Nausazy 4mg
Thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng
Thương hiệu | CPC1 Hà Nội, Công ty cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội |
Số đăng ký | VD-27828-17 |
Dạng bào chế | Dung dịch uống |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 ống x 5ml |
Hoạt chất | Ondansetron |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa4838 |
Chuyên mục | Thuốc Tiêu Hóa |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Biên soạn: Dược sĩ Nguyễn Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 13520 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Nausazy 4mg được sử dụng trong điều trị buồn nôn và nôn. Vây, thuốc có liều dùng như thế nào? Cần những lưu ý gì khi sử dụng? Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) tìm hiểu những thông tin về thuốc Nausazy 4mg trong bài viết sau đây.
1 Thành phần
Thành phần:
Mỗi ống Nausazy 4mg/5ml chứa hoạt chất chính là Ondansetron.
Tá dược vừa đủ 5ml: natri benzoat, Glycerin, Sorbitol, hương bạc hà, nước tinh khiết,...
Dạng bào chế: Dung dịch uống.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Nausazy 4mg
2.1 Thuốc Nausazy 4mg có tác dụng gì?
Cơ chế tác dụng của Ondansetron chưa biết rõ nó là chất đối chọi thụ thể 5-HT3 với tỷ lệ chọn lọc cao. Nôn do hoá trị và xạ trị là do hoạt hoá dây thần kinh phế vị nhờ thụ thể 5HT. Và vai trò của Ondansetron chính là ức chế sự bắt đầu phản ứng nôn này. Quá trình hoạt hoá ở dây thần kinh phế vị có thể làm giải phóng 5HT ở vùng postrema thuộc sàn não thất IV cùng với đó là tăng gây nôn qua cơ chế trung tâm. Tóm lại, Ondansetron có tác dụng trong trị buồn nôn do hoá trị , xạ trị là do đối chọi với các thụ thể 5HT3 ở dây thần kinh ngoại vi + hệ thần kinh trung ương.
Thuốc không ức chế thụ thể dopamin, nên tác dụng gây ngoại tháp là không xảy ra.
Vậy Nausazy 4mg là thuốc gì? Là thuốc để phòng buồn nôn và nôn do hoá trị, xạ trị ở bệnh lý ung thư và nôn hậu phẫu thuật.
2.2 Dược động học
Hấp thu: Ondansetron hydroclorid được dùng tiêm tĩnh mạch và uống. Thuốc được hấp thu qua đường tiêu hoá và có Sinh khả dụng khoảng 60%.
Phân bố: Thể tích phân bố khoảng 1,9 +/- 0,5 lít/kg; Độ thanh thải huyết tương là 0,35 +/- 0,16 lít/giờ/kg ở người lớn và có thể cao hơn ở trẻ em.
Thuốc liên kết với protein huyết tương khoảng 75%.
Chuyển hoá: thuốc chuyển hoá thành chất liên hợp glucuronid và sulfat.
Thải trừ: bài tiết chủ yếu dưới dạng chuyển hoá qua phân và nước tiểu, khoảng dưới 10% bài tiết ở dạng không đổi. Thời gian bán thải khoảng 3-4 giờ.
2.3 Chỉ định thuốc Nausazy 4mg
- Người lớn:
- Ðiều trị buồn nôn và nôn do hoá trị liệu và xạ trị ở bệnh nhân ung thư.
- Phòng ngừa buồn nôn và nôn hậu phẫu thuật.
- Trẻ em:
- Phòng ngừa và điều trị buồn nôn, nôn do hoá xạ trị cho trẻ em từ 6 tháng tuổi.
- Điều trị buồn nôn và nôn cho trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên hậu phẫu thuật.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Degas 8mg/4ml ngăn ngừa nôn và buồn nôn.
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Nausazy 4mg
3.1 Liều dùng thuốc Nausazy 4mg
3.1.1 Buồn nôn và nôn do hoá xạ trị
- Người lớn:
- Uống 8mg (2 ống) trước khi hoá xạ trị 1-2 giờ và 8ml tiếp theo cách 12 giờ.
- Sử dụng 5 ngày liên tiếp từ bắt đầu từ ngày hoá xạ trị mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 8mg.
- Trẻ em từ 6 tháng tuổi:
- Dựa theo Diện tích bề mặt cơ thể (BSA) hoặc trọng lượng cơ thể
BSA | Ngày 1 | Ngày 2-6 |
< 0,6 m2 | dùng 2mg sau 12 giờ hoá xạ trị | 2mg mỗi 12 giờ |
>= 0,6 m2 đến <= 1,2 m2 | dùng 4mg sau 12 giờ hoá xạ trị | 4mg mỗi 12 giờ |
> 1,2 m2 | dùng 8mg sau 12 giờ hoá xạ trị | 8mg mỗi 12 giờ |
Chú ý: Tổng liều không qua 32 mg/ngày.
- Dựa vào cân nặng
Cân nặng | Ngày 1 | Ngày 2-6 |
<= 10 kg | 0,15mg/kg tiêm tĩnh mạch mỗi 4 giờ có thể sử dụng tới 3 liều | 2mg uống mỗi 12 giờ. |
> 10kg | 0,15mg/kg tiêm tĩnh mạch mỗi 4 giờ có thể sử dụng tới 3 liều | 4mg uống mỗi 12 giờ |
Chú ý: Tổng liều không qua 32 mg/ngày.
3.1.2 Buồn nôn, nôn hậu phẫu thuật
- Người lớn: uống 2 ống (16 mg) trước gây mê 1 giờ.
- Trẻ em từ 1 tháng tuổi và thanh thiếu niên: chưa có liều dùng.
- Suy gan: không quá 10ml (8 mg) / 24 giờ.
3.2 Cách dùng thuốc Nausazy 4mg hiệu quả
Uống trực tiếp và tham khảo liều dùng ở trên về thời điểm dùng thuốc để đạt hiệu quả cao về tác dụng.
4 Chống chỉ định
Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào trong công thức thuốc.
Nghiêm cấm dùng cùng với apomorphin.
Suy gan nặng
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Pralmex Inj - thuốc điều trị buồn nôn, nôn.
5 Tác dụng phụ
Rất phổ biến (>= 1/10) | Đau đầu |
Thông thường (>= 1/100 đến < 1/10) | Táo bón; rối loạn mạch máu ( nóng trong, da bừng đỏ) |
Hiếm (>= 1/10000 đến < 1/1000) | Rối loạn hệ miễn dịch (phản ứng dị ứng, sốc phản vệ); Rối loạn thị giá chốc lát ( nhìn mờ); QTc kéo dài (gồm xoắn đỉnh) |
Rất hiếm (<1/10000) | Co giật, rối loạn vận động, rối loạn trương lực cơ, rối loạn vận nhãn; Mù thoáng qua; Loạn nhịp tim, đau ngực có hoặc không hạ đoạn ST, nhịp tim chậm; Hạ huyết áp; Nấc; Tăng không triệu chứng trong các thử nghiệm chức năng gan |
Báo ngay các triệu chứng bất thường gặp phải khi dùng thuốc cho bác sĩ để được xử trí kịp thời.
6 Tương tác
Không có tương tác với rượu, furosemid, Tramadol, temazepam, alfentanil, lidocain, Morphin, Propofol, thiopental.
Đối với các enzym cytochrom P-450 chuyển hoá Ondansetron ở gan như CYP2D6, CYP1A2… thì do sự đa dạng của các enzym nên thường bị ức chế hoặc giảm hoạt động của một enzym nào đó nhưng sẽ được bù đắp ngay bởi enzym khác vì vậy độ thanh thải Ondansetron không thay đổi đáng kể.
Thận trọng với các thuốc kéo dài khoảng QT vì có thể kéo dài thêm khoảng QT và/hoặc gây ra rối loạn điện giải.
Các thuốc gây độc cho tim (các anthracyclin, Trastuzumab), thuốc chẹn beta (atenolol, Timolol), kháng nấm (ketoconazol) kháng sinh ( Erythromycin), thuốc chống loạn nhip (amidaron) làm tăng nguy cơ loạn nhịp tim.
Thuốc Serotonin: sử dụng Ondansetron cùng Serotonergic gây hội chứng serotonin.
Apomorphin: tụt huyết áp, mất ý thức.
Carbamazepin, Phenytonin, Rifampicin: độ thanh thải Ondansetron tăng, nồng độ Ondansetron trong máu giảm.
Tramadol: Ondansetron làm giảm tác dụng của Tramadol.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Đối tượng lái xe và vận hành máy móc thận trọng khi sử dụng thuốc Ondansetron vì thuốc gây chóng mặt, đau đầu.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Chưa có nghiên cứu về sự an toàn của Ondansetron đối với phụ nữ có thai nên không được khuyến cáo sử dụng cho đối tượng này.
Ondansetron ngấm vào sữa nên đối với bà mẹ đang cho con bú muốn sử dụng thì ngừng cho con bú sữa.
7.3 Xử trí khi quá liều
Triệu chứng: Rối loạn thị giác, hạ huyết áp, táo bón nặng, block nhĩ thất độ 2 chốc lát, kéo dài khoảng QT.
Xử trí: Chưa có liệu pháp đặc biệt xử trí quá liều Ondansetron mà chỉ có điều trị hỗ trợ và theo dõi điện tâm đồ nếu có triệu chứng kéo dài khoảng QT.
7.4 Bảo quản
Bảo quản ở nhiệt độ phòng (dưới 30 độ C) trong bao bì kín.
Tránh ánh sáng, nơi ẩm ướt.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-27828-17.
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội.
Đóng gói: Hộp 10 ống x 5ml.
9 Thuốc Nausazy 4mg giá bao nhiêu?
Thuốc Nausazy 4mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Nausazy 4mg mua ở đâu?
Thuốc Nausazy 4mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Nausazy 4mg để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline 1900 888 633 nhắn tin trên website trungtamthuoc.com để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu nhược điểm của thuốc Nausazy 4mg
12 Ưu điểm
- Thuốc Ondansetron dạng dung dịch uống có hương vị Bạc Hà nên dễ sử dụng.
- Điều trị chứng buồn nôn, nôn hiệu quả, an toàn.[1].
- Thuốc không có tác dụng phụ ngoại tháp.
- Ondansetron dùng được cho bệnh nhân suy thận và suy gan.
- Thuốc chống nôn đầu tiên dành cho trẻ em: trẻ em từ 6 tháng tuổi hoá xạ trị và từ 1 tháng tuổi sau hậu phẫu thuật.[2].
13 Nhược điểm
- Giá thành cao.
- Không được sử dụng ở phụ nữ có thai.
- Gây đau đầu, chóng mặt nên đối tượng lái xe và vận hành máy móc thận trọng sử dụng.
Tổng 21 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ WM Castle, AJ Jukes, cập nhập tháng 11 năm 1992. Safety of ondansetron, Pubmed. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2022
- ^ CR Culy, cập nhập 2001. Ondansetron: a review of its use as an antiemetic in children, Pubmed. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2022