1. Trang chủ
  2. Da Liễu
  3. Bệnh lang ben: nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và dự phòng

Bệnh lang ben: nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và dự phòng

Bệnh lang ben: nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và dự phòng

Trungtamthuoc.com - Bệnh lang ben là một bệnh nhiễm nấm da thường gặp,  gây ra bởi một loại nấm men gọi là Malassezia. Nấm can thiệp vào sắc tố bình thường của da, tạo thành các mảng nhỏ và đổi màu. Những mảng này có thể có màu sáng hơn hoặc sẫm hơn so với vùng da xung quanh và thường ảnh hưởng đến thân và vai. [1]

1 Bệnh lang ben là gì?

Lang ben (pityriasis versicolor) là bệnh nhiễm nấm phổ biến, lành tính trên bề mặt da khiến các mảng da nhỏ bị bong da và đổi màu. Bệnh thường xuất hiện ở nơi có khí hậu nhiệt đới do nấm phát triển rất tốt ở nơi có thời tiết ấm và ẩm.

Bệnh có thể tìm thấy ở tất cả mọi người, không gây hại và truyền nhiễm nhưng thường thấy hơn ở trẻ đang tuổi thiếu niên.

Lang ben là bệnh nhiễm nấm ngoài da phổ biến.

2 Nguyên nhân bị lang ben?

Lang ben được gây ra bởi một loại nấm men gọi là Malassezia. Đây là một loại nấm men lưỡng hình, còn được gọi là Pityrosporum. Đến nay, 14 loài Malassezia đã được xác định, trong đó bệnh lang ben được gây ra bởi các loài chính gồm Malassezia furfur, Malassezia continosa, Malassezia sympodialis. [2]

Malassezia là một phần của hệ vi sinh vật ở da bình thường. Chúng phụ thuộc vào lipid để tồn tại. Thông thường Malassezia mọc thưa thớt ở các vùng tiết bã (da đầu, mặt và ngực) mà không gây bệnh. Nhưng da sẽ mắc lang ben nếu nấm men này bắt đầu nhân lên nhiều hơn bình thường.

Các loại nấm men này tạo ra các các hạt sắc tố mở rộng trong các tế bào hắc tố cơ bản ở loại bệnh lang ben màu nâu.

Loại bệnh lang ben màu trắng hoặc giảm sắc tố được cho là do một chất hóa học do malassezia tạo ra, nó khuếch tán vào lớp biểu bì và làm suy giảm chức năng của các tế bào hắc tố.

Loại bệnh lang ben đỏ hoặc hồng bị viêm nhẹ, do các chất tạo da do malassezia hoặc các chất chuyển hóa của nó gây ra . 

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến phát triển bệnh lang ben bao gồm:

  • Người sống ở nơi có khí hậu ấm áp và ẩm ướt.
  • Những người cơ địa bị đổ mồ hôi nhiều, hoặc ra nhiều mô hôi do chơi thể thao.
  • Đối tượng có sử dụng các loại dầu gội hay mỹ phẩm làm tắc nghẽn lỗ chân lông trên da.
  • Người có hệ thống miễn dịch suy yếu thường dễ nhiễm trùng hơn, do đó cũng dễ có khả năng mắc bệnh lang ben. [3]

3 Chẩn đoán lang ben như thế nào?

Trong bệnh lang ben, lúc đầu các mảng da tròn hoặc hình bầu dục nhỏ xuất hiện, sau đó tụ thành các mảng lớn hơn hình dạng không đều. Chúng đặc biệt phổ biến ở lưng, ngực, cổ, hoặc cánh tay. Ở trẻ em thường thấy xuất hiện các mảng da lang ben trên mặt.

Lang ben được chẩn đoán như thế nào?

Các mảng da có thể sẫm màu hơn hoặc sáng hơn màu da bình thường của bạn hoặc có thể có màu đỏ, nâu hoặc hồng. Chúng có xu hướng phát triển dần dần và có thể liên kết với nhau để tạo thành các mảng lớn hơn theo thời gian. [4] Những mảng da nhiễm bệnh này hầu như không thay đổi màu sắc dưới ánh nắng mặt trời. Một số trường hợp, nơi da bị nhiễm và phát triển bệnh lang ben cũng có thể có vảy, hiếm khi ngứa hoặc chỉ ngứa một chút khi nóng bức.

Lang ben có thể được chẩn đoán dựa vào các tổn thương trên da như trên, khi soi đèn Wood cho huỳnh quang màu vàng. Đồng thời khi soi trực tiếp hoặc nuôi cấy cho thấy nấm Malassezia trong mẫu bệnh phẩm.

4 Lang ben có tự khỏi không?

Lang ben cần được điều trị chứ không thể tự khỏi.

4.1 Phương pháp điều trị lang ben

Điều trị tại chỗ hiệu quả cho lang ben bao gồm sử dùng thuốc bôi dạng kem, nước thơm và dầu gội. Người bệnh sử dụng hàng ngày hoặc hai lần mỗi ngày trong các khoảng thời gian khác nhau, sẽ giúp cải thiện các triệu chứng lâm sàng. Các phương pháp điều trị tại chỗ không đặc hiệu cho bệnh lang ben không có tác dụng đặc biệt đối với các loài Malassezia. Thay vào đó, người bệnh có thể được loại bỏ vật lý hoặc hóa học các mô bị chết.

Các phương pháp điều trị không đặc hiệu cho thấy có hiệu quả trong điều trị lang ben bao gồm: Kem dưỡng da, dầu gội Ketoconazole hoặc Selenium Sulphide, Kẽm Pyrithione, Propylene glycol và thuốc mỡ Whitfield.

Có nhiều loại thuốc bôi lang ben như Bifonazole, ClotrimazoleMiconazole, Terbinafin có hoạt tính chống nấm trực tiếp và có hiệu quả trong điều trị bệnh lang ben.

Thuốc kháng nấm đường uống hoặc toàn thân có hiệu quả trong điều trị nhiều loại bệnh nhiễm trùng, nhưng có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Sử dụng thuốc chống nấm đường uống để điều trị lang được coi là lựa chọn thứ hai và được sử dụng để điều trị  tái phát, nhiễm trùng nặng. Hiện nay, ketoconazol đường uống ít được sử dụng hơn do có nguy cơ cao gây độc cho gan. Thay vào đó, người ta sử dụng bằng các thuốc đường uống như: Itraconazole, Fluconazole, Pramiconazole.

Itraconazole, một loại thuốc chống nấm Triazole, làm thay đổi chức năng tế bào nấm tương tự như Ketoconazole, ức chế tổng hợp Ergosterol liên quan Cyt P450. Để điều trị hiệu quả lang ben, tổng lượng tối thiểu 1000 mg Itraconazole trong suốt quá trình điều trị. Điều trị mỗi ngày một lần trong 5 đến 7 ngày với 200 mg/ngày Itraconazole cho thấy hiệu quả cao cho đến một tháng sau điều trị.

Fluconazole là một thuốc chống nấm Triazole, ức chế tổng hợp ergosterol tương tự như Itraconazole. Ketoconazol được sử dụng điều trị bệnh lang ben với liều 200 mg/ngày, trong thời gian từ 5 đến 7 ngày.

Pramiconazole là một triazole tương đối mới, phá vỡ sự tổng hợp ergosterol trong tế bào nấm.

Cách điều trị và dự phòng tái phát lang ben.

4.2 Cách dự phòng tái phát

Thông thường, bệnh lang ben sẽ tái phát trở lại sau khi điều trị, đặc biệt là vào mùa hè hoặc trong các ngày lễ liên quan nước ấm và ẩm ướt. Tuy nhiên có thể giảm khả năng này bằng cách thường xuyên sử dụng dầu gội chống nấm như trên. Người bệnh có thể sử dụng dầu gội ngày một lần trong một vài ngày có thể giúp ngăn ngừa tái phát bệnh lang ben.

Nếu bị tái phát lang ben một lần nữa sau khi điều trị, có thể thử tự điều trị bằng dầu gội chống nấm, hoặc sử dụng các phương pháp điều trị khác.

Trên đây là các thông tin cơ bản về bệnh lang ben, hy vọng bạn đọc có thể nhận biết, có phương pháp điều trị và dự phòng hiệu quả.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: chuyên gia của Mayoclinic, Tinea versicolor, Mayoclinic. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2021
  2. ^ Tác giả: Mehdi Karray, William P. McKinney, Tinea Versicolor, NCBI. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2021
  3. ^ Tác giả: Amanda Oakley, 1997, Pityriasis versicolor, Dermnet NZ. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2021
  4. ^ Tác giả: chuyên gia của NHS.UK, Pityriasis versicolor, NHS.UK. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 1 Thích

    Dùng thuốc nào trị bệnh lang ben?


    Thích (1) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Bệnh lang ben: nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và dự phòng 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Bệnh lang ben: nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và dự phòng
    HN
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn thông tin nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (1)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633