1. Trang chủ
  2. Thận Tiết Niệu - Lọc Máu
  3. Viêm niệu đạo: nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị bệnh

Viêm niệu đạo: nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị bệnh

Viêm niệu đạo: nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị bệnh

Trungtamthuoc.com - Các triệu chứng của viêm niệu đạo thường xuất hiện từ 4 ngày đến 2 tuần sau khi tiếp xúc với nguyên nhân gây bệnh hoặc có thể không có triệu chứng. Bệnh nhân có thể có tình trạng xuất tiết niệu đạo, đó là những chất lỏng màu vàng, xanh, nâu hoặc có lẫn máu. Các dịch tiết này có thể tiết ra mà không liên quan đến quan hệ tình dục.

1 Bệnh viêm niệu đạo là gì?

Viêm niệu đạo là bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu dưới. Niệu đạo là một ống xơ xơ dẫn nước tiểu và tinh dịch thoát ra ngoài ở nam giới. Viêm niệu đạo là một trong những bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở nam giới.[1]

Trước đây, viêm niệu đạo là thuật ngữ dành cho những bệnh nhân có xuất tiết niệu đạo. Tuy nhiên, gần đây người ta thấy rằng có những bệnh nhân viêm niệu đạo nhưng không có xuất tiết, mà có tình trạng ngứa ran hay khó tiểu.

Viêm niệu đạo là bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu dưới
Viêm niệu đạo là bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu dưới

2 Nguyên nhân gây viêm niệu đạo

Hầu hết các trường hợp viêm niệu đạo đều là hậu quả của việc niệu đạo bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus.

Bệnh lậu Neisseria là nguyên nhân hàng đầu gây viêm niệu đạo. Neisseria là một loại vi khuẩn ngoại bào gram âm được truyền qua quan hệ tình dục. Những người bệnh này thường bị đồng nhiễm Chlamydia trachomatis với thời gian ủ bệnh là 2-5 ngày.[2]

Chlamydia trachomatis là nguyên nhân gây bệnh viêm niệu đạo không chuyên biệt (nongonococcal) phổ biến nhất và có thể lây truyền qua quan hệ tình dục. Người bệnh thường đồng nhiễm vi khuẩn này với Mycoplasma bộ phận sinh dục và Neisseria. Thời gian ủ bệnh của những bệnh nhân này thường là 7-14 ngày.

Nhiễm Mycoplasma ở bộ phận sinh dục có thể gây viêm niệu đạo tái phát hoặc kéo dài. Đây cũng là tác nhân gây bệnh viêm niệu đạo không chuyên biệt ở nam giới.

Trong một số ít trường hợp người bệnh có thể bị viêm niệu đạo do nhiễm Neisseria meningitides, Herpes Simplex virus, Adenovirus, Treponema pallidum, Trichomonas...

Bệnh do Hemophilus là một nguyên nhân hiếm gặp của viêm niệu đạo lây truyền qua quan hệ tình dục bằng miệng từ dịch tiết đường hô hấp.

Chấn thương cũng là một nguyên nhân ít gặp hơn của viêm niệu đạo, có thể gặp ở người bệnh đặt ống thông không liên tục.

Viêm niệu đạo do bệnh lậu Neisseria
Viêm niệu đạo do bệnh lậu Neisseria

Ngoài ra, những yếu tố kích thích vùng sinh dục cũng có thể dẫn đến viêm niệu đạo bao gồm:

  • Chà xát hoặc áp lực do quần áo bó sát hoặc quan hệ tình dục.
  • Hoạt động thể chất như đi xe đạp.
  • Các chất kích thích bao gồm xà phòng, bột cơ thể và chất diệt tinh trùng.

3 Triệu chứng lâm sàng của viêm niệu đạo

Có khoảng 25% người bệnh là viêm niệu đạo Nongonococcal, không có triệu chứng và xuất hiện sau sàng lọc đối tác. Trong đó có đến 75% người bệnh là phụ nữ bị nhiễm Chlamydia trachomatis không có triệu chứng. Các triệu chứng của viêm niệu đạo thường xuất hiện từ 4 ngày đến 2 tuần sau khi tiếp xúc với nguyên nhân gây bệnh hoặc có thể không có triệu chứng.

Bệnh nhân có thể có tình trạng xuất tiết niệu đạo, đó là những chất lỏng màu vàng, xanh, nâu hoặc có lẫn máu. Các dịch tiết này có thể tiết ra mà không liên quan đến quan hệ tình dục.

Khi viêm niệu đạo, bệnh nhân có thể gặp chứng khó tiểu, có những cảm giác khó chịu khi đi tiểu, thường xuyên muốn đi tiểu...

Cảm giác ngứa hoặc kích thích niệu đạo có thể xảy ra ở gần lỗ mở dương vật, có một số người bệnh thay vì ngứa sẽ thấy đau hoặc nóng rát.

Ở một số nam giới bị viêm niệu đạo có thể có cảm giác nặng nề ở bộ phận sinh dục như đau ở tinh hoàn...

Triệu chứng của viêm niệu đạo
Triệu chứng của viêm niệu đạo

Với phụ nữ bị nhiễm bệnh viêm niệu đạo có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, hay những triệu chứng khó chịu trong chu kỳ kinh nguyệt nặng hơn.

Ngoài ra, một số người bệnh viêm niệu đạo có thể gây ra các triệu chứng toàn thân như sốt, ớn lạnh, đổ mồ hô, buồn nôn. Những trường hợp này có thể là do bệnh lậu cầu lan tỏa, viêm bể thận, viêm khớp, viêm kết mạc, viêm ruột....

4 Các biến chứng liên quan đến viêm niệu đạo

Người bệnh nhiễm Neisseria có thể gặp một số biến chứng hiếm gặp như phù dương vật, áp xe quanh hậu môn, hẹp niệu đạo, viêm hạch bạch huyết dương vật. 

Các biến chứng do nhiễm Chlamydia trachomatis như viêm vùng chậu, vô sinh, mang thai ngoài tử cung, hội chứng Fitz-Hugh-Curtis, viêm ruột và viêm khớp... 

Hội chứng Reiter bao gồm viêm niệu đạo, viêm màng bồ đào và viêm khớp là một biến chứng hiếm gặp nhất do Chlamydia trachomatis. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp biến chứng như viêm mào tinh hoàn cấp tính, viêm lan và viêm tuyến tiền liệt...

5 Chẩn đoán viêm niệu đạo bằng cách nào?

Từ các triệu chứng kể trên kết hợp với khám thực thể và hỏi bệnh, bác sĩ có thể chẩn đoán rằng bạn đang bị viêm niệu đạo. Tuy nhiên, để chính xác nhất vẫn cần tới kết quả xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu:

  • Xét nghiệm nước tiểu tìm vi khuẩn gây bệnh, từ đó cũng giúp lựa chọn kháng sinh điều trị phù hợp. 
  • Xét nghiệm máu: thường không mấy cần thiết, tuy nhiên cũng cần làm nếu nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục HIV.

Ngoài ra, triệu chứng viêm niệu đạo do lậu cấp điển hình là chảy nhiều mủ màu vàng hoặc màu xanh, đái rất buốt.

Viêm niệu đạo không do lậu thường ít mủ, đôi khi chỉ thấy có giọt mủ vào buổi sáng, mủ màu trong suốt hoặc màu trắng. Triệu chứng kèm theo là đái nóng và có cảm giác ngứa khu trú ở phần đầu của niệu đạo.[3]

6 Điều trị viêm niệu đạo như thế nào?

Viêm niệu đạo nguyên nhân chính là do nhiễm khuẩn, do đó tùy vào kết quả xét nghiệm nước tiểu tìm vi khuẩn mà lựa chọn kháng sinh điều trị phù hợp. Để điều trị có hiệu quả, bệnh nhân nên tuân thủ lời khuyên của bác sĩ, duy trì đúng liều kháng sinh theo đơn để hạn chế tình trạng kháng thuốc. 

Trong thời gian điều trị bệnh, người bệnh cũng cần phải kiêng không quan hệ tình dục. Nếu nguyên nhân gây bệnh từ vi khuẩn lây qua đường tình dục, cần lưu ý đi khám và điều trị ở cả hai người. 

Điều trị viêm niệu đạo

6.1 Điều trị viêm niệu đạo không do lậu

Viêm niệu đạo không do lậu có thể lây nhiễm khi quan hệ tình dục không an toàn. Do đó cần điều trị cả ở nam và nữ, đồng thời tránh quan hệ tình dục trong thời gian điều trị bệnh. 

Đối với những trường hợp viêm niệu đạo không do lậu, kinh diễn hay tái phát có thể tóm tắt cách xử trí như sau:

Xác định có viêm nhiễm.

Lây bệnh phẩm xét nghiệm tìm N.gonorrhoeae, tìm nấm và trichomonas.

Khám người có quan hệ tình dục với bệnh nhân. Xét nghiệm tìm N. gonorrhoae, tìm nấm và Trichomonas.

Khám bệnh nhân tìm Herpes, sùi mào gà và dị vật đường sinh dục.

Đảm bảo bạn tình được điều trị đồng thời.

6.2 ​Điều trị viêm niệu đạo do lậu

Viêm niệu đạo do lậu cầu khuẩn cần tuân thủ các nguyên tắc điều trị sau:

Điều trị cho cả nam và nữ khi đã quan hệ tình dục với người bệnh. 

Lựa chọn kháng sinh thích hợp. [4]

Lựa chọn kháng sinh thích hợp chữa viêm niệu đạo
Lựa chọn kháng sinh thích hợp chữa viêm niệu đạo

Cần tư vấn cho bệnh nhân tuân thủ thời gian uống thuốc và nên kiêng quan hệ tình dục trong thời gian bị bệnh.

7 Phòng ngừa bệnh viêm niệu đạo

Nhiều bệnh nhân vị viêm niệu đạo từ hoạt động quan hệ tình dục. Do vậy, quan hệ tình dục an toàn là cách giúp các bạn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh này:

Sử dụng bao Cao Su khi quan hệ tình dục. 

Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục

Tránh quan hệ với nhiều người.

Ngoài ra, khám sức khỏe định kỳ cũng là điều cần thiết giúp sớm phát hiện bệnh. Bệnh còn nhẹ sẽ dễ điều trị hơn bệnh đã chuyển biến nặng và gây ra biến chứng. Các chị em phụ nữ khi vệ sinh vùng kín cần chọn sản phẩm dùng vệ sinh phù hợp để tránh gây kích ứng niệu đạo.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Ashley Young, Alicia Toncar, Anton A. Wray (Ngày đăng: ngày 29 tháng 7 năm 2021). Urethritis, NCBI. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Nayana Ambardekar, MD (Ngày đăng: ngày 26 tháng 1 năm 2020). Urethritis, WebMD. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2021.
  3. ^ Tác giả: Chuyên gia của CDC (Ngày đăng: ngày 22 tháng 7 năm 2021). Diseases Characterized by Urethritis and Cervicitis, CDC. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2021.
  4. ^ Tác giả: Dustin L Whitaker, MD (Ngày đăng: Ngày 18 tháng 12 năm 2020). Urethritis Treatment & Management, Medscape. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    viêm niệu đạo có thể gây nên biến chứng nào?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Viêm niệu đạo: nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị bệnh 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Viêm niệu đạo: nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị bệnh
    QA
    Điểm đánh giá: 5/5

    bài viết hữu ích, cảm ơn các dược sĩ đã cung cấp thông tin này

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633