1. Trang chủ
  2. Nhi Khoa
  3. Sốt giảm bạch cầu hạt ở trẻ em: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Sốt giảm bạch cầu hạt ở trẻ em: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Sốt giảm bạch cầu hạt ở trẻ em: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Trungtamthuoc.com - Phần lớn mầm bệnh nhiễm trùng trong sốt giảm bạch cầu hạt là vi khuẩn, nhưng cũng có thể do virus hoặc nấm. Trẻ em bị sốt giảm bạch cầu hạt ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Vậy cần điều trị như thế nào cho trẻ sốt giảm bạch cầu hạt? Cùng tìm hiểu ngay sau đây. 

1 Sốt giảm bạch cầu hạt là gì?

Sốt bạch cầu hạt được coi là một cấp cứu ung thư. Đây là một biến chứng phổ biến và nghiêm trọng nhất liên quan đến ung thư tạo máu hoặc với bệnh nhân được điều trị bằng phác đồ hóa trị liệu cho bệnh ung thư. Sốt bạch cầu trung tính xảy ra khi một bệnh nhân giảm bạch cầu trung tính gặp mầm bệnh truyền nhiễm. Trong tình trạng suy giảm miễn dịch này, bệnh nhân mất hoặc suy yếu khả năng miễn dịch để chống lại nhiễm trùng

Để chẩn đoán bạch cầu hạt trước tiên ta dựa vào một số tiêu chuẩn như sau:

Trẻ sốt cao, nhiệt độ đo được ở miệng từ 38,5oC trở lên, hoặc 38oC diễn ra lâu hơn 1 tiếng hoặc 2 lần cách nhau ít nhất 12 tiếng.

Số lượng bạch cầu hạt trong máu giảm xuống dưới 500/mm3 hoặc 1000/mm3 nhưng có yếu tố dự đoán bạch cầu giảm tiếp trong 2 ngày dưới 500/mm3.

Số lượng bạch cầu trong máu giảm trầm trọng, còn dưới 100/mm3.

Trẻ có thân nhiệt cao trong sốt giảm bạch cầu hạt
Trẻ có thân nhiệt cao trong sốt giảm bạch cầu hạt

2 Các tác nhân gây nhiễm trùng thường gặp nhất ở trẻ em ung thư

Phần lớn mầm bệnh nhiễm trùng là vi khuẩn, nhưng cũng có thể do virus hoặc nấm.

Các mầm bệnh vi khuẩn phổ biến bao gồm nhiễm vi khuẩn gram dương như Staphylococcus, Streptococcus và Enterococcus…

Các sinh vật kháng thuốc gây nhiễm khuẩn bao gồm Pseudomonas aeruginosa , các loài Acinetobacter, Stenotrophomonas maltophilia , Escherichia coli và Klebsiella… [1] 

Trẻ cũng có thể bị nhiễm trùng do nhiễm các loài nấm Candidas, nhiễm virus Herpes simplex, Varicella Zoster, Adenovirus, Influenza...

Trẻ có nguy cơ bị sốt bạch cầu hạt do có các bệnh ác tính như u lympho, bệnh bạch cầu cấp, sử dụng phương pháp hóa trị liệu...

3 Chẩn đoán trẻ sốt giảm bạch cầu hạt

Để xác định trẻ bị sốt giảm bạch cầu hạt trước tiên ta hỏi tiền sử bệnh tật của trẻ. Đồng thời thăm khám lâm sàng cụ thể, cần lưu ý tới các vùng nhiễm trùng của trẻ bị sốt giảm bạch cầu hạt. Phải kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn của trẻ, biểu hiện trên da, niêm mạc, hô hấp, thăm khám bụng và phản ứng thành bụng...

Nếu trẻ bị sốt giảm bạch cầu hạt thì chỉ cần là viêm nhiễm nhẹ, kín đáo cũng có thể là do trẻ bị nhiễm trùng nhiễm trùng. Do đó để xác định nguyên nhân nhiễm trùng cần nuôi cấy để tìm vi khuẩn.

Song song với đó kiểm tra công thức máu, cấy nước tiểu, dịch cơ thể để phát hiện tổn thương do sốt giảm bạch cầu hạt mang lại. Công thức máu toàn phần để xác định mức độ giảm bạch cầu trung tính của trẻ, còn máu, nước tiểu và nuôi cấy  dịch để xác định nguồn lây nhiễm. Nên lấy hai bộ cấy máu từ tĩnh mạch ngoại biên và ống thông tĩnh mạch cũng như mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm từ bất kỳ vị trí nhiễm trùng nào.

Chẩn đoán trẻ sốt giảm bạch cầu hạt
Chẩn đoán trẻ sốt giảm bạch cầu hạt

4 Điều trị sốt giảm bạch cầu hạt ở trẻ

4.1 Liệu pháp kháng sinh phổ rộng theo kinh nghiệm sớm

Căn cứ vào loại hình kháng sinh ở địa phương, tiền sử dị ứng thuốc của trẻ để cân nhắc và lựa chọn kháng sinh theo kinh nghiệm.

Ban đầu chúng ta có thể cân nhắc lựa chọn kháng sinh gồm PiperacillinTazobactam hoặc kháng sinh cefoperazon, Ceftazidime, Cefepim. Nếu trẻ có biểu hiện sốt cao liên tục, rét run và số lượng bạch cầu hạt giảm trầm trọng thì cho trẻ dùng nhóm carbapenem như ImipenemCilastatin hoặc Meropenem. [2] 

Liệu pháp kháng sinh ban đầu có thể điều chỉnh như sau:

  • Nếu trẻ nhiễm vi khuẩn Methicillin-resistant S. aureus: Xem xét phối hợp vancomycin, Linezolid hoặc daptomycin.
  • Trường hợp trẻ nhiễm Enterococi bị kháng vancomycin: Xem xét phối hợp linezolid và daptomycin.
  • Nếu trẻ nhiễm vi khuẩn Gram âm tiết β- lactamase phổ rộng: Xem xét đến dùng carbapenem.
  • Nếu trẻ nhiễm vi khuẩn tiết carbapenemase: Xem xét cho dùng polymycin và colistin hoặc tigecycline.
  • Nếu trẻ bị nhiễm khuẩn do đặt catheter bị tổn thương hay đa hoá trị liệu tích cực gây tổn thương viêm nhiễm cơ quan khác như phổi, niêm mạc,... Cho trẻ dùng Vancomycin, nhưng nếu cấy máu cho kết quả âm tính với vi khuẩn Gr(+) thì không dừng lại.
  • Trẻ có dấu hiệu niêm mạc miệng bị viêm nặng, hậu môn bị nứt kẽ hay có phản ứng thành bụng: Dùng kháng sinh metronidazol để tiêu diệt vi khuẩn kỵ khí.
  • Nếu trẻ có kết quả viêm phổi lan tỏa: Dùng phối hợp Cotrimoxazol với Azithromycin.
  • Nếu ở phổi trẻ xuất hiện các ổn thương hình tròn hay vết thâm nhiễm mới: Phối hợp với thuốc chống nấm amphotericin B.
  • Sau từ 2 đến 3 ngày kể từ khi dùng thuốc mà trẻ không giảm sốt: Xem xét thay kháng sinh khác như cefoperazon bằng cefepim hoặc carbapenem.
  • Nếu trẻ có biểu hiện sốt kéo dài 4 – 7 ngày hoặc sốt tái trở lại: Bắt đầu cho trẻ dùng thuốc chống nấm amphotericin B.
  • Nếu trẻ bị dị ứng với kháng sinh penicillin có thể được thay thế điều trị bằng phối hợp CiprofloxacinClindamycin hoặc aztreonam cùng với vancomycin.

4.2 Trường hợp trẻ sốt nhưng không rõ nguyên nhân

Có rất nhiều trường hợp trẻ bị sốt giảm bạch cầu hạt nhưng lại không xác định được nguyên nhân gây sốt. Trong những trường hợp này thì có một số không nhỏ trẻ bị nhiễm trùng kín.

Các trường hợp bệnh nhi bị sốt không rõ nguyên nhân này được phân thành 2 nhóm nguy cơ:

Nhóm thứ nhất nguy cơ thấp có đặc điểm là bạch cầu hạt hồi phục sau 1 tuần sử dụng kháng sinh. Cho đến khi lượng bạch cầu trong máu đạt 500/mm3 trong 2 ngày liền kề thì cho trẻ ngừng kháng sinh.

Nhóm thứ 2 nguy cơ cao có đặc điểm, số lượng bạch cầu hạt giảm lâu hơn 1 tuần và không có cơ sở nào chứng minh sự hồi phục tủy xương. Trường hợp này cho bé dùng đợt kháng sinh 14 ngày và dừng lại khi hết sốt, nếu trẻ bị sốt lại thì dùng kháng sinh phối hợp thêm thuốc chống nấm.

Sốt giảm bạch cầu hạt cần điều trị kịp thời
Sốt giảm bạch cầu hạt cần điều trị kịp thời

4.3 Liệu pháp chống nấm trong sốt giảm bạch cầu hạt

Nếu sau từ 4 đến 7 ngày điều trị kháng sinh phổ rộng mà bé vẫn giảm bạch cầu hạt và sốt kéo dài thì sử dụng thuốc chống nấm toàn thân. Trường hợp này, có thể lựa chọn theo kinh nghiệm, cho trẻ dùng Fluconazole đường uống hay tiêm tiêm tĩnh mạch.

Nếu trẻ có dấu hiệu cho thấy khả năng nhiễm nấm cao hoặc khi cấy máu cho kết quả dương tính thì truyền tĩnh mạch amphotericin B. Ban đầu cho trẻ dùng amphotericin B với liều test là 0,01 đến 0,1mg/kg truyền trong 15 phút. Nếu trẻ dung nạp thuốc tốt thì tăng liều lên đến 0,5mg/kg truyền từ 3 đến 4 tiếng. Có thể tăng đến liều thông thường là từ 0,75 đến 1 mg/kg mỗi ngày.

Do amphotericin B gây độc cho thận, đồng thời gây giảm nặng Na+ và K+ máu nên cần theo dõi trong quá trình điều trị. Nếu thấy nồng độ creatinin cao hơn so với bình thường từ 1,5 đến 2 lần xem xét dừng thuốc đến khi creatinin giảm về bình thường.

4.4 Điều trị kết hợp cho trẻ sốt bạch cầu hạt

Nếu trẻ bị nhiễm khuẩn hoặc sốt giảm bạch cầu hạt mức độ nghiêm trọng có thể dùng yếu tố kích thích bạch cầu G–CSF với liều 5-10 µg/kg/ngày. Tuy nhiên, không dùng thuốc này nếu trẻ bị bệnh bạch cầu cấp và đang điều trị tấn công.

Nếu trẻ có dấu hiệu thiếu máu, xuất huyết, rối loạn yếu tố đông máu hay tiểu cầu giảm thì cần truyền máu.

Những trường hợp trẻ bị viêm loét niêm mạc miệng thì điều trị như sau:

Hàng ngày cho trẻ súc miệng bằng dung dịch Natri clorua 9‰ hoặc chlorhexidine 0,2%. Trường hợp trẻ bị viêm loét nặng cần được súc miệng bằng oxy già pha loãng trong nước sạch hoặc natri clorua 9‰ theo tỷ lệ 1:8.

Và sử dụng các thuốc chống nấm chứa thành phần Nystatin hoặc daktarin để bôi lên niêm mạc miệng.

Nếu trẻ bị viêm loét nặng và xuất hiện các nốt phỏng như nhiễm HSV hoạt động thì dùng thuốc kháng nấm Acyclovir.

Để giảm đau tại chỗ khi ăn ta có thể cho trẻ sử dụng  cepacaine để súc miệng, hoặc bôi gel xylocain.

Cân nhắc, tùy theo mức độ đau của trẻ bác sĩ chỉ định dùng thuốc giảm đau toàn.

Trên đây là các thông tin về chứng sốt giảm bạch cầu hạt ở trẻ, mong rằng bạn đọc nhận biết và điều trị hiệu quả cho trẻ. 

Tài liệu tham khảo

  1. ^  Sheena Punnapuzha, Paul K. Edemobi, Elmoheen (Ngày đăng 17 tháng 2 năm 2021). Febrile Neutropenia, NCBI. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2021
  2. ^  Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên (Ngày đăng 22 tháng 4 năm 2015). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý huyết học, Cục Khám Chữa Bệnh Bộ Y Tế. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Bé bị viêm amidan mủ sốt 39 độ khi xét nghiệm máu thấy giảm bạch cầu hạt thì có phải có mầm ung thư không ? Xin cảm ơn


    Thích (0) Trả lời
  • 0 Thích

    Liều dùng các loại kháng sinh điều trị bệnh như nào?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Sốt giảm bạch cầu hạt ở trẻ em: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Sốt giảm bạch cầu hạt ở trẻ em: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
    DL
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (8)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633