1. Trang chủ
  2. Thần Kinh
  3. Dấu hiệu và điều trị rối loạn tăng động thiếu chú ý

Dấu hiệu và điều trị rối loạn tăng động thiếu chú ý

Dấu hiệu và điều trị rối loạn tăng động thiếu chú ý

Trungtamthuoc.com - Các triệu chứng của rối loạn tăng động thiếu chú ý có thể được phân thành 2 loại hành vi là thiếu tập trung và hiếu động quá mức hay bốc đồng. Vậy dựa vào đâu để nhận biết trẻ bị rối loạn thiếu hoạt động giảm chú ý?

1 Rối loạn tăng động thiếu chú ý là gì?

Rối loạn tăng động thiếu chú ý (ADHD) là một tập hợp các triệu chứng của sự không tập trung và mất tập trung, có hoặc không kèm theo tăng động. Đây là một loại rối loạn tâm thần có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em, chúng gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, học tập, quan hệ xã hội của con người. Tình trạng này thường gặp ở bé trai nhiều hơn bé gái.

Rối loạn tăng động thiếu chú ý
Rối loạn tăng động thiếu chú ý

2 Nguyên nhân gây rối loạn tăng động thiếu chú ý ở trẻ

Các nghiên cứu thấy rằng gen di truyền đang là một nguyên nhân chính gây rối loạn tăng động thiếu chú ý. Trong gia đình, nếu anh chị, cha mẹ bị rối loạn tăng động thiếu chú ý thì trẻ cũng dễ bị mắc chứng này hơn, dù cơ chế của nó chưa rõ.

Trẻ có thể mắc chứng rối loạn tăng động thiếu chú ý do một tổn thương nào đó ở não. Ở những trẻ này có thể có sự mất cân bằng về dẫn truyền thần kinh trong não hoặc các chất này bị rối loạn hoạt động.

Không những thế, nếu trẻ sống trong môi trường chật hẹp, nhiễm độc tố từ môi trường hay không được giáo dục đúng cách cũng có thể mắc ADHD.

Những trẻ nhẹ cân hay sinh non trước tuần thứ 37 của thai kỳ cũng làm tăng nguy cơ gây rối loạn tăng động thiếu chú ý.

Ngoài ra, nếu trong thời kỳ mang thai, người mẹ hút thuốc lá, sử dụng rượu, chất ma túy hoặc nhiễm độc thai kỳ trẻ sinh ra cũng có thể mắc ADHD.

Rối loạn tăng động giảm chú ý có thể do tổn thương nào đó ở não
Rối loạn tăng động giảm chú ý có thể do tổn thương nào đó ở não

3 Dấu hiệu của trẻ tăng động thiếu chú ý

Các triệu chứng của rối loạn tăng động giảm chú ý có thể được phân thành 2 loại hành vi là thiếu tập trung và hiếu động quá mức hay bốc đồng. Hầu hết trẻ bị rối loạn tăng động thiếu chú ý đều có vấn đề thuốc 2 loại hành vi, còn một số trường hợp chỉ có rối loạn 1 loại hành vi.

Với chứng bệnh thiên về không chú ý, trẻ phải bao gồm ít nhất 6 triệu chứng và kéo dài ít nhất 6 tháng như sau:

  • Trẻ thường không chú ý đến các chi tiết hoặc bất cẩn trong học tập, công việc hay các hoạt động khác.
  • Trẻ thường gặp khó khăn trong việc duy trì sự chú ý trong các nhiệm vụ hoặc hoạt động vui chơi.
  • Trẻ dường như thường xuyên không nghe những gì mọi người xung quanh đang nói.
  • Thường không tuân theo các hướng dẫn và không hoàn thành việc học, công việc hoặc nhiệm vụ tại nơi làm việc. Triệu chứng này không phải do trẻ có hành vi đối lập hoặc không hiểu hướng dẫn.
  • Thường gặp khó khăn khi tổ chức các nhiệm vụ và hoạt động.
  • Xu hướng tránh hoặc không thích các nhiệm vụ như bài tập ở trường hoặc bài tập về nhà mà cần sự nỗ lực về tinh thần.
  • Trẻ hay để mất những vật dụng cần thiết cho các công việc hoặc hoạt động như bài tập ở trường, bút chì, sách, dụng cụ hoặc đồ chơi.
  • Trẻ dễ bị phân tâm bởi các kích thích từ môi trường tác động vào.
  • Thường hay quên trong sinh hoạt hàng ngày.
Trẻ thường không chú ý đến các chi tiết hoặc bất cẩn trong học tập
Trẻ thường không chú ý đến các chi tiết hoặc bất cẩn trong học tập

Nếu trẻ bị ADHD thiên về thể hiếu động thì phải bao gồm ít nhất 6 trong số các triệu chứng sau trong ít nhất 6 tháng:

  • Lo lắng hay với hoặc gõ tay hoặc chân khi ngồi trên ghế.
  • Trẻ không thể ngồi yên, rời khỏi chỗ ngồi trong lớp học đặc biệt là môi trường yên tĩnh.
  • Chạy nhảy hoặc leo trèo quá mức trong các tình huống không phù hợp.
  • Khó chơi hoặc tham gia vào các hoạt động giải trí yên tĩnh, trầm lặng.
  • Không thể hoặc không thoải mái khi vẫn làm cùng 1 việc hay một trạng thái trong thời gian dài.
  • Trẻ có biểu hiện nói quá nhiều, nói quá lên.
  • Không thể chờ đến lượt mình, hay trả lời trước khi câu hỏi được hoàn thành.
  • Khó khăn trong việc chờ đợi trong hàng hoặc chờ đến lượt khi tham gia các trò chơi hoặc hoạt động nhóm.
  • Làm gián đoạn cuộc trò chuyện hoặc xâm phạm người khác thậm chí là chiếm đoạt những gì người khác đang làm.
Triệu chứng rối loạn tăng động thiếu ý thức ở trẻ
Triệu chứng rối loạn tăng động thiếu ý thức ở trẻ

Các triệu chứng trên được khởi phát trước 12 tuổi, thường sớm nhất trong độ tuổi từ 3 đến 6, có thể kéo dài qua tuổi thiếu niên đến trưởng thành. Các triệu chứng này có thể bị nhầm lẫn với các vấn đề về cảm xúc hay kỷ luật hoặc bị bỏ sót hoàn toàn ở trẻ im lặng làm chậm chẩn đoán. Các triệu chứng của ADHD thay đổi theo thời gian và sự phát triển của con người, trẻ nhỏ thì triệu chứng tăng động và bốc đồng thường chiếm ưu thế hơn.[1]

4 Điều trị rối loạn tăng động thiếu chú ý ở trẻ

Để điều trị ADHD cho trẻ cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa bác sĩ với gia đình và nhà trường. Các phương pháp điều trị hiện nay làm giảm triệu chứng và cải thiện chức năng gồm thuốc, tâm lý trị liệu cùng với giáo dục đào tạo.

4.1 Điều trị rối loạn tăng động thiếu chú ý bằng thuốc

4.1.1 Thuốc chứa thành phần Methylphenidate

Thuốc kích thích tâm thần, dùng cho các đối tượng tử 6 tuổi trở lên, có tác dụng kích thích vỏ não và cấu trúc dưới vỏ. Methylphenidate được bào chế dưới 2 loại là loại thường và loại tác dụng kéo dài. Thuốc dạng tác dụng thông thường ngày uống 2 đến 3 lần vì tác dụng chỉ kéo dài trong vòng 2 đến 3 giờ. Loại tác dụng kéo dài chỉ dùng 1 lần/ ngày.

Các chế phẩm thông thường như Ritalin LA được dùng với liều ban đầu là 5mg uống trước bữa ăn tầm 30 đến 45 phút, ngày 2 - 3 lần. Sau đó cứ 3 ngày lại tăng thêm 5 đến 10mg đến liều tác dụng, mỗi ngày không dùng quá 60mg.

Các chế phẩm kéo dài như Concerta thì mỗi ngày chỉ dùng 1 lần. Ban đầu uống Concerta với liều 18mg mỗi ngày, sau đó có thể tăng 18mg/ngày vào mỗi tuần. Không được dùng quá 54mg/ngày với trẻ em từ 6 đến 12 tuổi và 72mg/ngày ở thanh thiếu niên từ 13 đến 17 tuổi.

Điều trị rối loạn tăng động thiếu chú ý bằng thuốc
Điều trị rối loạn tăng động thiếu chú ý bằng thuốc

4.1.2 Thuốc có thành phần là Dexmethylphenidate

Dexmethylphenidate được dùng cho các bé từ 6 tuổi trở lên, với liều 2,5mg uống 2 lần một ngày và cách nhau ít nhất 4 tiếng.

Sau đó điều chỉnh liều theo mức tăng từ 2,5mg đến 5mg mỗi tuần theo nhu cầu và đáp ứng của trẻ, không vượt 20mg mỗi ngày.

4.1.3 Thuốc chứa thành phần là Dextroamphetamine

Thuốc có tác dụng làm tăng lượng dopamine và norepinephrine lưu hành trong vỏ não bằng cách ngăn chặn sự tái hấp thu chúng. Dùng cho các bé bị rối loạn tăng động thiếu tập trung từ 3 tuổi trở lên.

Với các bé từ 3 đến 5 tuổi, khởi đầu Dextroamphetamine với liều 2,5mg mỗi ngày, có thể tăng liều 2,5mg hàng tuần.

Các bé từ 6 đến 17 tuổi, liều ban đầu là 5mg/liều, mỗi tuần có thể tăng liều lên 5mg mỗi ngày. Không được dùng Dextroamphetamine nhiều hơn 40mg mỗi ngày. Các chế phẩm tác dụng ngay mỗi ngày dùng 2 lần, cách nhau ít nhất 4 tiếng, còn chế phẩm kéo dài thì ngày dùng 1 lần.

4.1.4 Thuốc có chứa thành phần Atomoxetine

Atomoxetine chọn lọc ức chế tái hấp thu norepinephrine, thuốc được chỉ định dùng cho các bé trên 6 tuổi mắc chứng rối loạn hoạt động giảm chú ý.

Các bé có thể trọng dưới 70kg: Liều dùng ban đầu là 0,5mg/kg/ngày, sau đó tăng liều dần dần đến 1,2mg/kg mỗi ngày sau tối thiểu 3 ngày với liều ban đầu. Không được dùng Atomoxetine không quá 1,4mg/kg mỗi ngày, hoặc 100mg/ngày.

Với các bé thể trọng trên 70kg: Liều lượng ban đầu là 40mg/ngày, rồi tăng lên đến 80mg/ngày sau tối thiểu 3 ngày với liều ban đầu. Sau 2 đến 4 tuần có thể tăng lên liều tối đa là 100mg/ngày.

4.1.5 Các thuốc chống trầm cảm dùng điều trị cho trẻ rối loạn hoạt động giảm chú ý

Được sử dụng cho trẻ ADHD khi các thuốc kích thích trên không hiệu quả.

Imipramine được dùng cho các bé từ 6 tuổi trở lên với liều ban đầu là 1mg/kg mỗi ngày, tối đa 2,5mg/kg mỗi ngày.

Desipramine được dùng cho các bé từ 5 tuổi trở lên với liều ban đầu là 1,5mg/kg mỗi ngày, chia làm 2 lần. Sau đó hàng tuần tăng lên đến liều 3,5mg/kg một ngày cho đến tuần thứ 3.

4.1.6 Các thuốc đồng vận α2-adrenergic điều trị rối loạn tăng hoạt động giảm chú ý

Thuốc có chứa Clonidine được dùng cho các bé từ 6 tuổi trở lên. Các bé từ 45kg trở xuống ban đầu dùng với liều 0,05mg trước khi đi ngủ. Sau đó hàng tuần, cứ sau 3 đến 7 ngày tăng lên 0,05mg/ngày, mỗi lần uống là 0,05mg cho đến liều tối đa theo cân nặng.Với các bé trên 45kg: Ban đầu dùng liều 0,1mg trước khi đi ngủ. Sau đó hàng tuần, cứ sau 3 đến 7 ngày tăng 0,1mg/ngày, mỗi lần uống 0,1 mg liều tối đa mỗi ngày là 0,4mg.

Thuốc chứa thành phần là Guanfacine dùng cho các bé từ 6 tuổi trở lên. Ban đầu uống với liều mỗi ngày một lần 1mg vào cùng thời điểm trong ngày. Sau đó hàng tuần, tăng lên 1mg/ngày tùy vào đáp ứng của bệnh nhi.[2]

4.2 Tâm lý trị liệu và can thiệp tâm lý xã hội

Sử dụng liệu pháp hành vi, nhận thức hỗ trợ điều trị rối loạn tăng hoạt động giảm chú ý:

Cần lý giải cho trẻ hiểu những việc cần phải làm, chia thành các nhiệm vụ và hướng dẫn trẻ biết cách để hoàn thành.

Giao bài tập về nhà, nhấn mạnh cho trẻ tầm quan trọng của việc làm bài tập ra vở.

Sau khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ, hoặc có hành vi tốt cần khen thưởng để trẻ củng cố hành vi.

Phối hợp tâm lý trị liệu để điều trị rối loạn tăng động thiếu chú ý
Phối hợp tâm lý trị liệu để điều trị rối loạn tăng động thiếu chú ý

Cha mẹ, thầy cô cần chú ý lắng nghe trẻ giải thích và chỉ cho trẻ biết trẻ không đúng chỗ nào và cùng tìm cách giải quyết.

Nếu trẻ vẫn tái phạm những hành vi sai trái, cần có biện pháp nghiêm khắc hơn như phạt không được hưởng quyền lợi và nói cho trẻ sai như thế nào.

Trong giáo dục cho trẻ, cha mẹ cần kết hợp mềm mỏng và cương quyết, không xử phạt bằng đòn roi, nặng lời.

Hướng dẫn trẻ các kỹ năng giao tiếp xã hội. Đồng thời, cho trẻ chơi các trò chơi trị liệu phù hợp để trẻ giảm bớt căng thẳng, luyện tập tính kiên trì, biết lắng nghe.

5 Các phương pháp phòng rối loạn tăng động thiếu chú ý ở trẻ

Đảm bảo các phương pháp an toàn thai sản, phụ nữ mang thai không được hút thuốc, uống rượu, chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Đảm bảo môi trường xung quanh ổn định, an toàn, chống các nguy cơ nhiễm độc, nhiễm trùng.

Luôn luôn quan tâm dạy dỗ trẻ phù hợp với lứa tuổi, cần giải thích cho trẻ những điều trẻ không hiểu. Đồng thời, không được cho trẻ sử dụng tivi, điện thoại, máy tính chơi game quá nhiều, thay vào đó là hoạt động.

Cha mẹ quan tâm, dạy dỗ trẻ phù hợp với lứa tuổi
Cha mẹ quan tâm, dạy dỗ trẻ phù hợp với lứa tuổi

Kiểm tra sự phát triển tâm lý của trẻ, nếu thấy trẻ hiếu động nên cho đi khám và đánh giá tâm lý.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc nhận biết trẻ bị rối loạn tăng động thiếu chú ý sớm để điều trị kịp thời.

6 Case lâm sàng: Tăng động giảm chú ý

Đề bài: Người mẹ mang đứa con trai 8 tuổi đến khám vì vấn đề hiệu suất học tập của con mình ở trường. Trong buổi họp phụ huynh, giáo viên cậu bé lưu ý rằng cậu bé rất dễ phân tâm và thường xuyên không hoàn thành cả bài tập về nhà và bài vở trên lớp. Người mẹ cũng khẳng định rằng ở nhà cậu bé cũng rất khó khăn trong việc hoàn thành các mục tiêu và liên tục hí hoáy. Mặc dù cậu bé nói rất nhiều nhưng không trả lời các câu hỏi rõ ràng. Khám lâm sàng ghi nhận duy nhất hành vi hí hoáy. [3]
➤ Chẩn đoán nghĩ nhiều nhất là gì?
➤ Bước xử trí tiếp theo là gì?

6.1 Định nghĩa

Tăng động giảm chú ý (ADHD): một tình trạng bao gồm sự thiếu tập trung không phù hợp liên quan đến sự phát triển, hiểu động và hấp tấp.

6.2 Tiếp cận lâm sàng

Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê các Rối loạn tâm thần. Phiên bản 4 (D5M- IV) mô tả tiêu chuẩn của sự thiếu tập trung và hiếu động/hấp tấp cần thiết để chẩn đoán ADHD 

Rối loạn ADHD ước tính ảnh hưởng 3 – 10% trẻ độ tuổi đi học, 25% bệnh nhân ADHD ảnh hưởng từ thân nhân bậc một (primary relative). Sinh lý bệnh của ADHD vẫn cần được làm rõ, nhưng giảm hoạt động của các vùng não nhất định ở thùy trán có thể là nguyên nhân. Tiêu chuẩn giảm chú ý của ADHD gồm các lỗi không cẩn thận, khó khăn trong việc tập trung không lắng nghe, không tuân theo các mục tiêu, tránh nê các nỗ lực tinh thần (sustained mental effort), hay mất đồ, dễ phân tâm, và hay quên.  

Tiêu chuẩn hiếu động của ADHD gồm hay hí hoáy, hay thưởng ra khỏi chỗ ngồi của cậu/cô bé, chạy hay leo trên quá mức, khó khăn trong việc chơi, m lặng, và thường nói chuyện quá nhiều  

Tiêu chuẩn hấp tấp của ADHD gồm trả lời lướt nhanh, khó khăn trong việc chờ đến lượt cậu/cỗ bé, và thường ngắt lời hoặc ngắt hành động. Rối loạn ADHD chia làm ba nhóm nhỏ: ADHD/1 (có ít nhất 6 trong 9 biểu hiện giảm chú ý). ADHD/HI (có ít nhất 6 trong 9 biểu hiện hiểu động/hấp tấp), và ADHD/C (có ít nhất 6 trong 9 biểu hiện của cả giảm chú ý và hiểu động/hấp tấp). Các triệu chứng buộc xuất hiện ít nhất 6 tháng ở hai hoặc nhiều nơi khác nhau, các triệu chứng buộc biểu hiện trước 7 tuổi, và buộc có hậu quả mất cân bằng chức năng. Người chăm sóc và các giáo viên cho các thông tin quan trọng bằng điền vào các bảng kiểm, như thang điểm Conners (Conner rating), chỉ số ADHD (ADHD index), bảng kiếm Swanson, Nolan và Pelham (Swanson, Nolan, and Pelham checklist - SNAP). thang điểm đánh giá toàn diện ADHD-H của giáo viên (ADD-H comprehensive teacher rating scale - ACTeRS). Ngoài ra, các thông tin có thể phỏng đoán được thông qua nói chuyện mô tả hoặc tường thuật (narrarive or descriptive interview).  

Kiểm tra tâm thần và phát triển là một phần trong việc đánh giá trẻ ADHD; rối loạn học tập và tâm thần đồng mắc (coexisting) cũng thường xuất hiện. Các rối loạn đồng mắc thường gặp gồm rối loạn thách thức chống đối (oppositional-defiant disorder) (35.2%), rối loạn cư xử (conduct disorder) (25,7%), rối loạn lo âu (anxiety disorder) (25.3%), và rối loạn trầm cảm (depressive disorder) (18.2%). Khoảng 12 – 60% trẻ ADHD cỏ đồng thời rối loạn học tập và có hưởng lợi từ chế độ giáo dục đặc biệt.  

Xử trí gồm thực hiện chương trình điều trị trong thời gian dài cùng sự hợp tác giữa người chăm sóc và giáo viên. Kế hoạch chăm sóc gồm đặt ra các mục tiêu cụ thể như tăng khả năng tự lập, giảm các hành vi ngắt quãng, cải thiện khả năng học tập, sắp xếp, và hoàn thiện các mục tiêu, và cải thiện mối quan hệ với các thành viên gia đình, giáo viên, và bạn học. Điều chỉnh hành vi có thể làm độc lập hoặc kết hợp với liệu pháp dùng thuốc. Ủng hộ tích cực (cho phần thưởng hoặc quyền lợi) và trừng phạt tiêu cực (hạn chế thời gian hoặc bỏ đi quyền lợi) nhấn mạnh các hành vi phù hợp. Kích thước lớp học nhỏ, làm việc có cấu trúc, khuyến khích làm bài tập, và sắp xếp chỗ ngồi hợp lý có thể giúp giảm các hành vi ngắt quãng trong lớp học. Thuốc thường dùng để hỗ trợ trong điều trị Thuốc kích thích thần kinh (Stimulant medication) thường xem xét dùng đầu tiên trong giảm hành vi ADHD. Các thuốc kích thích thần kinh thường gặp gồm methylphenidate và dextroamphetamine. Atomoxetine (Strattera) là thuốc không kích thích thần kinh (nonstimulant), ức chế tái hấp thu chọn lọc norepinephrine cho phép dùng trên người lớn và trẻ em. Thuốc trầm cảm ba vòng và bupropion, thường kê dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ tâm thần hoặc bác sĩ nội thần kinh, cũng được sử dụng.  

Di chứng lâu dài của ADHD gồm quan hệ kém cũng các bạn đồng lúa, kém các vận động tinh tế, và tăng nguy cơ gặp các tai nạn. Thanh thiếu niên có thể có vấn đề lạm dụng chất giống như một tình trạng bệnh lý đồng mắc, nhưng tình trạng này có vẻ như không liên quan đến việc điều trị ADHD bởi thuốc kích thích thấn kinh. Khoảng 50% trẻ em có chức năng ổn vào giai đoạn trưởng thành; còn lại tiếp tục còn biểu hiện triệu chứng giảm chú ý và hấp tấp.  

6.3 Câu hỏi lượng giá

52.1 Một cậu bé 8 tuổi xuất hiện phòng khám vì mẹ lo lắng rằng cậu bé có ADHD. Ở nhà cậu bé luôn luôn không ngừng nghỉ, không bao giờ có về chú tâm, và thường xuyên mất đồ. Ở phòng khám, đứa trẻ hợp tác và khám lâm sàng bình thường. Bước xử trí phù hợp tiếp theo là gì?  

A. Cho đứa trẻ 2 tuần thử dùng thuốc kích thích thần kinh.

B. Thu thập thêm các thông tin từ bố mẹ và các giáo viên.

C. Trấn an mẹ cậu bé rằng hành vi này phù hợp lứa tuổi.

D. Gửi cậu bé đi đánh giá tầm thần.

E. Gửi cậu bé đi đánh giá tâm lý học.

52.2 Một trẻ năm 7 tuổi biểu hiện phân tâm. Mẹ nhận thấy rằng cậu bé mơ  màng (daydream) “mọi lúc,” và khi đang mơ màng cậu bé không đáp ứng lại bà mẹ. Mẹ mô tả các cơn ngắn (kéo dài vài giây) và xuất hiện nhiều lần trong ngày. Khi cậu bé không mơ màng, cậu bé chú tâm và có thể hoàn thành công việc. Hành vi trong lớp không bị ngắt quãng Bước xử trí tốt nhất tiếp theo là gì?  

A. Thu thập thêm thông tin từ bố mẹ và giáo viên với thang điểm Conner.

B. Bắt đầu chương trình thay đổi hành vi.

C. Trấn an mẹ cậu bé rằng hành vi này phù hợp lứa tuổi.

D. Gửi đứa trẻ đi làm điện não đồ.

E. Gửi cậu bé đi đánh giá tâm thần.

52.3 Một nam thiếu niên 14 tuổi gần đây được chẩn đoán ADHD. Việc đánh giá rối loạn tâm lý đồng mắc sẽ tìm thấy là gì dưới đây?

A. Rối loạn lưỡng cực (bipolar disorder).

B. Rối loạn thách thức chống đối.

C. Rối loạn phát triển lan tỏa (pervasive developmental disorder).

D. Rối loạn stress hậu sang chấn (posttraumatic stress disorder).

E. Tâm thần phân liệt (schizophrenia).

52.4 Một trẻ nam 8 tuổi vừa hoàn thành xong đánh giá ban đầu ADHD, mà cậu bé có 7 trên 9 tiêu chuẩn giảm chú và và cũng có nhiều hành vi hấp tấp. Điều nào dưới đây là bước xứ trí tiếp theo phù hợp nhất?  

A. Cho cậu bé 2 tuần thủ với thuốc kích thích thần kinh.

B. Sắp xếp cho buổi học giáo dục đặc biệt.

C. Gửi cậu bé đi đánh giá toàn diện tâm lý học - giáo dục (psychoeducational).

D. Gửi cậu bé đi làm điện não đồ.

E. Trấn an người mẹ rằng đây là hành vi phù hợp với lứa tuổi.

6.4 Đáp án

52.1 B. Khám thực thể (cùng chú trọng trong phần khám thần kinh) toàn diện để xác định các dấu hiệu mềm (soft sign) của các tình trạng liên quan đến thần kinh. Nếu không tìm thấy gì, cậu bé nên được đánh giá ADHD với các thông tin biểu hiện đặc hiệu ADHD thu thập từ người chăm sóc và giáo viên. Chẩn đoán được xem xét nếu cậu bé có các biểu hiện đặc hiệu ADHD ở hai hay nhiều nơi ở trở lên. Khả năng cậu bé trong việc duy trì tập trung trong buổi khám ngắn ở phòng khám của bạn không thể loại trừ chẩn đoán ADHD.  

52.2 D. Đứa trẻ này không phù hợp kiểu điển hình ADHD dạng cổ điển. Các cơn “mơ màng" kéo dài vài giây, có thể động kinh cơn nhỏ (petit mal) hoặc cơn vắng ý thức (absence seizure); điện não đồ là điều cần thiết.  

52.3 B. Các tình trạng tâm lý đồng mắc thường gặp gồm rối loạn thách thức chống đối (35.2%), rối loạn cư xử (25.7%), rối loạn lo âu (25.8%), và rối loạn trầm cảm (18.2%).  

52. 4 C. Trước khi tạo kế hoạch điều trị, đứa trẻ cần thăm khám các vấn đề tâm lý đồng mắc và rối loạn học tập (kiểm tra tâm lý học giáo dục). Điều trị có thể gồm dùng thuốc kích thích thần kinh, điều chỉnh các hành vi, và các liệu pháp phù hợp với các tỉnh trạng dòng mắc.  

6.5 Đúc Kết Lâm Sàng

  • Rối loạn ADHD được xem xét ở trẻ em có những hành vi đặc hiệu ở hai hay nhiều nơi ở, như ở nhà hoặc trường hoặc nơi làm việc. 
  • Trẻ em có ADHD thường kèm theo các rối loạn tâm lý đồng mắc hoặc rối loạn học tập, gồm rối loạn thách thức chống đối, rối loạn cư xử, rối loạn lo âu, và trầm cảm. 
  • Các thành phần thuốc thường dùng để điều trị ADHD là methylphenidate và dextroamphetamine.  

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Chuyên gia của NIH (Ngày đăng: tháng 9 năm 2021). Attention-Deficit/Hyperactivity Disorder, NIH. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Maggie A Wilkes, MD (Ngày đăng: ngày 9 tháng 9 năm 2021). Pediatric Attention Deficit Hyperactivity Disorder (ADHD) Treatment & Management, Medscape. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ Clinical, Case Files Pediatrics, tải bản PDF tại đây

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      hotline
      0868 552 633
      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633