậy khi bị ức chế, lượng acid tiết ra giảm đáng kể. [1].
9.2 Dược động học
Hấp thu: thuốc được hấp thụ hoàn toàn trong vòng từ 3-6 giờ tại ruột non bằng đường uống, sinh khả dụng khoảng 60%.
Phân bố: gắn mạnh với protein huyết tương, hơn 95%, phân bố rộng rãi ở các mô, nhiều nhất là thành tế bào dạ dày.
Chuyển hoá: chuyển hoá hoàn toàn tại gan, qua quá trình CP450.
Thải trừ: qua nước tiểu hơn 80% và phần còn lại qua phân, thuốc có thời gian bán thải khoảng 40 phút.
10 Thuốc Omefort 40 giá bao nhiêu?
Thuốc Omefort 40 hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline để được tư vấn thêm.
11 Thuốc Omefort 40 mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất?
Bạn có thể mua thuốc Omefort 40 trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
12 Ưu điểm
- Thuốc có thành phần là Omeprazole được chứng minh hiệu quả nhanh trong giảm tiết acid dạ dày, giúp điều trị các bệnh lý viêm loét lành tính.
- Thời gian tác dụng kéo dài nên liều dùng đơn giản, dễ nhớ 1 viên/ngày.
- Sản xuất bởi dây chuyền tiến tiến đạt chuẩn GMP của công ty Dược phẩm Quảng Bình, đảm bảo chất lượng và độ an toàn của thuốc.
13 Nhược điểm
- Thuốc có thể gây chóng mặt, đau đầu nên cẩn trọng khi đang lái xe, vận hành máy
Tổng 4 hình ảnh



