1. Trang chủ
  2. Cơ Xương Khớp
  3. Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị viêm cơ, áp xe cơ nhiễm khuẩn

Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị viêm cơ, áp xe cơ nhiễm khuẩn

Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị viêm cơ, áp xe cơ nhiễm khuẩn

Trungtamthuoc.com - Viêm cơ nhiễm khuẩn có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của cơ thể. Thông thường, các tổn thương này thường xảy ra ở một cơ. Tuy nhiên, cũng có những người sẽ bị tổn thương nhiều cơ, đặc biệt người suy giảm miễn dịch và người bị nhiễm trùng huyết.

1 Viêm cơ nhiễm khuẩn và nguyên nhân gây bệnh

Viêm cơ nhiễm khuẩn là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính của cơ xương. Người bệnh có thể bị viêm ở một hoặc nhiều nhóm cơ ở chi, và trong hầu hết các trường hợp là viêm cơ bắp là chủ yếu. Người bệnh có thể bị viêm cơ nhiễm khuẩn do các nguyên nhân sau đây:

  • Nhiễm các vi khuẩn gây bệnh, thường là do Staphylococcus aureus. Ngoài ra bệnh nhân còn có thể bị viêm cơ do nhiễm liên cầu, lậu cầu, trực khuẩn mủ xanh, não mô cầu... Đặc biệt có một số trường hợp bị viêm cơ do nhiễm phải sán dây, Coxsackievirus.
  • Các yếu tố nguy cơ gây viêm cơ gồm gắng sức, chấn thương cơ, nhiễm trùng da, côn trùng cắn, tiêm thuốc không đúng, rối loạn mô liên kết và tiểu đường. Những người sử dụng thịt chưa được nấu chín, cũng có nguy cơ bị nhiễm khuẩn từ đó và gây viêm cơ, đặc biệt là sán.[1]

Các vi khuẩn này xâm nhập qua da, vết thương hở, hay qua đường máu trong nhiễm trùng huyết, viêm màng, viêm đa cơ...

Viêm cơ nhiễm khuẩn
Viêm cơ nhiễm khuẩn

2 ​Chẩn đoán bệnh viêm cơ nhiễm trùng như thế nào?

2.1 Triệu chứng lâm sàng của viêm cơ nhiễm trùng

Viêm cơ nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của cơ thể. Thông thường, các tổn thương này thường xảy ra ở một cơ. Tuy nhiên, cũng có những người sẽ bị tổn thương nhiều cơ, đặc biệt người suy giảm miễn dịch và người bị nhiễm trùng huyết.

Hiện tượng cơ bị viêm thường xảy ra sau khi người bệnh chịu một chấn thương nào đó, mụn nhọt, châm cứu hay tiêm truyền mà không may bị nhiễm khuẩn.

Những người bị nhiễm trùng đường tiết tiệu sinh dục, hay có phẫu thuật ổ bụng nếu bị nhiễm trùng có thể gây viêm cơ thắt lưng chậu. Viêm cơ này thường do nhiễm lao hoặc vi khuẩn sinh mủ.

Khi bị viêm cơ, người bệnh thường bị đau ở hạ sườn, có thể không duỗi được bên chân bị viêm nhưng khớp háng vẫn bình thường.

Trong vòng 1 đến 2 tuần đầu, người bệnh thường bị sưng cơ, rắn chắc, một số bị đỏ và đau nhẹ.

Sau đó, các cơ này bị sưng tấy lên rất đau, khi ấn vào cảm giác hơi bùng nhùng và có thể chọc ra mủ. Giai đoạn này thường diễn ra từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 4.

Giai đoạn cuổi cùng là xuất hiện các ổ áp xe da, viêm các khớp gần đó hay bị sốc nhiễm khuẩn...

Khi người bệnh viêm cơ nhiễm khuẩn nặng, có biểu hiện toàn thân gồm: sốt cao liên tục, dao động từ 39 đến 40 độ C. Kèm theo đó, thường thấy bệnh nhân gầy sút, người mệt mỏi, môi khô ráp...

2.2 Các triệu chứng cận lâm sàng trong chẩn đoán viêm cơ

Người bệnh viêm cơ nhiễm khuẩn, khi xét nghiệm máu thấy bạch cầu, bạch cầu đa nhân trung tính, tốc độ máu lắng tăng lên. Ngoài ra, các chỉ số fibrinogen, globulin tăng, đặc biệt nếu bệnh nhân nhiễm trùng nặng, nhiễm trùng huyết procalcitonin máu cũng có thể tăng.

Do viêm cơ có nhiễm khuẩn nên khi cấy máu có thể cho kết quả dương tính. Để xác định vi khuẩn gây viêm nhiễm, bệnh nhân được chọc hút mủ để làm xét nghiệm. Ngoài ra, có thể phát hiện vi khuẩn bằng soi tươi, nuôi cấy mủ.

Khi siêu âm cơ ở bệnh nhân viêm cơ có thể thấy cơ tăng thể tích, mất cấu trúc sợi cơ, áp xe cơ...

Ngoài ra, bệnh nhân nghi ngờ viêm cơ nhiễm khuẩn còn có thể chụp X-quang, chụp CT, MRI để xác định các tổn thương.[2]

Viêm cơ nhiễm khuẩn có thể xuất hiện những ổ áp xe.
Viêm cơ nhiễm khuẩn có thể xuất hiện những ổ áp xe.

3 Điều trị viêm cơ nhiễm khuẩn như thế nào?

3.1 Nguyên tắc điều trị viêm cơ nhiễm khuẩn

Người bệnh nghi ngờ viêm cơ nhiễm khuẩn phải được dùng kháng sinh ngay, liều cao, ban đầu dùng thuốc tĩnh mạch sau có thể dùng đường uống. Kháng sinh được sử dụng cho từng người bệnh tùy theo kháng sinh đồ có được và duy trì dùng trong 4 đến 6 tuần.

Nếu chưa có kết quả, hay chưa biết người bệnh nhiễm khuẩn gì thì cho sử dụng kháng sinh dựa theo kinh nghiệm của bác sĩ trên tình trạng bệnh nhân:

  • Ban đầu nên ưu tiên lựa chọn kháng sinh cho tụ cầu vàng. Nếu nghi ngờ bệnh nhân mắc tụ cầu vàng nhưng không đáp ứng với Methicilin thì cân nhắc điều trị bằng Vancomycin.
  • Đối với người bệnh suy giảm miễn dịch mà bị viêm cơ nhiễm khuẩn thì cần cho họ sử dụng kháng sinh phổ trộng. Các kháng sinh này cần có tác dụng đối với trực khuẩn gram âm, vi khuẩn yếm khi như Vancomycin và nhóm Carbapenem hay Piperacillin/Tazobactam. Nếu nghi ngờ người bệnh bị nhiễm vi khuẩn yếm khí thì cho dùng Clindamycin.

Song song với điều trị kháng sinh, ở những bệnh nhân viêm cơ nhiễm khuẩn giai đoạn 2 và 3 thì phải chọc hút mủ hoặc phẫu thuật dẫn lưu ổ mủ.

Kết hợp điều trị triệu chứng, nâng cao sức đề kháng, chống sốc nhiễm khuẩn khi cần thiết cho người bệnh.

3.2 Phương pháp điều trị cụ thể cho bệnh nhân viêm cơ nhiễm khuẩn

Nếu như chưa biết được vi khuẩn gây bệnh, thì điều trị cho người bệnh bằng Flucloxacillin tiêm tĩnh mạch 4g/ngày từ 7 đến 10 ngày. Sau đó chuyển sang kháng sinh đường uống là Cloxacillin mỗi ngày dùng 4,5g tương đương với 75 đến 80 mg/kg mỗi ngày trong 4-6 tuần.

Trường hợp nghi ngờ bệnh nhân nhiễm tụ cầu không đáp ứng Methicillin thì điều trị bằng:

  • Vancomycin để tiêm tĩnh mạch với liều 1g/ lần, cách nhau 12 giờ, điều trị trong vòng 2 tuần.
  • Hoặc tiêm tĩnh mạch trong vòng 2 tuần với Linezolid, liều mỗi lần là 600mg, mỗi 24 giờ tiêm 2 liều cách đều nhau.
  • Hoặc tiêm tĩnh mạch Daptomycine với liều trong 24 giờ 1 lần là 4mg/kg, duy trì như vậy đến 2 tuần.
  • ​Sau đó, cho người bệnh sử dụng kháng sinh theo đường uống trong 2 tuần bằng Linezolid liều tương tự như trên. Có thể thay thế bằng Minocycline với liều mỗi lần là 100mg, mỗi ngày sử dụng 2 lần cách nhau 12 tiếng.
Điều trị bằng kháng sinh cho người bệnh viêm cơ nhiễm khuẩn.
Điều trị bằng kháng sinh cho người bệnh viêm cơ nhiễm khuẩn.

Nếu bệnh nhân viêm cơ do tụ cầu còn nhạy cảm với Methicillin thì tiến hành điều trị như sau:

  • Ban đầu cho người bệnh sử dụng kháng sinh tiêm tĩnh mạch trong 2 tuần, có thể sử dụng: Levofloxacin 1 liều trong ngày là 750mg, hoặc Moxifloxacin với liều 400mg/24 giờ hoặc Cefazolin 1g/lần, ngày 3 lần đều nhau, hoặc Ampicillin/Sulbactam 3g/lần, cách 6 giờ.
  • Sau đó chuyển qua sử dụng kháng sinh đường uống trong vòng 2 tuần bằng Cephalexin với liều 500mg/lần, cahcs nhau 6 tiếng. Hoặc sử dụng đồng thời Clindamycin 300mg/lần, cách mỗi 6 giờ và Levofloxacin 24 giờ dùng 1 liều 750mg hoặc Moxifloxacin 400mg/ngày.

Trường hợp, nghi ngờ người bệnh viêm cơ do liên cầu khuẩn A có thể điều trị như sau:

  • Ban đầu cho bệnh nhân dùng Penicillin G để tiêm tĩnh mạch với liều 2 x 106 - 4 x 106 IU, cách 4 đến 6 giờ. Rồi tiếp theo đó, cho người bệnh dùng Penicillin V để uống.
  • Hoặc có thể điều trị bằng Ceftriaxone tiêm tĩnh mạch với liều từ 1 đến 2 g mỗi ngày.

Nếu nghi bệnh nhân viêm cơ do nhiễm vi khuẩn Gram âm thì  điều trị bằng:

  • Ban đầu tiêm tĩnh mạch trong vòng 7 đến 10 ngày bằng Cefuroxim với liều 4,5g mỗi ngày tương đương 75-80 mg/kg/ngày.
  • Sau đó cho người bệnh sử dụng kháng sinh đường uống là Flucloxacillin cũng liều 4,5g/ngày từ 4 đến 6 tuần.

Nếu nghi bệnh nhân viêm cơ do vi khuẩn Gram dương thì điều trị bằng cách:

  • Trong 2 đến 4 tuần đầu, dùng Cefazolin tiêm tĩnh mạch với liều 1g/lần, ngày dùng 3 lần. Rồi trong 4 đến 6 tuần tiếp theo, cho người bệnh dùng sau đó dùng Cefalexin với liều 1g/ lần, ngày dùng chia 4 lần.
  • Hoặc tiêm tĩnh mạch Clidamycin 600 mg/lần, ngày dùng 3 lần trong 2 đến 4 tuần đầu. Sau đó trong 4 đến 6 tuần tiếp theo vẫn cho bệnh nhân sử dụng Clidamycin liều như trên nhưng bằng đường uống.
  • Hoặc tiêm tĩnh mạch Lincomycin liều 600 mg/lần, ngày dùng 3 lần từ 2 đến 4 tuần. Tiếp theo duy trì bằng Lincomycin đường uống với liều tương tự từ 4 đến 6 tuần.

Hy vọng qua bài viết này, các bạn cũng hiểu rõ hơn về viêm cơ nhiễm khuẩn để chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Mohammed J Zafar, MD (Ngày đăng: ngày 13 tháng 1 năm 2018). Infectious Myositis, Medscape. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Nancy F. Crum-Cianflone (Ngày đăng: tháng 7 năm 2008). Bacterial, Fungal, Parasitic, and Viral Myositis, NCBI. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị viêm cơ, áp xe cơ nhiễm khuẩn 5/ 5 2
    5
    100%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
    • Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị viêm cơ, áp xe cơ nhiễm khuẩn
      MP
      Điểm đánh giá: 5/5

      Cảm ơn nhà thuốc đã tư vấn cho mình.

      Trả lời Cảm ơn (0)
    • Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị viêm cơ, áp xe cơ nhiễm khuẩn
      VA
      Điểm đánh giá: 5/5

      Biến chứng của bệnh viêm cơ nhiễm khuẩn là gì?

      Trả lời Cảm ơn (0)
    vui lòng chờ tin đang tải lên

    Vui lòng đợi xử lý......

    hotline
    1900 888 633
    hotline
    0868 552 633
    0 SẢN PHẨM
    ĐANG MUA