1. Trang chủ
  2. Tim mạch - Mạch máu
  3. Viêm mủ màng ngoài tim ở trẻ: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Viêm mủ màng ngoài tim ở trẻ: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Viêm mủ màng ngoài tim ở trẻ: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Trungtamthuoc.com - Hầu hết trẻ viêm mủ màng ngoài tim đều có biểu hiện của hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc với nhiệt độ cơ thể tăng cao, và kéo dài hàng tuần. Do đó, sẽ khiến cơ thể của trẻ suy sụp chỉ sau một khoảng thời gian.  Vậy viêm mủ màng ngoài tim có biểu hiện và điều trị ra sao?

1 Viêm mủ màng ngoài tim là gì?

Viêm mủ màng ngoài tim là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn sinh mủ trong khoang màng ngoài tim. 

Viêm màng ngoài tim có mủ tuy hiếm gặp, nhưng đây là một bệnh nhiễm trùng tiến triển nhanh với tỷ lệ tử vong từ 20% đến 30%. [1] [2]

2 Nguyên nhân gây viêm mủ màng ngoài tim ở trẻ nhỏ

Các nguyên nhân phổ biến nhất có thể xác định được của viêm màng ngoài tim cấp tính ở trẻ em là nhiễm trùng do vi khuẩn, viêm màng ngoài tim do virus, bệnh viêm hoặc mô liên kết, khối u ác tính, bệnh chuyển hóa và hội chứng sau phẫu thuật cắt màng tim. [3] 

Tác nhân gây bệnh thường được xác định từ dịch màng tim bằng cách nuôi cấy hoặc các xét nghiệm nhạy cảm hơn ví dụ như phản ứng chuỗi polymerase (PCR) hoặc từ các mẫu sinh thiết màng ngoài tim trong các trường hợp cần dẫn lưu dịch mở. [4]

Tụ cầu vàng là nguyên nhân gây viêm mủ màng ngoài tim hay gặp nhất, và thường phát triển trên cơ thể có sức đề kháng giảm. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị viêm mủ màng ngoài tim do Hemophilus Influenza, liên cầu, phế cầu, não mô cầu…

Các vi khuẩn này thường đi vào máu từ các ổ nhiễm trùng như viêm phổi, tràn mủ màng phổi, cốt tủy viêm… đôi khi có trường hợp sau viêm nội tâm mạc.

Vi khuẩn là một gây viêm mủ màng ngoài tim ở trẻ.

3 Triệu chứng viêm mủ màng ngoài tim 

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà trẻ bị viêm mủ màng ngoài tim có nhiều triệu chứng khác nhau. Đồng thời, lượng dịch viêm và thời gian xuất hiện mủ trong khoang màng ngoài tim cũng khác nhau tùy từng trẻ.

Trong đó, hầu hết trẻ đều có biểu hiện của hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc với nhiệt độ cơ thể tăng cao, và kéo dài hàng tuần. Như vậy, sau một thời gian khiến trẻ bị suy sụp cơ thể.

Sau khi sốt khoảng 1 đến 2 tuần, trẻ bị đau ngực vùng trước tim, triệu chứng này xuất hiện đột ngột, khi ho, hít sâu, hoặc khi thay đổi tư thế. Đồng thời, trẻ thường bị đau lan ra sau lưng dẫn đến rất khó thở.

Không những thế trẻ còn có thể có biểu hiện phù của suy tim, bắt đầu phù ở  2 chân trước. Một số biểu hiện khác như gan to, mạch nhanh, tĩnh mạch cổ nổi.

Khi có dịch trong khoang màng ngoài tim thì diện đục của tim rộng và không nằm trong giới hạn bình thường, đồng thời tiếng tim mờ.

Viêm mủ màng ngoài tim khiến tiếng tim mờ.

4 Điều trị viêm mủ màng ngoài tim cho trẻ

Sau khi khám và có kết luận, căn cứ vào tình trạng viêm mủ màng ngoài tim của trẻ mà bác sĩ chỉ định điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật.

4.1 Trẻ bị viêm mủ màng ngoài tim - điều trị nội khoa như thế nào?

Trong điều trị nội khoa, trước hết dựa vào kháng sinh đồ có được qua cấy máy hay dịch màng ngoài tim mà có sự lựa chọn kháng sinh cho trẻ phù hợp. Trường hợp chưa có kháng sinh đồ thì căn cứ vào triệu chứng lâm sàng để lựa chọn kháng sinh.

Thời gian mỗi đợt điều trị kháng sinh cho trẻ viêm mủ màng ngoài tim thường từ 2 đến 4 tuần.

Nếu vi khuẩn gây viêm mủ màng ngoài tim ở trẻ là tụ cầu vàng thì cho trẻ điều trị như sau:

  • Truyền tĩnh mạch trong 60 phút Amikacin với liều mỗi ngày 1 lần là 15mg/kg và tiêm tĩnh mạch Methicilin hoặc Oxacilin mỗi ngày 150-200mg/kg, chia 4 lần đều nhau.
  • Hoặc kết hợp Amikacin với tiêm tĩnh mạch kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3 Cefotaxim 100 -200mg/kg một ngày, chia làm 3 lần cách đều nhau mỗi 8 giờ.
  • Hoặc thay thế Cefotaxim bằng Ceftriaxon mỗi ngày 100mg/kg truyền tĩnh mạch 60 phút.
  • Hoặc Amikacin và Vancomycin với liều mỗi ngày là 60mg/kg, chia làm 4 lần đều nhau để truyền tĩnh mạch trong 60 phút.

Nếu tìm được vi khuẩn gây bệnh là Hemophilus Influenza thì điều trị như sau:

  • Truyền tĩnh mạch một ngày 60 phút Amikacin liều 15mg/kg và tiêm tĩnh mạch Ampicilin liều 150 -200mg/kg mỗi ngày, tiêm tĩnh mạch, chia đều ra 4 lần.
  • Hoặc dùng Cefotaxim kết hợp với Amikacin theo liều dùng hướng dẫn như với tụ cầu.
  • Hoặc thay Ampicilin ở trên bằng Chloramphenicol  mỗi ngày tiêm tĩnh mạch 2 lần, mỗi lần 15mg/kg.
Điều trị nguyên nhân gây viêm mủ màng ngoài tim

Trường hợp trẻ bị viêm mủ màng ngoài tim do phế cầu:

  • Kết hợp Amikacin như trên với cephalosporin thế hệ I liều mỗi ngày là 100mg/kg, tiêm tĩnh mạch, chia 3 lần với các khoảng thời gian đều nhau.
  • Hoặc phối hợp Amikacin với penicillin tiêm tĩnh mạch mỗi ngày 100mg/kg, chia 4 lần, cách nhau 6 giờ.
  • Nếu trẻ bị viêm mủ màng ngoài tim do liên cầu thì cho trẻ dùng phác đồ kết hợp của Amikacin và Penicillin như trên.
  • Nếu trẻ có dấu hiệu suy tim hay ép tim thì sử dụng Furocemid mỗi ngày 2mg/kg, có thể uống hoặc tiêm tĩnh mạch, chia 2 lần đều nhau. Hoặc có thể sử dụng Spironolactone với liều mỗi lần là 1mg/kg, mỗi ngày uống chia 2 lần.
  • Ngoài ra, bác sĩ sẽ cân nhắc dùng men Urokinase hoặc Septokinase để bơm vào khoang màng ngoài tim của trẻ để tiêu các sợi fibrin. Các men này được dùng với liều ban đầu là 400.000UI, rồi liều 200.000UI để có nồng độ cao tại chỗ.

4.2 Chọc hút dịch khoang màng ngoài tim

Nếu trẻ có dấu hiệu ép tim thì phải làm biện pháp chọc hút dịch màng ngoài tim. Trước khi tiến hành, bác sĩ sẽ cho trẻ dùng thuốc an thần và tiêm tĩnh mạch 0,02mg/kg Atropin để ngăn phản xạ ngừng tim. Thuốc an thần được dùng là Midazolam tiêm tĩnh mạch với liều từ 0,1 đến 0,2mg/kg, hoặc Phenobarbital tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch liều từ 5 đến 10mg/kg.

5 Phẫu thuật trẻ bị viêm mủ màng ngoài tim khi nào?

Khi trẻ có hiện tượng tràn dịch màng ngoài tim nhiều, có ổ cặn mủ do fibrin hay màng ngoài tim dày thì phải phẫu thuật.

Phẫu thuật nếu trẻ có hiện tượng tràn dịch màng ngoài tim nhiều.

Hoặc trẻ cũng có thể được chỉ định phẫu thuật khi có dấu hiệu ép tim.và dùng thuốc điều trị 7 ngày mà không có kết quả.

Trong phẫu thuật màng ngoài tim hiện nay có phẫu thuật nội soi để cắt màng ngoài tim đồng thời bơm rửa khoang màng ngoài tim. Hoặc kỹ thuật phẫu thuật mở để bóc tách và cắt màng ngoài tim đến trên phễu động mạch phổi và xuống dưới qua mỏm tim.

Viêm mủ màng ngoài tim nếu không được điều trị có thể gây ảnh hưởng tính mạng của trẻ. Do đó trẻ cần được phát hiện và điều trị kịp thời

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Augustin P, Desmard M, Mordant P, Lasocki S, Maury JM, Heming N, et al. Clinical review: intrapericardial fibrinolysis in management of purulent pericarditis, Pubmed. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021
  2. ^ Tác giả: Jong Wook Beom, Yeekyoung Ko, Ki Yung Boo, Jae-Geun Lee, Joon Hyouk Choi, Seung-Jae Joo, Ji Hwan Moon, Su Wan Kim, Song-Yi Kim, A successfully treated case of primary purulent pericarditis complicated by cardiac tamponade and pneumopericardium, Acute and Critical Care. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021
  3. ^ Tác giả: Nahed Abdel-Haq, Zeinab Moussa, Mohamed Hani Farhat, Leela Chandrasekar, và Basim I. Asmar, Infectious and Noninfectious Acute Pericarditis in Children: An 11-Year Experience, NCBI. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021
  4. ^ Tác giả: Poothirikovil Venugopalan, Pediatric Infective Pericarditis, Medscape. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Nguyên nhân gây viêm mủ màng ngoài tim ở trẻ nhỏ là gì


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Viêm mủ màng ngoài tim ở trẻ: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Viêm mủ màng ngoài tim ở trẻ: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
    HP
    Điểm đánh giá: 5/5

    thông tin bổ ích, tôi thường xuyên theo dõi ở đây, mong các bạn tiếp tục cung cấp các thông tin y tế sức khỏe cho mọi người

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633