1. Trang chủ
  2. Thần Kinh
  3. Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ em

Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ em

Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ em

Trungtamthuoc.com - Trẻ có các vấn đề về giấc ngủ có thể làm phức tạp thêm bệnh lý đang mắc phải như béo phì và hen suyễn. Đồng thời rối loạn giấc ngủ cũng sẽ làm các vấn đề tâm lý trở nên nghiêm trọng hơn như trầm cảm, lo lắng và lạm dụng chất gây nghiện. Vậy cần làm gì để điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ em?

1 Rối loạn giấc ngủ là gì?

Rối loạn giấc ngủ là tình trạng phổ biến của trẻ em và thanh thiếu niên, có liên quan đến suy giảm thần kinh và tâm lý xã hội, áp lực học tập, gia đình. Vấn đề về giấc ngủ ở trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên thường dẫn đến suy giảm đáng kể về nhiều hoạt động ban ngày. Trẻ thường bị khó ngủ và thức dậy vào ban đêm, thường là khó ngủ do vệ sinh giấc ngủ không đủ hoặc rối loạn nhịp sinh học có xu hướng. Trẻ có các vấn đề về giấc ngủ có thể làm phức tạp thêm bệnh lý đang mắc phải như béo phì và hen suyễn. Đồng thời rối loạn giấc ngủ cũng sẽ làm các vấn đề tâm lý trở nên nghiêm trọng hơn như trầm cảm, lo lắng và lạm dụng chất gây nghiện.

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em

2 Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ

Bình thường, trong giấc ngủ thì giai đoạn ngủ chuyển động mắt nhanh (REM) chiếm 25%, giai đoạn ngủ không có chuyển động mắt nhanh (NREM chiếm 75%). Tuy nhiên, ở trẻ em giai đoạn ngủ REM có thể chiếm đến 50%, lúc này khi trẻ ngủ thì các cơ quan cơ thể tăng hoạt động: tim nhanh, thở nhanh, não tăng chuyển hóa… Do đó, chỉ cần một tác động rất nhẹ cũng khiến trẻ bị tỉnh giấc, đôi khi có thể khiến bé tỉnh ngủ hoàn toàn.

Ở những bé đang ở thời kỳ phát triển nhanh, sẽ có những lúc trẻ quấy khóc, khó ngủ như chuyển bò, mọc răng, sắp đi, ban ngày hoạt động quá nhiều...

Trẻ có thể bị rối loạn giấc ngủ do mắc bệnh lý về đường hô hấp, tim mạch và tiêu hóa như hen phế quản, chướng bụng, tăng động, trầm cảm… Đồng thời, nếu trẻ bị mất ngủ cũng sẽ làm tình trạng bệnh này trở nên nặng hơn tạo thành vòng bệnh lý trầm trọng hơn.

Trẻ còn có thể bị mất ngủ do bị rối loạn tâm lý như áp lực học tập, tâm lý gia đình và xã hội.

Ngoài ra, nếu cha mẹ cho bé đi ngủ sai cách, ngủ quá nhiều vào ban ngày, không gian ồn ào cũng khiến bé bị khó ngủ dẫn đến rối loạn giấc ngủ.[1]

3 Các triệu chứng lâm sàng của rối loạn giấc ngủ ở trẻ

Có nhiều dạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ như khó thở khi ngủ, kích thích nhầm, cơn miên man hành, cơn hoảng sợ ban đêm, hội chứng chân tay bồn chồn… Trong đó ở trẻ em phổ biến nhất là cơn miên man hành và hoảng sợ ban đêm như sau:

Với giấc ngủ có những cơn miên man hành thì trẻ thường đột ngột choàng tỉnh từ giấc ngủ sâu. Lúc này, trẻ có thể có những động tác đơn giản như ngồi dậy tại giường, hoặc có cử động phức tạp như đi lại trong nhà, mặc quần áo, ăn uống. Các cơn miên man hành thường diễn ra sau từ 1 đến 2 giờ kể từ khi ngủ tương ứng với giai đoạn 3,  4 của giấc ngủ chậm. Kèm theo đó trong cơn trẻ có thể mở mắt nhìn xung quanh nhưng khi nói thì trẻ không hiểu. Cơn này thường xảy ra dưới 30 phút. Sau đó trẻ lại tiếp tục ngủ. Nếu sang ngày hôm sau mà hỏi trẻ về những gì xảy ra từ đêm hôm đó thì trẻ sẽ không nhớ, hay không có ký ức về cơn này. Tình trạng này gặp khá nhiều ở trẻ, có đến 10 - 15 % các bé từ 5 - 12 tuổi có có cơn miên hành, và thường thấy ở bé trai nhiều hơn.

Trẻ đột ngột tỉnh dậy trong giấc ngủ sâu
Trẻ đột ngột tỉnh dậy trong giấc ngủ sâu

Trường hợp trẻ bị rối loạn giấc ngủ có cơn hoảng sợ ban đêm có thể kèm theo cơn miên man hành. Tình trạng này thường gặp ở các bé từ 1 đến 8 tuổi, và diễn ra vào giai đoạn 3, 4 của giấc ngủ chậm. Sau khi ngủ được vài giờ, trẻ ngồi bật dậy, bồn chồn, vùng vẫy, khóc và la hét hoảng sợ. Lúc này mẹ lại không thể dỗ bé ngủ yên được, cũng không thể đánh thức trẻ dậy hoàn toàn. Cơn hoảng sợ này thường diễn ra trong vòng 10 đến 15 phút, sau đó trẻ lại ngủ tiếp đi và không có ký ức này vào hôm sau.

Các hành vi rối loạn giấc ngủ này kéo dài sẽ có biến chứng về sinh lý, ảnh hưởng đến thành công trong học tập và chất lượng cuộc sống của bé. Điều trị sớm thành công sẽ giảm thiểu các biến chứng này.[2]

4 Điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ

Trương hợp trẻ bị rối loạn giấc ngủ do bệnh lý thì phải điều trị bệnh lý nền gây ra tình trạng này. Thông thường điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ không do bệnh lý thì không cần thiết phải dùng thuốc, trừ khi điều trị tâm lý không được.

Hướng dẫn cho bé các bài tập thư giãn trước khi ngủ như hít thở sâu và đều, giãn lỏng cơ bắp và đếm theo nhịp thở.

Do các cơn hoảng sợ, cơn miên man hành có thể khiến trẻ có những hành động, cử chỉ bất thường có thể gây tổn thương cho trẻ. Do đó, cha mẹ không cho trẻ nằm giường quá cao, các vật sắc nhọn hay dễ vỡ cần để tránh xa khu vực giường ngủ và lân cận. Đồng thời, phải đóng kín các lối ra vào, làm lan can chắn cửa, đóng cửa cầu thang để tránh trường hợp trẻ mê ngủ đi ra ngoài có thể bị ngã.

Cha mẹ hỗ trợ trẻ quay lại giấc ngủ bình thường bằng cách ôm vỗ về, an ủi, để trẻ thấy an tâm, khi trẻ ngủ say thì đặt trẻ nhẹ nhàng xuống giường.

Nếu trẻ thường xuyên bị rối loạn giấc ngủ thì cha mẹ cần ghi chép lại thời gian trẻ bắt đầu có cơn trong 7 đêm liên tục để tìm quy luật. Sau đó chủ động đánh thức trẻ dậy trước 15 phút so với thời gian cơn bắt đầu ghi chép được. Khi đã đánh thức trẻ thì cho trẻ tính khoảng 5 phút rồi lại ngủ tiếp. Như vậy có thể làm giảm tần suất trẻ bị rối loạn giấc ngủ.

Nếu trẻ bị rối loạn giấc ngủ do sang chấn tâm lý, thì cần tìm nguyên do khiến trẻ bị như vậy và điều trị tâm lý.

Điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ
Điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ

Trường hợp trẻ không cải thiện sau khi điều trị tâm lý thì cho trẻ dùng thuốc làm giảm lo âu như sau:

  • Trẻ uống Diazepam vào mỗi buổi tối với liều trong 1 ngày là từ 5 đến 30mg.
  • Hoặc uống Carbamazepin với liều mỗi ngày từ 10 đến 20mg/kg cho trẻ dưới 6 tuổi, còn trẻ từ 6 đến 12 tuổi là 100mg, chia làm 2 lần.
  • Hoặc valproate với liều theo thể trọng của trẻ là 20mg/kg thể trọng, tăng liều theo đáp ứng.
  • Hoặc có thể cho trẻ dùng thuốc chống trầm cảm 3 vòng Amitriptilin giảm số lần xuất hiện cơn.

5 Dự phòng rối loạn giấc ngủ cho trẻ

Để tránh trường hợp trẻ bị mất ngủ vào ban đêm, hay khó ngủ cha mẹ không nên cho bé ngủ nhiều vào ban ngày.

Đồng thời, cho trẻ hình thành thói quen đi ngủ đúng giờ, tập thể dục thể thao nhẹ nhàng.

Phòng ngủ của trẻ phải yên tĩnh, thoáng khí và mát mẻ để trẻ dễ ngủ hơn, không vì môi trường khó chịu mà tỉnh dậy.

Không gây áp lực cho trẻ, quát mắng khiến trẻ bị ức chế thần kinh làm rối loạn giấc ngủ. Đồng thời, cho trẻ thư giãn, vui chơi để giải tỏa căng thẳng sau mỗi giờ học căng thẳng.

Hy vọng qua bài viết này, cha mẹ sẽ biết cần phải làm gì khi trẻ bị rối loạn giấc ngủ.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Sufen Chiu, MD, PhD (Ngày đăng: ngày 9 tháng 10 năm 2018). Pediatric Sleep Disorders, Medscape. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Mia Armstrong, MD (Ngày đăng: ngày 5 tháng 11 năm 2021). Sleep Disorders in Children, Healthline. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      hotline
      0868 552 633
      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633