1. Trang chủ
  2. Sản - Phụ Khoa
  3. Thai chậm phát triển trong tử cung và những điều cần biết

Thai chậm phát triển trong tử cung và những điều cần biết

Thai chậm phát triển trong tử cung và những điều cần biết

Trungtamthuoc.com - Thai nhi chậm phát triển trong tử cung (IUGR) là nguyên nhân thứ hai gây ra bệnh tật và tử vong, chỉ đứng sau sinh non. [1] Cùng tìm hiểu về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này trong bài viết dưới đây nhé!

1 Thế nào là thai chậm phát triển?

Thai nhi chậm phát triển trong tử cung (IUGR) được định nghĩa là tốc độ phát triển của thai nhi dưới mức bình thường dựa trên tiềm năng tăng trưởng của một trẻ sơ sinh cụ thể theo chủng tộc và giới tính của thai nhi. [2] Cụ thể hơn đây là tình trạng thai nhi bị suy dinh dưỡng, phát triển kém hơn cả về kích thước và khối lượng so với tuổi thai thực tế.

Hình ảnh thai nhi trong tử cung mẹ

Thai nhi chậm phát triển trong tử cung (IUGR) có nguy cơ bị mắc bệnh, chậm phát triển chiều cao, rối loạn chuyển hóa và tử vong sau khi sinh cao hơn bình thường. Cụ thể IUGR có thể gây ra:

  • Trẻ sinh non và nhẹ cân.
  • Khó xử lý những căng thẳng khi sinh qua đường âm đạo.
  • Mức oxy giảm.
  • Hạ đường huyết ( lượng đường trong máu thấp).
  • Khả năng chống nhiễm trùng thấp.
  • Hút phân su (khi em bé hít phải phân của chính nó được thải ra khi ở trong tử cung), có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp.
  • Khó kiểm soát nhiệt độ cơ thể. [3]

Ngoài ra, một số trường hợp khác, bà mẹ có thể gặp tình trạng thiếu ối dẫn tới chèn ép dây rốn khiến thai nhi tử vong.

2 Những ai có nguy cơ cao gặp tình trạng thai chậm phát triển

Những đối tượng dễ có gặp tình trạng thai chậm phát triển trong tử cung là:

  • Phụ nữ có thai bị các bệnh như cao huyết áp, bệnh thận, bệnh phổi, tiểu, bệnh lý hồng cầu,....
  •  Mẹ có bầu nhưng không cai thuốc lá, vẫn uống rượu và sử dụng các chất kích thích khác.
  • Phụ nữ mang thai nhưng vẫn phải lao động nặng nhọc, ăn uống thiếu chất, bị suy dinh dưỡng.
  • Mẹ mang thai đôi, thai ba,...
  • Người mẹ có tiếp xúc với các chất độc hại từ môi trường.
  • Người mẹ mắc các bệnh nhiễm trùng, thông thường là giang mai.
  • Mẹ có tử cung nhỏ, hình dạng và kích thước tử cung bất thường.
  • Thai nhi có bất thường về nhiễm sắc thể, mắc bệnh

3 Chẩn đoán thai chậm phát triển

3.1 Lâm sàng

Tình trạng thai chậm phát triển trong tử cung không có dấu hiệu đặc trưng. Tuy nhiên, cũng có thể quan sát tình hình sức khỏe của người mẹ với một số gợi ý như sau để kịp thời thăm khám.

Phụ nữ mang thai có thể cảm thấy rằng em bé của mình không lớn như mong muốn. Số đo từ xương mu của mẹ đến đỉnh tử cung sẽ nhỏ hơn so với tuổi thai mong muốn của bé. Phép đo này được gọi là chiều cao cơ tử cung. [4]

Người mẹ có tiền sử mang thai chậm phát triển trong tử cung.

Trong thời kỳ mang thai mẹ bầu tăng cân ít hơn bình thường.

Mẹ bầu có một số dấu hiệu mắc bệnh cao huyết áp hoặc các bệnh lý mãn tính khác.

Nếu có các biểu hiện trên, các bà bầu nên đi khám để được chẩn đoán tình hình sức khỏe cụ thể của mẹ và bé.

3.2 Siêu âm

Siêu âm được xem là phương pháp chẩn đoán tình trạng thai chậm phát triển hữu hiệu nhất. Thông qua hình ảnh siêu âm thai nhi, bác sĩ sẽ so sánh đối chiếu kích thước và có thể là cả cân nặng của thai nhi với chỉ số chuẩn. Từ đó đưa ra được kết luận về tình trạng sức khỏe của bào thai có cân đối hay không.

Siêu âm để đánh giá các chỉ số thai nhi

Chỉ số đánh giá:

  • Đường kính lưỡng đỉnh: có khoảng 70% trường hợp thai nhi chậm phát triển có kích thước đường kính lưỡng đỉnh nhỏ hơn tuổi thai.
  • Chu vi bụng: chỉ số này là thường được sử dụng nhất trong dự đoán thai nhi chậm phát triển. Nó thường được dùng trong việc chẩn đoán đánh giá sự chậm phát triển của thai nhi với các trường hợp người mẹ không nhớ được chính xác ngày kinh để để xác định tuổi thai. Nếu tốc độ tăng trưởng của chu vi bộ dưới 10mm trong thời gian 15 ngày ngày thì có thể nghĩ đến việc thai chậm phát triển.

Thông thường để  kết luận thai chậm phát triển hay ngừng phát triển thì phải đo kích thước và ước lượng trọng lượng thai trong ít nhất hai lần thăm khám liên tiếp. Mỗi lần cách nhau một tuần.chiều

  • Tình trạng nước ối: Theo thống kê có tới 90% trường hợp hay chậm phát triển có tình trạng thiếu ối.
  • Độ trưởng thành bánh rau và chiều dài xương đùi: hầu như không có giá trị đặc biệt đối với việc chẩn đoán thai chậm phát triển.
  • Ước lượng trọng lượng thai: con số này thường  không thể tính chính xác mà có dao động trong khoảng 10% giá trị trung bình. Đối chiếu với biểu đồ phát triển trọng lượng theo tuổi thai cũng góp phần đánh giá sự phát triển của thai nhi.
  • Đánh giá theo chỉ số Doppler động mạch.

4 Cách xử trí thai chậm phát triển

Tình trạng thai chậm phát triển trong tử cung cho đến nay chưa có phương pháp chữa trị hiệu quả. Với thai phụ gặp phải vấn đề này cần phải được theo dõi chặt chẽ vẽ tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé.

Một số biện pháp hỗ trợ có thể thực hiện như sau:

  • Với những mẹ bị tăng huyết áp thai kỳ thì cần phải điều trị tình trạng tăng huyết áp ngay.
  • Điều chỉnh chế độ  hoạt động và nghỉ ngơi cho thai phụ hợp lý. Chỉ nên để bà bầu làm các công việc nhẹ nhàng và  ăn ngủ đúng giờ.
  • Một số trường hợp thai chậm phát triển in ở cuối quý 2 của thai kỳ thì được chỉ định cải thiện cung cấp oxy và truyền dung dịch đường để tăng thể tích tuần hoàn máu cho người mẹ. Tuy nhiên phương pháp này cũng không ông đem đến nhiều kết quả khả quan.
  • Tìm ra nguyên nhân khiến thai nhi chậm phát triển. Nếu có dấu hiệu bất thường nhiễm sắc thể, đa dị tật,... nên  kết thai kỳ sớm. Nếu thai nhi có dị tật đơn độc có thể sửa chữa được, nên theo dõi và lập ra phương án xử trí ngay sau khi khi sinh.
  • Thai nhi nằm trong khoảng từ 28 đến 34 tuần tuổi có thể sử dụng Corticoid với liều lượng như sau: Tiêm bắp 2 liều betamethasone 12mg, cách nhau 24 giờ. Hoặc tiêm bắp 4 liều dexamethasone 6mg, cách nhau 12 giờ.
  • Theo dõi nhịp tim của thai nhi từ 26 tuần tuổi để đánh giá sự dao động và biến đổi của nhịp tim thai.

Nếu gặp một số trường hợp sau, câu cần phải đình chỉ thai nghén:

  • Tuổi thai trên 31 tuần có nhịp tim thai dao động kém, em nhịp đập đơn độc kéo dài lặp lại nhiều lần.
  • Tuổi thai từ 34 tuần có biểu hiện ngừng tiến triển. Doppler động mạch rốn với dòng tâm trương = 0 và Doppler động mạch não có dấu hiệu bất thường.

Trường hợp chuyển dạ tự nhiên hoặc đình chỉ thai nghén bằng đường dưới thì theo dõi như một một cuộc đẻ thường. Phòng

Trường hợp suy thai, ối giảm kèm theo một số yếu tố chất lợi khác cần mổ lấy thai và chuẩn bị cấp cứu hồi sức sơ sinh nếu cần thiết ngay khi thực hiện lấy thai.

5 Thai chậm phát triển nên ăn gì?

Để hạn chế tối đa khả năng gặp phải tình trạng thai chậm phát triển trong tử cung,  phụ nữ có thai cần lưu ý trong các vấn đề sinh hoạt và dinh dưỡng hàng ngày.

  • Lên thực đơn dinh dưỡng hợp lý cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho người mẹ và thai nhi.
  • Bỏ thói quen sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,... trong thời kỳ mang thai.
  • Tránh căng thẳng đầu óc, tránh làm các công việc quá sức, nghỉ ngơi hợp lý và giữ cho tâm trạng thoải mái.
  • Cũng không nên nằm yên một chỗ, chỗ mỗi ngày nên đi lại và tập luyện các bài tập thể dục nhẹ nhàng.
Sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý trong thời gian mang thai

Trường hợp xác định nguyên nhân thai chậm phát triển do có bất thường nhiễm sắc thể hoặc bệnh lý gen ở lần mang thai trước, gia đình nên tìm hiểu và xin tư vấn từ chuyên gia trước khi có ý định mang thai và theo dõi chặt chẽ trong suốt thai kì.

Dự phòng bằng Aspirin liều thấp thai kì nếu thai chậm phát triển là do tuần hoàn của mẹ (chỉ sử dụng từ sau khi thai nhi đạt 15 tuần tuổi).

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: DAVID PELEG, MD, COLLEEN M. KENNEDY, MD và STEPHEN K. HUNTER, MD, PH.D, Intrauterine Growth Restriction: Identification and Management, American Family Physician. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2021
  2. ^ Tác giả: Deepak Sharma , Sweta Shastri, và Pradeep Sharma, Intrauterine Growth Restriction: Antenatal and Postnatal Aspects, NCBI. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2021
  3. ^ Tác giả: Chuyên gia của WebMD, Fetal Growth Restriction (FGR), WebMD. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2021
  4. ^ Tác giả: Chuyên gia của Medlineplus, Intrauterine growth restriction, Medlineplus. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      hotline
      0868 552 633
      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633