1. Trang chủ
  2. Huyết Học Truyền Máu
  3. Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch: Chẩn đoán và điều trị

Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch: Chẩn đoán và điều trị

Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch: Chẩn đoán và điều trị

Trungtamthuoc.com - Tiểu cầu là loại tế bào quan trọng trong máu, nó có vai trò quan trọng trong cầm máu, giúp cơ thể tự đông máu khi có sự chảy máu, cầm máu vết thương tránh để máu chảy quá nhiều gây mất máu nhiều. Tuy nhiên, khi có bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch, các tế bào tiểu cầu này bị tấn công, bị phá hủy gây nên tình trạng xuất huyết. Vậy triệu chứng của bệnh là gì? Bệnh có nguy hiểm không? Cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1 Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là bệnh gì?

Một trong 3 loại tế bào máu quan trọng trong cơ thể người đó là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Mỗi loại tế bào này đều có vai trò quan trọng trong cơ thể, khi chúng bị thay đổi số lượng giảm quá mức hoặc tăng quá mức có thể gây ra các bệnh lý huyết học nguy hiểm. 

Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch
Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là căn bệnh xảy ra do nguyên nhân miễn dịch. Trong đó hệ miễn dịch của con người coi các tế bào tiểu cầu là các tế bào lạ và tiến hành tấn công chúng, gây phá hủy tiểu cầu và gây nên tình trạng xuất huyết. 

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu do nguyên nhân miễn dịch có tên tiếng anh là Immune Thrombocytopenic Purpura - ITP. Các kháng thể nhận biết sai tác nhân gây bệnh thành tiểu cầu được gọi là kháng thể chống tiểu cầu. Việc suy giảm số lượng tiểu cầu trong máu làm người bệnh dễ bị chảy máu khi có tác động nhẹ. Nếu số lượng tiểu cầu bị phá hủy quá lớn có thể gây nên tình trạng tự chảy máu với biểu hiện như xuất huyết dưới da, xuất huyết não,... [1]

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu do nguyên nhân miễn dịch Immune Thrombocytopenic Purpura
Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu do nguyên nhân miễn dịch Immune Thrombocytopenic Purpura

2 Chẩn đoán xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch 

2.1 Chẩn đoán xác định

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh. 

2.1.1 Lâm sàng

Dấu hiệu bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu giai đoạn ban đầu thường chưa có thay đổi đáng kể. Người bệnh có thể tình cờ phát hiện bệnh qua xét nghiệm máu. Khi bệnh tiến triển, người bệnh dễ bị chảy máu và xuất hiện các hội chứng sau:

  • Hội chứng xuất huyết: xuất huyết từ thể nhẹ đến thể nặng. Biểu hiện bên ngoài dễ nhận biết là xuất huyết dưới da. Ngoài ra còn có triệu chứng chảy máu chân răng, chảy máu mũi, nôn ra máu, kinh nguyệt kéo dài. Có thể kèm theo tiểu ra máu, đi ngoài phân đen, xuất huyết não,...[2]
  • Hội chứng thiếu máu: chảy máu gây nên tình trạng thiếu máu, tình trạng này có mức độ tương xứng với mức độ xuất huyết.
  • Tuy nhiên, khám và quan sát thấy gan, lách, hạch ngoại vi không to.
Hình ảnh xuất huyết dưới da

2.1.2 Cận lâm sàng

Công thức máu:

  • Số lượng tiểu cầu giảm xuống dưới 100 G/l.
  • Số lượng hồng cầu giảm, ức giảm tương xứng với mức độ xuất huyết.
  • Số lượng bạch cầu thường ở mức bình thường. 

Tủy đồ: số lượng tiểu cầu bình thường hoặc tăng, hồng cầu và bạch cầu hạt phát triển bình thường. Mật độ tế bào tủy bình thường hoặc tăng. 

Thời gian máu chảy: Kéo dài, không cầm được máu. 

Các xét nghiệm PT, APTT, TT, fibrinogen: bình thường.

Kháng thể đặc hiệu kháng GPIIb-IIIa (hoặc GPIb): dương tính.

Các xét nghiệm:

  • Xét nghiệm vi sinh: xét nghiệm virus (HbsAg, anti HCV, anti HIV, Epstein Barr..): âm tính.
  • Xét nghiệm bệnh miễn dịch: âm tính.

Hiện nay chẩn đoán xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch cần loại trừ các bệnh cũng gây giảm tiểu cầu.

3 Chẩn đoán phân biệt

Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh cũng làm giảm tiểu cầu như:

  • Suy tủy xương.
  • Bệnh lơ xê mi cấp.
  • Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối.
  • Ung thư di căn sang tủy xương.

Ngoài ra, các trường hợp khác gây giảm tiểu cầu như: người nghiện rượu, nhiễm virus, người bị đông máu rải rác trong lòng mạch, người bị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống,...

4 Điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch

4.1 Nguyên tắc điều trị

Quyết định điều trị dựa trên số lượng tiểu cầu, khi số lượng tiểu cầu ≤ 30G/l kèm theo xuất huyết niêm mạc nhiều cần điều trị kịp thời cho bệnh nhân. Chú ý các đặc điểm lâm sàng khác kèm theo của người bệnh (người bệnh đang mắc các bệnh khác kèm theo).

Mục tiêu điều trị: điêu trị duy trì số lượng tiểu cầu trên 50 G/L, không còn triệu chứng xuất huyết trên lâm sàng. 

Điều trị cụ thể: Bao gồm điều trị đặc hiệu và điều trị hỗ trợ, cần dùng các thuốc ức chế miễn dịch cho người bệnh. Các thuốc trong phác đồ điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch phải dùng thận trọng để tránh xảy ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn, do đó cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ. 

4.2 Điều trị cụ thể

4.2.1 Điều trị đặc hiệu

Thuốc lựa chọn đầu tay là các thuốc corticoids, có tác dụng ức chế miễn dịch, liều dùng để điều trị thường là dùng liều cao và kéo dài. Cần chú ý rằng các thuốc này cần giảm liều từ từ tránh dừng thuốc đột ngột do có thể gây biến chứng suy tuyến thượng thận cấp. Ngoài ra, các tác dụng phụ của nhóm thuốc này đó là gây viêm loét dạ dày, giữ nước, tăng huyết áp, gây loãng xương, đục thủy tinh thể,...

Methylprednisolon được khuyến nghị là thuốc “đầu tay” trong điều trị căn bệnh này (trừ người bệnh có chống chỉ định điều trị corticoid). Liều dùng từ 1-2 mg/kg cân nặng/ngày. Cần xem xét đáp ứng của bệnh nhân với thuốc để có sự kết hợp thuốc hiệu quả. Khi số lượng tiểu cầu trở về mức bình thường, uống liều duy trì 4mg/ngày, dùng trong trong 1 năm, sau đó có thể dừng corticoid và tiếp tục theo dõi.[3]

Các thuốc ức chế miễn dịch khác: Nếu sau 3 tuần dùng corticoids không có đáp ứng thì nên kết hợp với một trong các thuốc sau: Cyclophosphamide, Vinca alkaloids (Vincristin, Vinblastin), Azathioprin (Imurel), Globulin miễn dịch (Immunoglobulin), Anti-(Rh) D, Danazol, Rituximab, Mycophenolate Mofetil (CellCeft). 

Điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch
Điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch

Nếu người bệnh bị phụ thuộc thuốc Corticoids, bị tái phát bệnh nhiều lần hoặc tác dụng phụ của thuốc quá nhiều mà tình trạng bệnh vẫn không thuyên giảm, các phương pháp điều trị có thể lựa chọn đó là: 

Cắt lách: sau khi cắt lách hệ miễn dịch của người bị suy yếu, vì vậy cần tiêm phòng các bệnh do vi khuẩn, virus đã có vaccine phòng bệnh trước khi cắt như Pneumococcus, Hemophilus Influenza, Meninngococcus,...Sau khi cắt, người bệnh cũng cần dùng kháng sinh phòng ngừa nhiễm khuẩn (thời gian thường kéo dài, có khi tới 2 năm). Cần thực hiện truyền tiểu cầu trước và trong phẫu thuật để giảm nguy cơ chảy máu. Đối với trẻ em, chỉ định cắt lách khi trẻ trên 5 tuổi. 

Thuốc Rutiximab: là thuốc thế hệ mới, có giá thành khá cao, cần dùng trong thời gian dài.

Thuốc kích thích tăng tạo tiểu cầu: đắt tiền và cần dùng trong thời gian dài. 

4.2.2 Điều trị hỗ trợ

Truyền khối tiểu cầu: được chỉ định khi bệnh nhân có xuất huyết hoặc khi không có xuất huyết nhưng có số lượng tiểu cầu < 20G/L.

Truyền khối hồng cầu: Khi có thiếu máu.

Trao đổi huyết tương: áp dụng khi người bệnh xuất huyết nặng, diễn biến cấp tính, viêm gan,...

Tranexamic acid (Transamin): chống chỉ định với trường hợp người bệnh đi tiểu ra máu. Liều dùng từ 250 đến 500 mg/ lần × 3 đến 4 lần/ ngày, có thể dùng cả đường uống và tiêm. 

5 Chăm sóc bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu

Các bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch nên hạn chế vận động mạnh, bê vác vật nặng hoặc các môn thể thao va chạm nhiều.

Bệnh nhân nên giám sát tình trạng xuất huyết dưới da hoặc niêm mạc.

Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, bệnh nhân nên duy trì dùng thuốc đều đặn, không tự ý bỏ thuốc vì có thể dẫn tới kháng thuốc.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Craig M Kessler, MD (Ngày đăng: ngày 7 tháng 1 năm 2021). Immune Thrombocytopenia ITP, Medscape. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: By Mayo Clinic Staff, (Ngày đăng: ngày 25 tháng 2 năm 2021). Immune thrombocytopenia ITP, Mayo Clinic. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2021.
  3. ^ Tác giả: Todd Gersten, MD, (Ngày đăng: ngày 2 tháng 6 năm 2020). Immune thrombocytopenic purpura (ITP), Medline Plus. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Phòng ngừa bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là gì?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch: Chẩn đoán và điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch: Chẩn đoán và điều trị
    MA
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633