1. Trang chủ
  2. Thần Kinh
  3. Nhận biết các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật

Nhận biết các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật

Nhận biết các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật

Trungtamthuoc.com - Rối loạn thần kinh thực vật xảy ra khi các dây thần kinh điều khiển các chức năng cơ thể không tự chủ bị tổn thương. Nó có thể ảnh hưởng đến huyết áp, kiểm soát nhiệt độ, tiêu hóa, chức năng bàng quang và thậm chí cả chức năng tình dục. [1]

1 Giới thiệu chung về hệ thần kinh thực vật

Hệ thần kinh thực vật hay còn gọi là hệ thần kinh tự động, nó điều khiển các hoạt động không theo ý muốn của con người. Hệ thần kinh thực vật kết nói não bộ với các bộ phận trong cơ thể, bao gồm cả các cơ quan nội tạng. Nó chi phối hoạt động nhiều hệ cơ quan trong cơ thể như hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, chuyển hóa và bài tiết. Hệ này điều hòa các hoạt động mang tính sống còn đối với cơ thể, giúp cơ thể ổn định và thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống.

Hệ thống thần kinh thực vật

Hệ này chia thành hai hệ là giao cảm và phó giao cảm, hai hệ này có chức năng đối ngược nhau trong điều hòa các hoạt động của cơ thể. Hầu hết các cơ quan đều có sợi thần kinh của hệ giao cảm và phó giao cảm.

Hệ thần kinh giao cảm thường kích thích các cơ quan, ví dụ như nó làm tăng nhịp tim và huyết áp khi cần thiết. Hệ thần kinh phó giao cảm thường làm chậm các quá trình trong cơ thể, như làm giảm nhịp tim và huyết áp. Tuy nhiên trên tiêu hóa và tiết niệu thì ngược lại, hệ phó giao cảm lại có tác dụng kích thích, còn hệ giao cảm lại có tác dụng ức chế.

Tình trạng rối loạn chức năng xảy ra khi các sợi thần kinh của hệ thần kinh thực vật bị hư hỏng. Rối loạn chức năng có thể là nhẹ, đôi khi là nặng và có thể đe dọa đến tính mạng. Nó có thể ảnh hưởng một phần hoặc toàn bộ hệ thần kinh thực vật.

Rối loạn hệ thần kinh thực vật có thể xảy ra đơn lẻ hoặc do hậu quả của một bệnh khác, chẳng hạn như bệnh Parkinson, nghiện rượu và tiểu đường. Các triệu chứng có thể nhẹ hoặc nặng, ảnh hưởng cục bộ như trong các hội chứng đau vùng phức tạp hoặctrên toàn hệ thống. Một số loại là tạm thời, nhưng nhiều loại xấu đi theo thời gian. Khi chúng ảnh hưởng đến nhịp thở hoặc chức năng tim của bạn, những rối loạn này có thể đe dọa tính mạng. [2]

2 Chẩn đoán rối loạn thần kinh thực vật

Rối loạn thần kinh thực vật diễn ra do sự mất cân bằng giữa hoạt động của hệ giao cảm và hệ phó giao cảm. Một số triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật có thể kể đến như:

  • Chóng mặt, ngất xỉu khi đứng dậy, hạ huyết áp tư thế đứng: nguyên nhân có thể là do tim đập qúa nhanh gây nên tình trạng thiếu máu lên não, hoặc hạ huyết áp đột ngột.
  • Tim đập nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực: triệu chứng này khá phổ biến, xảy ra thường xuyên khiến người bệnh sợ hãi, lo lắng.
  • Rối loạn tuyến tiết mồ hôi: Ra mồ hôi bất thường, quá nhiều hay quá ít do thần kinh thực vật bị kích thích quá mức.
  • Rối loạn tiêu hóa do ảnh hưởng lên chức năng co bóp của dạ dày với các biểu hiện như: ăn không ngon, khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy, táo bón, khó nuốt.
  • Rối loạn tiết niệu như khó tiểu, tiểu không kiểm soát, nặng có thể gây nên tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
  • Mất ngủ: rối loạn thần kinh thực vật khiến bệnh nhân lo lắng, bồn chồn, khó đi vào giấc ngủ, khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi.
  • Các vấn đề tình dục ở nữ như khô âm đạo, không khoái cảm, hoặc các vấn đề về mắt như hạn chế về tầm nhìn, không có khả năng phản ứng nhanh với ánh sáng.
  • Khi thời tiết thay đổi, nhất là vào các thời điểm giao mùa, bệnh nhân thường có biểu hiện đau nhức xương khớp.

Có thể gặp một hoặc tất cả các triệu chứng này tùy thuốc vào mức độ rối loạn nặng hay nhẹ. Một số trường hợp có thể gặp phải như run hoặc yếu cơ.

Triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật

Để chẩn đoán tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ khám sức khỏe và xem xét bệnh sử của một người.Họ có thể thực hiện một số thử nghiệm sau đây:

  • Kiểm tra thần kinh: Kiểm tra khả năng di chuyển hoặc đi lại và khả năng cảm nhận rung động, xúc giác hoặc cảm giác đau của người đó.
  • Điện tâm đồ, hoặc EKG, để theo dõi hoạt động điện trong tim và vòng bít đặc biệt trên các ngón tay để liên tục đo huyết áp. Các bác sĩ có thể ghi lại các chức năng sinh lý khác, tùy thuộc vào các triệu chứng của một người, bao gồm đổ mồ hôi, hô hấp, sản xuất carbon dioxide, độ bão hòa oxy, lượng máu tim bơm và lượng máu đi qua não. Các bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm máu để đánh giá việc giải phóng chất dẫn truyền thần kinh và hormone giúp kiểm soát huyết áp. 
  • Phương pháp Valsalva: thực hiện bằng cách thở bằng ống ngậm và bịt mũi lại trong khi thổi mạnh. Bác sĩ ghi lại sức mạnh và độ sâu của hô hấp cũng như những thay đổi của nhịp tim và huyết áp.
  • Nghiệm pháp bàn nghiêng: nhịp tim, huyết áp, hô hấp và đổ mồ hôi của một người liên tục được ghi lại trong khi người đó nằm trên một chiếc bàn có dây đai được gắn quanh bụng và chân, thư giãn và thở bình thường trong năm phút. Sau đó,bàn nghiêng người thẳng đứng một góc 60 độ. Việc nghiêng người trong 45 phút hoặc cho đến khi người đó bị tụt huyết áp và gặp các triệu chứng huyết áp thấp như chóng mặt, choáng váng hoặc gần như ngất xỉu. Ngay sau đó, bệnh nhân được đưa trở lại tư thế nằm. Các mẫu máu được lấy trong khi người đó ở tư thế nằm và đứng để kiểm tra việc giải phóng chất dẫn truyền thần kinh và hormone có liên quan đến việc kiểm soát huyết áp. 
  • Xét nghiệm mồ hôi: đánh giá cách các dây thần kinh kiểm soát tuyến mồ hôi phản ứng với kích thích.
  • Xét nghiệm phân tích nước tiểu và chức năng bàng quang.
  • Xét nghiệm tiêu hóa: Xét nghiệm làm rỗng dạ dày là xét nghiệm phổ biến nhất để kiểm tra các bất thường về tiêu hóa như tiêu hóa chậm và làm rỗng dạ dày chậm (chứng liệt dạ dày)

3 Các loại rối loạn thần kinh thực vật

Các rối loạn về thần kinh thực vật có thể khác nhau về triệu chứng và mức độ cũng như xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau. Một số loại rối loạn thần kinh thực vật:

Nhịp tim nhanh khi thay đổi tư thế: là tình trạng nhịp tim tăng nhanh khi thay đổi từ tư thế nằm sang tư thế đứng. Gồm các triệu chứng: lâng lâng, thị lực mờ, mệt mỏi. Tình trạng này thường xảy ra ở phụ nữ hơn so với nam giới. Tình trạng này cũng có thể liên quan đến các điều kiện lâm sàng khác như hội chứng Ehlers-Danlos,… các triệu chứng của hội chứng này dao động từ mức độ nặng đến nhẹ, cứ 4 người có một người mắc hội chứng này bị hạn chế đáng kể trong hoạt động và không thể làm việc.

Ngất: Ngất do sự giảm huyết áp tạm thời, nó là kết quả của việc lưu lượng máu chậm tới não, điều này xảy ra khi mất nước, ngồi hoặc đứng trong một thời gian dài, nóng hoặc căng thẳng.

Nhiều hệ cơ quan suy nhược: đây là một trong những tình trạng xấu của các bệnh nhân. Ban đầu nó có các triệu chứng tương tự Parkinson. Những người có tình trạng này tuổi thọ chỉ kéo dài 5 – 10 năm. Đây là một rối loạn hiếm gặp thường xảy ra ở người lớn trên 40 tuổi. Nguyên nhân của tình trạng này không rõ và thường không có phương pháp điều trị.

Rối loạn thần kinh cảm giác: có cảm giác ngứa ran, giảm cảm giác đau, cảm giác nóng hay lạnh.

4 Nguyên nhân gây ra rối loạn thần kinh thực vật

Rối loạn thần kinh thực vật xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số tình trạng bệnh lý có thể dẫn tới tình trạng rối loạn thần kinh thực vật như:

  • Huyết áp cao không kiểm soát.
  • Sử dụng rượu kéo dài do rượu tác động mạnh lên tâm thần.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Rối loạn tự miễn như bệnh Lupus bạn đỏ hệ thống.
  • Bệnh Parkinson.
  • Tác dụng không mong muốn do sử dụng thuốc điều trị bệnh như các thuốc chống trầm cảm, các thuốc chống ung thư.
  • Rối loạn di truyền.
  • Nguyên nhân có thể do các bệnh truyền nhiễm như virus, vi khuẩn.
Điều trị rối loạn thần kinh thực vật thế nào?

5 Cách chữa rối loạn thần kinh thực vật

Một số rối loạn hệ thống thần kinh tự chủ sẽ thuyên giảm khi một bệnh lý có từ trước được điều trị. Tuy nhiên, thường thì không có cách chữa trị. [3] Trong trường hợp đó, mục tiêu điều trị là điều trị nguyên nhân và cải thiện các triệu chứng, đồng thời dự phòng ví dụ như:

  • Hạ huyết áp tư thế đứng có thể thay đổi bằng cách thay đổi lối sống và sử dụng thuốc. Thay đổi lối sống bằng cách kê cao gối khi ngủ, uống đủ nước, thêm muối vào chế độ ăn, mặc quần áo rộng để ngăn sự tích tụ máu ở chân. Kết hợp sử dụng thuốc midodrine.
  • Hạn chế stress, căng thẳng, phải biết cách giải tỏa áp lực bằng cách trò chuyện với người khác, tập thể dục (chạy bộ), tham gia các hoạt động ngoài trời.
  • Kiểm soát cân nặng để hạn chế nguy cơ gặp bệnh lý đái tháo đường - một trong những nguyên nhân gây tình trạng rối loạn thần kinh thực vật. Bệnh nhân cần có chế độ ăn uống lành mạnh, chế độ tập luyện hợp lý, cần chú ý theo dõi đường huyết thường xuyên.
  • Hạn chế hoặc ngừng hẳn rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích, gây nghiện.
  • Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ và phải tuyệt đối tuân thủ cách dùng, liều dùng và liệu trình.
  • Tổn thương thần kinh rất khó chữa, một số phương pháp như vất lý trị liệu, đi bộ, ống dẫn thức ăn và một số phương pháp khác giúp điều trị các rối loạn thần kinh nặng hơn.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Chuyên gia của Mayoclinic, Autonomic neuropathy, Mayoclinic. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2021
  2. ^ Tác giả: Chuyên gia của Medlineplus, Autonomic Nervous System Disorders, Medlineplus. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2021
  3. ^ Tác giả: Chuyên gia của NIH, Dysautonomia Information Page, NIH. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      hotline
      0868 552 633
      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633