1. Trang chủ
  2. Thận Tiết Niệu - Lọc Máu
  3. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Trungtamthuoc.com - Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là bệnh lý rất thường gặp ở cả nam và nữ, thường xảy ra với các triệu chứng thường gặp như đái buốt, đái rắt, hay thậm trí đái ra máu.

1 Định nghĩa nhiễm khuẩn tiết niệu

1.1 Định nghĩa

Nhiễm khuẩn tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng ở bất kỳ vị trí nào thuộc hệ tiết niệu ( bao gồm hai thận, hai niệu quản, bàng quang và niệu đạo). Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do sự xâm nhập của vi khuẩn. Tỷ lệ hiễm khuẩn đường tiết niệu hay gặp ở phụ nữ hơn, do cấu trúc  đường niệu đạo của nữ ngắn hơn ở nam giới. [1]

Tùy thuộc vào vị trí nhiễm khuẩn, có thể chia nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thành 2 nhóm: 

  • Nhiễm khuẩn tiết niệu trên: thường gặp ở viêm thận-viêm bể thận cấp.
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu dưới: viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo.

Đôi khi, cũng có trường hợp người bệnh bị nhiễm khuẩn tại tất cả các vị trí trên. 

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

2 Nguyên nhân và điều kiện thuận lợi

2.1 Nguyên nhân

Nguyên chủ yếu gây nên nhiễm khuẩn đường tiết niệu là sự xâm nhập của vi khuẩn:

Thường gặp nhất là các vi khuẩn Gram âm: E.coli (chiếm tỉ lệ cao nhất trong số các tác nhân gây bệnh, khoảng 80%), Proteus, Klebsiella, Enterobacter, Pseudomonas. 

Các loại vi khuẩn Gram dương ít gặp hơn: tụ cầu, Enterococci.

Ngoài ra có thể do nấm candida, lậu cầu hoặc do bệnh lây nhiễm qua đường tình dục Chlamydia,...

2.2 Điều kiện thuận lợi

Ngoài những nguyên nhân do sự xâm nhập của vi khuẩn. Đôi khi các cơ quan của hệ tiết niệu bị tổn thương là điều kiện lợi cho vi khuẩn dễ xâm nhập gây nhiễm khuẩn đường niệu được biết đến như:

Tắc nghẽn đường tiểu do u (u tiền liệt tuyến, u thận, u bên ngoài đè vào bàng quang), dị dạng đường niệu hoặc phì đại tuyến tiền liệt.

Rối loạn chức năng bàng quang do thần kinh.

Hồi lưu bàng quang – niệu quản: trào ngược nước tiểu từ bàng quang vào niệu quản.

Dị dạng thận. 

Quan hệ tình dục không đúng cách. 

Bệnh mắc kèm: đái tháo đường, suy giảm miễn dịch.

Đặc biệt nhiễm khuẩn tiết niệu hay xảy ra khi đặt sonde bàng quang. [2]

2.3 Cơ chế bệnh sinh của bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu

Nhiễm khuẩn tiết niệu xảy ra do sự tương tác giữa độc tính của chủng vi khuẩn, mức độ sinh sản và cơ chế đề kháng tại chỗ cũng như đề kháng toàn thân của cơ thể. Đường gây bệnh hay gặp nhất là vi khuẩn qua niệu đạo ngược lên bàng  quang và từ đó có thể lên niệu quản, thận. 

Bình thường vi khuẩn từ niệu đạo vào bàng quang sẽ bị thanh lọc nhanh chóng do tác dụng pha loãng, dội sạch khi đi tiểu. Bên cạnh đó, tác dụng kháng khuẩn trực tiếp của niêm mạc phản ứng của các bạch cầu trung tính trong thành bàng quang cũng giúp tiêu diệt vi khuẩn tại chỗ không cho gây bệnh. 

Tuy nhiên, khi xuất hiện những điều kiện thuận lợi thì cơ chế đề kháng của cơ thể bị suy giảm và nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu dễ xảy ra.

Ngoài ra, nhiễm khuẩn tiết niệu theo đường máu chỉ xảy ra ở những cơ thể suy yếu do bị bệnh mạn tính hoặc do dùng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài.

3 Triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu

3.1 Nhiễm khuẩn tiết niệu dưới

Nhiều bệnh nhân có nhiễm khuẩn tiết niệu dưới mà không có triệu chứng lâm sàng cụ thể. Các triệu chứng có thể gặp đó là: đau vùng trên xương mu, đái buốt, đái dắt, đái khó, đau khi đi tiểu tiện, có thể đái máu vi thể,  nước tiểu vàng đục. 

Khi xét nghiệm nước tiểu thường có nhiều bạch cầu và vi khuẩn từ 105/ml nước tiểu trở lên.

3.2 Nhiễm khuẩn tiết niệu do viêm thận – bể thận cấp

Bệnh nhân bị viêm thận-viêm bể thận cấp có các triệu chứng điển hình như sau:

Sốt cao, kèm rét run. 

Bệnh nhân cảm thấy buồn nôn và nôn. 

Có thể đái buốt, đái dắt, đái máu vi thể. 

Thể trạng suy sụp nhanh, đau mỏi cơ toàn thân. 

Đau hố sườn lưng một bên hoặc cả hai bên, đau tăng khi ấn vào.

Khám dấu hiệu chạm thận có thể thấy khối thận to lên. (+)

Số lượng bạch cầu đa nhân trung tính trong máu tăng. Cấy máu có vi khuẩn là đã có biến chứng nhiễm khuẩn huyết.

Khi xét nghiệm nước tiểu không ly tâm: có nhiều bạch cầu, có thể có hồng cầu và protein niệu <1g/24h. Nhuộm Gram thấy vi khuẩn niệu (+). [3] 

Triệu chứng nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Triệu chứng nhiễm khuẩn đường tiết niệu

4 Tiến triển và biến chứng của bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu

Khi điều trị kháng sinh đúng và đủ liều, các triệu chứng lâm sàng thường mất đi nhanh. Nếu điều trị không đúng, nhất là không đủ liều thì bệnh hay tái phát và có thể có những biến chứng sau:

Sốc nhiễm trùng và nhiễm khuẩn huyết: hay xảy ra với bệnh nhân viêm thận – bể thận, người già.

Viêm thận – bể thận mạn xảy ra nếu nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát nhiều lần ở bệnh nhân có yếu tố thuận lợi (sỏi, u, dị dạng đường niệu không được loại bỏ).

Suy thận mạn là diễn biến cuối cùng của viêm thận – bể thận cấp tái phát hoặc viêm thận – bể thận mạn.

5 Điều trị bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu

5.1 Nguyên tắc điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu

Cần cấy nước tiểu và làm kháng sinh đồ để sử dụng lựa chọn kháng sinh hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân. 

Phát hiện những yếu tố thuận lợi gây nhiễm khuẩn tiết niệu ở nam và nữ để điều trị nguyên nhân gây bệnh.

Khi các triệu chứng lâm sàng đã thuyên giảm hoặc không còn cũng không đồng nghĩa rằng đã khỏi bệnh.

Các nhiễm khuẩn tiết niệu ở nữ và nam giới dưới không có biến chứng thường đáp ứng với liều điều trị thấp và thời gian ngắn, trong khi viêm thận – bể thận thường đòi hỏi liều điều trị cao hơn và thời gian điều trị dài hơn.

Các trường hợp nhiễm khuẩn tái phát cần phát hiện xem nguyên nhân do một chủng hay nhiều chủng vi khuẩn khác nhau.

Điều trị bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu
Điều trị bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu

5.2 Điều trị cụ thể

5.2.1 Kháng sinh

Lựa chọn kháng sinh ban đầu dựa vào cơ sở phân tích nước tiểu và những hiểu biết về mặt dịch tễ học, vi khuẩn học. Đánh giá tính phù hợp của việc lựa chọn kháng sinh điều trị dựa trên kết quả cấy nước tiểu và kháng sinh đồ. Thông thường điều trị như sau:

Nhiễm khuẩn tiết niệu dưới không biến chứng: có thể điều trị bằng uống Amoxicillin hoặc trimethoprim-sulfamethoxazol khoảng 5 ngày.

Nhiễm khuẩn tiết niệu dưới có biến chứng và viêm thận – bể thận cấp không kèm theo sỏi tiết niệu: thường điều trị ngoại trú khoảng 14 ngày bằng trimethoprim-sulfamethoxazol, aminoglycosid hoặc Cephalosporin thế hệ 1.

Viêm thận – bể thận cấp có biến chứng nhiễm khuẩn huyết: cần điều trị tại bệnh viện.

Nhiễm khuẩn tiết niệu do đặt sonde bàng quang: cách tốt nhất là rút sonde bàng quang và dùng kháng sinh với liệu trình ngắn. Chưa có phác đồ điều trị tối ưu cho những bệnh nhân có nhiễm khuẩn tiết niệu mà không thể rút sonde bàng quang.

5.2.2 Ngoại khoa

Những bệnh nhân có kèm theo sỏi, u, dị dạng đường niệu cần can thiệp ngoại khoa để loại bỏ những yếu tố thuận lợi gây nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát.

Trên đây là bài viết đầy đủ về nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc sẽ có thêm kiến thức cho mình về căn bệnh này. 

6 Phòng ngừa nhiễm trùng tiết niệu

Uống nhiều nước để làm sạch hệ tiết niệu.

Điều trị nhanh các bệnh nhiễm trùng âm đạo.

Tránh sử dụng các sản phẩm có chứa chất diệt tinh trùng, đặc biệt là với dụng cụ tránh thai có màng ngăn.

Đi vệ sinh ngay khi bạn cảm thấy muốn đi tiểu, thay vì nhịn.

Lau người từ trước ra sau (niệu đạo đến hậu môn) sau khi đi vệ sinh.

Làm trống bàng quang của bạn sau khi quan hệ tình dục.

Tránh táo bón. [4] 

Bạn đọc có thể tham khảo thêm Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Nhiễm khuẩn đường tiết niệu theo EAU 2022 dưới đây:

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Chuyên gia của  Urology Care Foundation (Ngày đăng tháng 4 năm 2019). What is a Urinary Tract Infection (UTI) in Adults? ,  Urology Care Foundation. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2021
  2. ^ CDC (Ngày đăng 6 tháng 10 năm 2021). Urinary Tract Infection, CDC. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2021
  3. ^ Chuyên gia của National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases (NIDDK). Bladder Infection (Urinary Tract Infection—UTI) in Adults, NIDDK. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2021
  4. ^ Chuyên gia của Better Health. Urinary tract infections (UTI), Better Health. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    triệu chứng của Nhiễm khuẩn tiết niệu dưới là gì?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
    DL
    Điểm đánh giá: 5/5

    bài viết hay, cảm ơn các dược sĩ nhà thuốc

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633