1. Trang chủ
  2. Sản - Phụ Khoa
  3. Sự phát triển của thai theo các tuần và các dưỡng chất cần bổ sung

Sự phát triển của thai theo các tuần và các dưỡng chất cần bổ sung

Sự phát triển của thai theo các tuần và các dưỡng chất cần bổ sung

Trungtamthuoc.com - Sự hình thành và phát triển của thai nhi trong bụng mẹ là mối quan tâm hàng đầu của mỗi mà bầu. Tuổi của thai nhi được tính dựa trên kỳ kinh cuối cùng, thai nhi phát triển và thay đổi hàng tuần. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sự phát triển của thai nhi theo các tuần và các dưỡng chất cần bổ sung qua mỗi giai đoạn.

1 Test chẩn đoán có thai

Human chrionic ganodotrpin (hCG) là một hormone được sản xuất trong nhau thai của người phụ nữ mang thai với vai trò ngăn chặn sự phát triển của hoàng thể, từ đó duy trì sản sinh progesteron của hoàng thể - yếu tố cần thiết cho sự mang thai. hCG được bài tiết vào nước tiểu của phụ nữ có thai vì vậy có thể chẩn đoán có thai hay không nhờ xác định hCG trong máu hoặc trong nước tiểu.

Test chẩn đoán có thai
Test chẩn đoán có thai

Về thời gian, test xác định hCG trong nước tiểu có thể phát hiện 10 ngày sau khi mất kinh, còn test xác định hCG có thể phát hiện có thai sớm hơn, 6-8 ngày sau khi trứng rụng nhưng ít được sử dụng vì cho kết quả lâu.

Để có kết quả chính xác nên đi siêu âm, có thể quan sát rõ độ lớn của tử cung, hình thái bào thai, độ lớn và nhịp đập của tim thai. Mang thai tuần thứ 5, qua siêu âm có thể nhìn thấy vòng tròn sáng trong tử cung, đó chính là phôi nang. Đây là kết cấu xuất hiện sớm nhất tại thời kì đầu thai nghén. Cùng với việc hình thành phôi nang, bào thai cũng dần dần xuất hiện trong phôi nang

2 Sự phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn

2.1 Thời điểm 4 tuần tuổi

Đây là giai đoạn phát triển các cấu trúc “tạo khuôn” cho mặt, cổ. Lúc này, tim và mạch máu cũng đang trên đà phát triển còn phổi, dạ dày và gan mới chỉ bước đầu hình thành và phát triển.

Bắt đầu từ thời gian này, các bộ phận của hệ thần kinh bắt đầu hình thành. Ống thần kinh sẽ hình thành nên ống xương sống và não bộ chạy dài từ đỉnh cho đến đuôi của phôi thai. Phần đầu của ống thần kinh này sẽ trải phẳng ra và hình thành nên phần não trước của thai nhi. Chỗ phồng ra lớn nhất ở phía trước lồng ngực của phôi sẽ hình thành nên tim của bé, đi siêu âm có thể nghe được nhịp tim của thai nhi.

Vì vậy, từ tuần thứ 4 - 5, bạn nên bổ sung Acid Folic cho cơ thể trong ba tháng đầu vì đây là vitamin tham gia vào sự phát triển của ống thần kinh trong thai nhi, cần cho sự phát triển của não và cột sống sau này. Ngoài ra, acid folic còn cần cho tổng hợp ADN và ARN, nếu thiếu acid folic, có thể gây khuyết tật ống thần kinh, có thể gây chết phôi và những bất thường nghiêm trọng. Bổ sung acid folic có thể làm giảm 70% khuyết tật ống thần kinh

2.2 Thời điểm 8 tuần tuổi

Lúc này, thai nhi dài khoảng 2,5 cm, nặng khoảng vài gram. Thời gian này, nên đi khám thai lần 2 để siêu âm xác định tim thai, kiểm tra xem thai có phát triển tương ứng với tuổi thai hay không.

Trong tuần này, cơ thể thai nhi bắt đàu hình thành các ngón tay, ngón chân. Đã có sự hình thành cổ tay và khuỷu tay, giúp cánh tay bé có thể cử động và gập duỗi. Khuôn mặt bé có sự hình thành chóp mũi và môi trên, thêm nữa là lớp da trên mí mắt cũng được hình thành để sau này phát triển thành mi mắt. Máu cũng đã bắt đầu lưu thông theo một hệ tuần hoàn đơn giản nhất, hệ tiêu hoá đang ngày càng hoàn thiện hơn, đặc biệt là ruột của bé.

TRong giai đoạn này đã bắt đầu hình thành phần chồi để phát triển thành cơ quan sinh dục, nhưng chưa rõ là gái hay trai.

2.3 Tuần thứ 12 - 13 của thai kỳ

Khám thai lần tiếp với siêu âm 4 chiều đo khoảng mờ da gáy, dự đoán dị tật thai nhi, với độ mờ < 3 mm là bình thường. Ngoài ra, giới tính của thai đã xuất hiện rõ ràng hơn.[1]

Hình ảnh thai nhi 12 tuần tuổi
Hình ảnh thai nhi 12 tuần tuổi

Giai đoạn này, thai nhi có vóc dáng hoàn chỉnh và đang dần trở nên cứng cáp. Trong khoảng thời gian này, thận của bé đã hình thành và bắt đầu hoạt động tốt.

Vào cuối tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ, bánh nhau phát triển và cung cấp cho thai nhi oxy, dưỡng chất và đưa chất thải của bé ra ngoài. Đồng thời, bánh nhau cũng sản xuất ra hormon ProgesteroneEstriol giúp duy trì sự ổn đinh của thai nhi trong tử cung.

2.4 Tuần 14 - 17 thai kỳ

Trong thời gian này, tóc trên đầu của bé, bao gồm cả lông mày, đã bắt đầu phát triển. Lông măng bao phủ khắp người bé để bảo vệ làn da của em bé. Các cơ quan sinh sản cũng phát triển trong giai đoạn này. Ở bé trai, thấy xuất hiện sự phát triển của tuyến tiền liệt. Và ở bé gái, buồng trứng di chuyển từ bụng đến vị trí khung xương chậu.

Cùng với đó, xương và tủy trong hệ thống xương và cơ bắp của bé vẫn tiếp tục phát triển. Cùng với đó, trong giai đoạn này, thai nhi đã nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh. Bé hay bị nấc cụt, điều này chứng tỏ hô hấp của bé đang dần trở nên hoàn thiện.

Trong giai đoạn này, sàng lọc triple test có thể sử dụng để dự đoán nguy cơ Down và dị dạng nhiễm sắc thể.

Bắt đầu 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ nên bổ sung Sắt vì nhu cầu sử dụng sắt tăng lên trong cơ thể do thể máu cơ thể tăng lên, nhu cầu của thai nhi, dây rốn và mất máu sau khi sinh. Nếu thiếu sắt ở mẹ có thể gây thiếu máu thai nhi, sảy thai, sinh non và trẻ sinh ra nhẹ cân. Do Vitamin C có khả năng hấp thụ sắt nên mẹ bầu cần uống thêm các loại nước cam, trái cây, tránh uống cùng chè, rượu vang, cafe và tránh uống cùng kháng sinh nhóm quinolon.

2.5 Tuần 20 thai kỳ

Lúc này, em bé trong bụng mẹ đã có thể mút ngón tay, ngáp, duỗi và biểu hiện các khuôn mặt khác nhau. Do đó, mẹ có thể cảm nhận được sự chuyển động của thai nhi. Các giác quan như khứu giác, thị giác, xúc giác, vị giác, thính giác đang phát triển và bé có thể nghe những gì bạn nói.

Hình ảnh thai nhi 20 tuần tuổi
Hình ảnh thai nhi 20 tuần tuổi

Khi này, nên làm xét nghiệm máu, nước tiểu, xác định HIV, viêm gan B, nhóm máu, yếu tố Rh và protein niệu.

2.6 Tuần thứ 22 thai kỳ

Đây là giai đoạn mẹ nên đi siêu âm 4 chiều để có thể kiểm tra sự phát triển của thai nhi, giúp phát hiện bất thường về hình thái như hở hàm ếch, sứt môi...

Khi này, hệ sinh sản vẫn đang tiếp tục phát triển. Với bé trai, tinh hoàn đã bắt đầu tụt xuống khỏi bụng, còn với bé gái, tử cung và buồng trứng đã được định vị, đồng thời âm đạo cũng đang phát triển.

2.7 Tuần thứ 29 thai kỳ

Đây là thời điểm cuối tam cá nguyệt thứ 2, lúc này nguy cơ sinh non rất dễ xảy ra. Mẹ bầu nên cực kỳ cẩn thận với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của mình để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ lẫn con. Nếu có bất cứ dấu hiệu nào bất thường, ngay lập tức báo với bác sĩ để được thăm khám.

Bắt đầu giai đoạn này, mẹ bầu nên bổ sung calci – yếu tố cần cho sự phát triển của xương và răng của thai nhi, nhất là trong giai đoạn này, răng được hình thành và sự phát triển của xương khớp là mạnh nhất. Ngoài ra, bổ sung Canxi 1-2 g/ngày còn làm giảm nguy cơ tăng huyết áptiền sản giật. Phụ nữ mang thai ngoài uống viên bổ sung canxi nên ăn các thực phẩm giàu canxi như trứng, phô mai, sữa,..[2]

2.8 Tuần thứ 32 thai kỳ

Giai đoạn này, thai nhi nặng gần 2kg. Da của em bé ít có nếp nhăn hơn do có một lớp chất béo bắt đầu hình thành dưới da. Từ thời điểm này cho đến khi sinh, thai nhi sẽ đạt thêm nửa trọng lượng tương tự lúc chào đời. Đây là lúc bạn nên hỏi bác sĩ cách làm biểu đồ chuyển động của bào thai. Hầu hết các mẹ bầu đều đi khám bác sĩ mỗi hai tuần ở giai đoạn này của thai kỳ.

Sang tuần thứ 33, nên đi khám tổng quát cho mẹ, nhằm xem vị trí thai, sự phát triên của thai, xét nghiệm các chỉ số của mẹ nhằm lựa chọn nơi sinh.

2.9 Tuần thứ 35 - 36 thai kỳ

Khi này, não phát triển rất nhanh. Phổi phát triển gần như đầy đủ. Lúc này đầu của thai nhi thường nằm ở vị trí xương chậu.

Ngoài ra, thận bé đã phát triển đầy đủ và gan đã có thể bài tiết những chất không cần thiết.

Giai đoạn này, mẹ được khuyên nên đi siêu âm 4 chiều để theo dõi doppler động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung, kiểm tra nước ối và dây rốn. 

2.10 Tháng cuối thai kỳ

Các cơ chức năng ở má được hình thành để bé có thể bú và nuốt, đồng thời các chất thải cũng đang tích lũy trong ruột bé. Các tế bào thải ra từ ruột, các tế bào da chết, và ngay cả lông măng rụng đi là các chất thải tạo thành phân của bé, một chất màu xanh đen, còn được gọi là phân su, sẽ được thải ra trong lần đi tiêu phân đầu tiên của bé sau khi chào đời.

Cơ thể bạn lúc này bắt đầu cung cấp kháng thể cho bé thông qua bánh nhau, giúp cho hệ miễn dịch của bé hoạt động chống lại sự nhiễm trùng trong suốt sáu tháng đầu đời. Trong thời gian này, bắt đầu có sự xuất hiện các cơn chuyển dạ giả, có thể đau và có cường độ mạnh như các cơn chuyển dạ thật.

Ngày dự sinh của mẹ được ghi dấu vào ngày kết thúc tuần thứ 40. Tuổi thai được tính dựa vào ngày đầu của chu kỳ kinh cuối. Dựa vào cách này này, thai kỳ có thể kéo dài giữa 38 và 42 tuần.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: By Mayo Clinic Staff (Ngày đăng: ngày 17 tháng 9 năm 2021). Fetal development: The 1st trimester, Mayo Clinic. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Chuyên gia của American Pregnancy (Ngày đăng: năm 2021). Second Trimester: Fetal Development, American Pregnancy. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ có thai như nào?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Sự phát triển của thai theo các tuần và các dưỡng chất cần bổ sung 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Sự phát triển của thai theo các tuần và các dưỡng chất cần bổ sung
    NH
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633