Okacin
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Novartis, Hãng dược phẩm Novartis Ophthalmics A.G |
Công ty đăng ký | Hãng dược phẩm Novartis Ophthalmics A.G |
Dạng bào chế | Dung dịch nhỏ mắt |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 lọ 5ml |
Hoạt chất | Lomefloxacin |
Xuất xứ | Thụy Sĩ |
Mã sản phẩm | m5601 |
Chuyên mục | Thuốc Nhỏ Mắt |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Okacin được chỉ định để điều trị cho bệnh nhân mắc các nhiễm trùng ở vị trí trước mắt nguyên nhân do các vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh Lemofloxacin. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Okacin.
1 Thành phần
Thành phần: Thuốc Okacin có thành phần chính: Lomefloxacin hàm lượng 15 mg.
Dạng bào chế: Dung dịch để nhỏ mắt.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Okacin
2.1 Tác dụng của thuốc Okacin
Thuốc Okacin có hoạt chất chính là Lomefloxacin có tác dụng kháng khuẩn, diệt khuẩn thông qua các cơ chế:
Lomefloxacin là dược chất thuộc nhóm kháng sinh nhóm quinolon, có tác dụng ức chế enzym gyrase - enzym có vai trò quan trọng trong quá trình sinh tổng hợp của vi khuẩn, bằng cách cách gắn với men này tạo ra 1 phức hợp làm bất hoạt chức năng của enzym, giúp nhanh chóng tiêu diệt các vi khuẩn. Phổ tác dụng của lomefloxacin rộng, tác dụng với nhiều vi khuẩn nhạy cảm Gram (+) và Gram (-).
2.2 Chỉ định của thuốc Okacin
Với tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, kháng khuẩn, thuốc Okacin được chỉ định trên lâm sàng cho các trường hợp: Bệnh nhân mắc các nhiễm trùng ở vị trí trước mắt nguyên nhân do các vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh Lemofloxacin.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Euoxacin 200mg là thuốc gì, giá bao nhiêu tiền? có tác dụng gì?
3 Cách dùng - Liều dùng của thuốc Okacin
3.1 Liều dùng của thuốc Okacin
Thuốc Okacin được dùng khi có chỉ định của bác sĩ với liều được khuyến cáo là:
Đối với người lớn và trẻ em trên 1 tuổi: 1 giọt/mắt/lần x 2 - 3 lần/ngày x 7 - 9 ngày.
Thời gian mới bắt đầu điều trị: Bệnh nhân cần nhỏ thuốc với tần suất lớn hơn: 5 giọt trong vòng 20 phút hay 1 giọt/giờ x 6 - 10 giờ.
Nếu có thắc mắc gì về liều lượng dùng, bạn hãy liên hệ với bác sĩ để được giải đáp.
3.2 Cách dùng thuốc Okacin hiệu quả
Thuốc chỉ được dùng để nhỏ mắt, không được dùng thuốc này để uống hay tiêm truyền.
Để đạt được hiệu quả tốt nhất khi điều trị, nhỏ thuốc vào vị trí túi kết mạc dưới.
Sau khi sử dụng xong nhớ đậy nắp cẩn thận.
Không nên tự ý sử dụng thuốc, chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
4 Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Okacin cho những bệnh nhân dị ứng hoặc mẫn cảm Lomefloxacin hay với bất kì thành phần nào của thuốc.
Bệnh nhân tiền sử dị ứng kháng sinh nhóm quinolon.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm Thuốc Rozalep: Cách dùng – liều dùng, lưu ý khi sử dụng
5 Tác dụng phụ
Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc Okacin là: Gây cảm giác xốn nhẹ ở mắt sau khi nhỏ thuốc.
Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào hãy thông báo ngay cho bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.
6 Tương tác
Thuốc Okacin có thành phần chính là Lemofloxacin có thể tương tác với các kim loại nặng như Sắt, Kẽm... Do đó cần tránh phối hợp Okacin với các thuốc nhỏ có chứa thành phần là kim loại nặng bởi vì gây nguy cơ giảm tác dụng điều trị của thuốc.
Bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ để có cách sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả nhất.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Sử dụng cách nhau ít nhất 5 phút giữa 2 lần dùng 2 thuốc khác nhau nếu bệnh nhân đang sử dụng phối hợp nhiều loại thuốc nhỏ mắt
Trong thời gian điều trị nhiễm khuẩn mắt, không nên đeo kính áp tròng.
Không nên sử dụng thuốc kéo dài có thể gây nguy cơ bội nhiễm nấm loét giác mạc ở bệnh nhân hay làm phát triển các vi khuẩn bình thường không gây bệnh.
Thuốc Okacin không gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Do đó có thể sử dụng thuốc này cho đối tượng này.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú do mức độ an toàn chưa được xác định đầy đủ. Chỉ sử dụng thuốc nếu lợi ích mang lại lớn hơn so với nguy cơ có thể xảy ra.
7.3 Bảo quản
Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và tránh ẩm ướt.
Đậy nắp kín sau khi dùng xong. Lưu ý tránh làm thuốc bị nhiễm bụi, bẩn, vi khuẩn, vẩn đục hay biến màu.
Không được sử dụng thuốc trong một thời gian quá dài.
Để xa tầm tay trẻ em.
8 Nhà sản xuất
Đóng gói: Mỗi hộp thuốc Okacin gồm một lọ dung tích 5ml.
Nhà sản xuất: Hãng dược phẩm Novartis Ophthalmics A.G - Thụy Sĩ.
9 Thuốc Okacin giá bao nhiêu?
Thuốc Okacin hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Okacin mua ở đâu?
Thuốc Okacin mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt thuốc cũng như được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Lọ thuốc 5ml dung tích nhỏ gọn, dễ vận chuyển và bảo quản.
- Với tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, kháng khuẩn, thuốc Okacin trên lâm sàng có hiệu quả cho các trường hợp: Bệnh nhân mắc các nhiễm trùng ở vị trí trước mắt nguyên nhân do các vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh Lomefloxacin.
- Lomefloxacin là một loại kháng sinh quinolone phổ rộng difluor hóa thế hệ thứ hai. Nó được sử dụng để điều trị viêm phế quản, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm kết mạc, viêm tai ngoài và viêm tai giữa.[1].
- Lomefloxacin tại chỗ là một giải pháp thay thế hiệu quả cho thuốc nhỏ mắt Chloramphenicol tại chỗ sau phẫu thuật lác mắt để kiểm soát cơn đau, nhiễm trùng và tiết dịch, nhiễm trùng huyết, sung huyết và xuất huyết kết mạc.[2].
- Thuốc được sản xuất trên dây chuyền đạt chuẩn chất lượng GMP-WHO.
12 Nhược điểm
- Phối hợp Okacin với các thuốc nhỏ có chứa thành phần là kim loại nặng sẽ gây nguy cơ giảm tác dụng điều trị của thuốc.
Tổng 4 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả: Reem I Al-Wabli (Ngày đăng: 31 tháng 3 năm 2017). Lomefloxacin, PubMed. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2023
- ^ Tác giả: Moshe Snir và cộng sự (Ngày đăng: tháng 10 năm 2008). Postoperative lomefloxacin 0.3% prophylaxis in strabismus surgery, PubMed. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2023