1. Trang chủ
  2. Mắt
  3. Tắc động mạch trung tâm võng mạc: nguyên nhân và điều trị

Tắc động mạch trung tâm võng mạc: nguyên nhân và điều trị

Tắc động mạch trung tâm võng mạc: nguyên nhân và điều trị

Trungtamthuoc.com - Bệnh tắc động mạch trung tâm võng mạc là bệnh cần cấp cứu đặc biệt trong nhãn khoa, phải xử trí sớm và kịp thời. Bệnh thường gặp ở người già do nguyên nhân từ bệnh huyết áp, tim mạch,...

1 Tắc động mạch trung tâm võng mạc là gì?

Võng mạc là bộ phận quan trọng của mắt tiếp nhận thông tin ánh sáng và chuyển lên não.  Động mạch võng mạc có vai trò giúp nuôi dưỡng võng mạc. Khi các động mạch này bị tắc, có thể khiến thiếu máu ở tổ chức võng mạc, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Tắc động mạch võng mạc là hiện tượng tắc nghẽn động mạch nuôi võng mạc, khiến cho máu khó lưu thông hoặc không thể lưu thông được, thường gặp là tắc động mạch trung tâm của võng mạc. 

Tắc động mạch trung tâm võng mạc là một tai biến nặng nề hay gặp nhất. Khiến cho  dòng máu không đến nuôi dưỡng võng mạc được, gây ra mù một mắt đột ngột, không hồi phục dù có được điều trị cấp cứu kịp thời.

Tuy nhiên tắc nghẽn động mạch trung tâm võng mạc thường không được phát hiện khi bệnh còn ở thể nhẹ do các triệu chứng không điển hình. Do vậy mà mức độ nguy hiểm của bệnh càng cao. Bệnh thường gặp trên người có bệnh lý tim mạch. [1] 

Tắc động mạch võng mạc
Tắc động mạch võng mạc

2 Nguyên nhân gây tắc động mạch trung tâm võng mạc

Tắc tĩnh mạch thường do xuất hiện các cục máu đông trong lòng mạch, hoặc do nghẽn mạch từ các nguyên nhân khác. Vị trí vị tắc nghẽn làm dòng máu khó lưu chuyển, máu nuôi võng mạc kém hoặc không có máu tới nuôi võng mạc, gây nên mù lòa không hồi phục được. [2] 

2.1 Nguyên nhân do huyết khối

Các bệnh làm tăng nguy cơ xuất hiện các cục máu đông như:

Bệnh Horton.

Các bệnh viêm động mạch dạng  nút, bệnh Takayasu, bệnh Kawasaki,  bệnh huyết khối do mạch máu Buerger,...

Bệnh xơ vữa động mạch gây huyết khối thành mạch. 

Huyết khối do bệnh máu: bệnh bạch cầu, đông máu rải rác trong lòng mạch,...

2.2 Nguyên nhân do nghẽn mạch

Mảng cholesterol do xơ vữa động mạch làm nghẽn mạch. 

Mảng calci (tách từ các van tim) di chuyển trong động mạch và gây nghẽn mạch. 

Các khối tiểu cầu gây nghẽn mạch. 

Các nguyên nhân nghẽn mạch khác: khối u, ký sinh trùng, nhiễm trùng, do tiêm cortisone vùng mặt.

2.3 Các nguyên nhân khác

Co thắt mạch: trong bệnh đau nửa đầu Migraine, bệnh Raynaud,...

Bệnh nhân sau chấn thương nhãn cầu, phẫu thuật mắt, ngộ độc methylique,...

Bệnh tăng huyết áp, hạ huyết áp (do tư thế đứng, do mất máu cấp), tăng áp lực nội nhãn kéo dài (sau phẫu thuật bong võng mạc) làm giảm lưu lượng tuần hoàn máu võng mạc.

Nguyên nhân ở mắt: u hoặc nhiễm trùng hốc mắt, ổ viêm hắc võng mạc,...

3 Chẩn đoán tắc động mạch trung tâm võng mạc

Triệu chứng của bệnh tắc động mạch trung tâm võng mạc xảy ra thường không có triệu chứng đặc trưng giúp nhận biết từ sớm. 

Để chẩn đoán bệnh, cần xem xét các cơ sở lâm sàng, cận lâm sàng dưới đây. 

3.1 Lâm sàng

Bệnh nhân thường có các triệu chứng cơ năng sau khi thức dậy như mù đột ngột 1 mắt, mà không cảm thấy đau mắt, không kèm các triệu chứng chớp sáng, đỏ mắt, cộm chói. Đôi khi có tiền triệu là những đợt mù thoáng qua (bệnh nhân không nhìn thấy vật trong thời gian ngắn), có kèm đau nhức mắt. 

Khi khám mắt thấy có các dấu hiệu sau: 

Đồng tử giãn, không còn phản xạ trực tiếp.

Nhãn áp trong giới hạn bình thường.

Khám đáy mắt: Động mạch co thắt, có thể thấy dòng máu chảy gián đoạn trong lòng mạch, võng mạc phù trắng.

Hình ảnh động mạch võng mạc
Hình ảnh động mạch võng mạc

3.2 Cận lâm sàng

Chụp mạch huỳnh quang võng mạc.

Điện võng mạc: mất sóng b ở cả môi trường sáng và tối.

Từ triệu chứng mù một bên mắt đột ngột mà không có đau nhức, kèm theo kết quả của cận lâm sàng, có thể chẩn đoán xác định bệnh. 

3.3 Chẩn đoán phân biệt

Cần chẩn đoán phân biệt với các trường hợp dưới đây: 

Hội chứng Tay-Sachs ở trẻ nhỏ: là bệnh do rối loạn di truyền gây phá hủy các tế bào thần kinh ở trẻ nhỏ. 

Teo gai thị: teo thần kinh thị giác có thể có triệu chứng tương tự như tắc động mạch trung tâm võng mạc. 

Thiếu máu cấp đầu thị thần kinh.

Phù Berlin trong chấn thương đụng dập nhãn cầu.

4 Điều trị tắc động mạch trung tâm võng mạc

Bệnh cần cấp cứu cần xử lý kịp thời, trong nhãn khoa bệnh được coi là căn bệnh cần cấp cứu số một trong vòng 2 giờ đầu.

Cần giải quyết nhanh nguyên nhân tắc mạch, tạo lại sự lưu thông của mạch máu, đảm bảo cấp cứu kịp thời. [3] 

Điều trị tại chỗ: để thay đổi áp lực động mạch và áp lực nội nhãn.

Tiêm thuốc giãn mạch hậu nhãn cầu.

Điều trị toàn thân: thuốc hạ nhãn áp, giãn mạch.

Điều trị nguyên nhân: điều trị các bệnh tim mạch bằng thuốc, thuốc tiêu cục máu đông, chống đông, chống ngưng kết tiểu cầu.

Xem xét điều trị ngoại khoa khi cần: chọc tiền phòng, tháo bớt thủy dịch.

Điều trị tắc động mạch trung tâm võng mạc
Điều trị tắc động mạch trung tâm võng mạc

5 Tiến triển và biến chứng của bệnh

Bệnh có thể gây thị lực trầm trọng, khuyết thị trường, thậm chí mù 1 mắt dù có được điều trị kịp thời. Do vậy mà nó là căn bệnh cần cấp cứu kịp thời trong nhãn khoa. Ngoài ra, có thể có biến chứng như: 

Gai thị có thể teo, mạch máu võng mạc co nhỏ.

Tăng sinh tân mạch trước gai thị, glocom tân mạch.

Cách phòng bệnh tắc động mạch trung tâm võng mạc

Những người có nguy cơ cao bị tắc động mạch trung tâm như người bị xơ vữa động mạch, người bị bệnh tim mạch,... cần chú ý điều trị các căn bệnh này. Khám tổng quát là cách giúp phát hiện được các yếu tố nguy cơ này. 

Đến cơ sở nhãn khoa uy tín khám khi thấy triệu chứng mù thoáng qua ở mắt. 

Cần điều trị dự phòng những trường hợp đã xảy ra tắc nhánh động mạch. 

Bệnh tắc động mạch trung tâm võng mạc là bệnh nguy hiểm, do đó bạn đọc sau khi đọc bài viết này cần lưu ý nếu người thân trong gia đình đang mắc các bệnh có nguy cơ cao như tim mạch, mỡ máu, huyết áp,...Thăm khám thường xuyên theo giấy hẹn là cách để giúp phát hiện ra những bất thường này sớm. [4] 

Tài liệu tham khảo

  1. ^  William Farris ; James R. Waymack .(Ngày đăng 11 tháng 9 năm 2021). Central Retinal Artery Occlusion, NCBI. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2021
  2. ^  Hiệp hội các bác sĩ chuyên khoa võng mạc Hoa Kỳ. Retinal Artery Occlusion, The American Society of Retina Specialists. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2021
  3. ^  Sonia Mehta (Ngày đăng tháng 6 năm 2020). Central Retinal Artery Occlusion and Branch Retinal Artery Occlusion, MSD Manuals. Ngày đăng 3 tháng 12 năm 2021
  4. ^  Johns Hopkins Medicine. Central Retinal Artery Occlusion, Johns Hopkins Medicine. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Sử dụng thuốc hạ nhãn áp nào trị bệnh tắc động mạch trung tâm võng mạc?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Tắc động mạch trung tâm võng mạc: nguyên nhân và điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Tắc động mạch trung tâm võng mạc: nguyên nhân và điều trị
    PT
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633