1. Trang chủ
  2. Tiêu hóa - Gan Mật Tụy
  3. Viêm gan virus E: nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Viêm gan virus E: nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Viêm gan virus E: nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Trungtamthuoc.com - Virus HEV là một loại virus hướng gan có cấu trúc ARN với kích thước siêu nhỏ, không có vỏ bọc và sức chịu đựng yếu. Các virus này chủ yếu lây truyền qua đường tiêu hóa, ít khi lây qua đường máu, từ mẹ sang con.

1 Viêm gan virus E là gì?

Viêm gan vi rút E (HEV) là một loại bệnh do virus viêm gan E họ Herpesviridae gây ra. Đây là bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa và có thể phát triển thành dịch do nguồn nước bị nhiễm bẩn.

Bệnh này thường tập trung nhiều ở các nước đang phát triển có khí hậu nhiệt đới với điều kiện vệ sinh môi trường kém. Tỷ lệ người mắc tại các vùng này dao động từ 0,2 đến 4% dân số.

Các loại virus viêm gan
Các loại virus viêm gan

2 Con đường lây truyền

Virus HEV là một loại virus hướng gan có cấu trúc ARN với kích thước siêu nhỏ, không có vỏ bọc và sức chịu đựng yếu. Các virus này chủ yếu lây truyền qua đường tiêu hóa, ít khi lây qua đường máu, từ mẹ sang con.

Virus HEV có trong phân, rác thải, nguồn nước bẩn sẽ bám vào các loại rau cỏ, thực phẩm và nước uống. Nếu một người khỏe mạnh có tiếp xúc trực tiếp với phân của người nhiễm bệnh mà không vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn hoặc uống nước có tiềm ẩn virus HEV chưa đun kĩ hoặc ăn thịt các loại động vật nhiễm HEV chưa nấu chín cũng sẽ bị mắc bệnh.[1]

3 Viêm gan virus E gây ra hậu quả như thế nào?

Viêm gan E là một loại bệnh có thể tự khỏi. Hầu hết những người bị nhiễm virus HEV đều tự hồi phục mà không có biến chứng.

Tuy nhiên trong một vài trường hợp, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng và nguy hiểm tới tính mạng, đặc biệt là với bà mẹ đang mang thai 3 tháng cuối. Tỷ lệ tử vong ở đối tượng này có thể lên đến 1 - 20%. 

Ở những bệnh nhân ghép tạng, nhiễm HIV hoặc đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch thì bệnh có diễn biến phức tạp hơn.

4 Triệu chứng và chẩn đoán bệnh

4.1 Triệu chứng lâm sàng

Thời kì ủ bệnh của viêm gan E là từ khoảng 3 - 8 tuần. Các triệu chứng bệnh thường chỉ biểu hiện ở những người nằm trong độ tuổi từ 15 - 40.

Thời kì khởi phát, các triệu chứng của bệnh cũng rất nhẹ, chủ yếu là sốt nhẹ, đau mỏi cơ, chán ăn, buồn nôn.

Thời kì toàn phát, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng đặc trưng của bệnh lý ở gan như vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, sụt cân nhanh chóng, đau vùng hạ sườn phải.

Trẻ em rất dễ bị nhiễm virus viêm gan E nhưng hầu như không có triệu chứng, không gây vàng da do đó rất khó nhận biết và chẩn đoán.[2]

Triệu chứng thời kì khởi phát
Triệu chứng thời kì khởi phát

4.2 Cận lâm sàng

Các triệu chứng của viêm gan E khá giống với viêm gan do các loại virus khác do đó ngoài dựa trên các triệu chứng lâm sàng thì người bệnh cần được thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để xác định bệnh.

Xét nghiệm máu có ALT, AST, bilirubin máu tăng.

Xét nghiệm IgM anti-HEV cho kết quả dương tính ngay khi có triệu chứng, kéo dài đến 6 tháng.

Xét nghiệm IgG anti-HEV dương tính khi có triệu chứng bệnh 10-12 ngày và kéo dài nhiều năm.

Sau khi có biểu hiện bệnh trong vòng 2 tháng, xét nghiệm phân người bệnh có virus viêm gan E.

4.3 Chẩn đoán bệnh

Khi chẩn đoán xác định bệnh các bác sĩ cần dựa vào thăm hỏi tiền sử tiếp xúc với thực phẩm, đồ uống bị ô nhiễm hay tiếp xúc trực tiếp với người bệnh khác. Dựa vào các triệu chứng lâm sàng cũng kết quả xét nghiệm cận lâm sàng để đưa ra kết luận.

Cần phân biệt 3 thể của viêm gan virus E, đó là:

  • Viêm gan cấp tính: có triệu chứng chủ yếu là sốt, đau mỏi cơ, nhức đầu, chán ăn, nước tiểu sẫm màu, da và mắt vàng. Bệnh thường tự khỏi.
  • Viêm gan tối cấp: triệu chứng bệnh là sốt cao, vàng mắt, mệt lả, gan teo nhỏ, nặng hơn có thể hôn mê gan và tử vong.
  • Viêm gan mạn tính: Ít người gặp phải tình trạng viêm gan E mạn tính. Những người dễ mắc phải là các bệnh nhân suy giảm miễn dịch.

5 Cách điều trị viêm gan E

Viêm gan virus E hiện không có thuốc điều trị đặc hiệu. Các thuốc và biện pháp được sử dụng hiện nay chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm triệu chứng và ngăn cản bệnh tiến triển xấu đi.

Cách điều trị viêm gan E
Cách điều trị viêm gan E

Bệnh nhân bị nhiễm virus HEV cần được chú ý chế độ chăm sóc sức khỏe như sau:

  • Người bệnh cần nghỉ ngơi nhiều, chỉ nên hoạt động nhẹ nhàng để thư giãn đầu óc và gân cốt.
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa các loại vitamin và đạm, hạn chế ăn mỡ động vật. Ăn nhiều hoa quả tươi và rau xanh.
  • Tuyệt đối không uống bia rượu và hạn chế dùng các loại thuốc, chất kích thích cho hại đối với gan.

Các loại thuốc được sử dụng hỗ trợ điều trị viêm gan E là:

Thuốc bảo vệ màng tế bào gan: 

Thường dùng nhóm BDD theo chỉ định của bác sĩ, thường uống sau khi ăn. Uống thuốc cho tới khi nồng độ ALT trở về bình thường, và nên duy trì việc dùng BDD từ 6 - 12 tháng.

Liều tham khảo như sau:

  • Với người lớn và trẻ trên 12 tuổi: mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1-2 viên.
  • Trẻ từ 6 đến 12 tuổi: mỗi ngày uống 2-3 viên.
  • Trẻ từ 2-6 tuổi: mỗi ngày uống 1-2 viêm.
  • Trẻ dưới 2 tuổi phải tham khảo ý kiến bác sĩ.

Thuốc tăng cường chuyển hóa: 

Có tác dụng chuyển amoniac thành ure. Các nhóm thuốc thường sử dụng là:

  • L-Ornithin L-Aspartat 500mg với liều cho người lớn là 3 lần/ngày mỗi lần 1-2 viên, trẻ em là trên 6 tuổi là 2-3 lần trong ngày, mỗi lần 1 viên.

Thuốc có tác dụng khử các gốc tự do:

  • Thường dùng Glutathione 500mg, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên.

Thuốc lợi mật:

Thuốc nhóm này được sử dụng khi bệnh nhân có triệu chứng vàng mắt vàng da: 

  • Chophytol dùng cho người lớn với liều 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 1-2 viên vào trước bữa ăn.
  • Sorbitol gói 5g với liều cho người lớn là 1-3 gói mỗi ngày, trẻ nhỏ uống liều bằng ½ người lớn.

Thuốc lợi tiểu:

Nhóm thuốc này được chỉ định khi bệnh nhân tiểu ít.

Thường dùng thuốc nhóm kháng Aldosteron, có thể kết hợp với thuốc lợi tiểu khác. Liều lượng tùy theo đáp ứng của bệnh nhân với thuốc.

6 Biện pháp phòng viêm gan virus E

Phòng ngừa là cách chống lại virus viêm gan E hữu hiệu nhất. Hãy tiêm vacxin phòng bệnh và thực hiện tốt công tác vệ sinh cá nhân và môi trường như sau:

Tiêm vacxin 3 mũi theo liệu trình tháng 0,1 và tháng thứ 6 cho những người có hệ thống miễn dịch yếu hoặc mắc bệnh gan mạn tính.

Rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với người bệnh.

Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng
Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng

Không ăn hải sản tươi sống hoặc nấu chưa chín kĩ, đặc biệt là những nơi có nguồn nước bị ô nhiễm.[3]

Xây dựng hệ thống xử lý nước thải và làm sạch nguồn nước công cộng.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Sana Waqar, Bashar Sharma, Janak Koirala (Ngày đăng: ngày 18 tháng 7 năm 2021). Hepatitis E, NCBI. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Jennifer Robinson, MD (Ngày đăng: ngày 27 tháng 8 năm 2020). What Is Hepatitis E?, WebMD. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.
  3. ^ Tác giả: Daniel Murrell, MD (Ngày đăng: ngày 17 tháng 9 năm 2018). Hepatitis E, Healthline. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Liều dùng của thuốc bảo vệ gan là gì?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Viêm gan virus E: nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị 5/ 5 2
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Viêm gan virus E: nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
    G
    Điểm đánh giá: 5/5

    Nhà thuốc rất uy tín

    Trả lời Cảm ơn (0)
  • Viêm gan virus E: nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
    O
    Điểm đánh giá: 5/5

    Nhà thuốc rất uy tín

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633