1. Trang chủ
  2. Thông Tin Y Học
  3. Làm thế nào để cai thuốc lá? Cách cai thuốc lá hiệu quả nhất

Làm thế nào để cai thuốc lá? Cách cai thuốc lá hiệu quả nhất

Làm thế nào để cai thuốc lá? Cách cai thuốc lá hiệu quả nhất

Trungtamthuoc.com - Việc bỏ thuốc lá thực sự không hề dễ dàng, cả kể với những người rất năng động và tự chủ. Có rất nhiều người tưởng chừng như đã cai được thuốc lá rồi, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau họ đã tái nghiện. Do đó, muốn cai thuốc lá chúng ta cần chuẩn bị tư tưởng thật quyết tâm và có kế họach cụ thể đạt được mục tiêu. Bên cạnh đó là một số thuốc cần thiết để hỗ trợ người muốn cai thuốc vượt qua được tác dụng gây nghiện của nicotin. Tuy nhiên, không có phương thuốc nào giúp bạn cai thuốc lá nếu bản thân bạn không có quyết tâm.

1 Tại sao khó cai thuốc lá?

1.1 Bộ não phải làm quen với việc không có Nicotine.

Nicotine là chất gây nghiện chính trong thuốc lá khiến việc bỏ thuốc lá rất khó khăn. Thuốc lá được thiết kế để đưa Nicotine vào não của bạn một cách nhanh chóng. Bên trong não của bạn, Nicotine kích hoạt giải phóng các chất hóa học khiến bạn cảm thấy dễ chịu. Khi Nicotine kích thích các bộ phận trong não của bạn lặp đi lặp lại, não của bạn sẽ quen với việc có nicotine liên tục.

Theo thời gian, Nicotine thay đổi cách não hoạt động, khiến bạn phải phụ thuộc Nicotine để cảm thấy ổn hơn. Khi bạn ngừng hút thuốc, tâm trạng sẽ trở nên cáu kỉnh, lo lắng hoặc buồn bã. Bạn có thể gặp khó khăn trong việc tập trung hoặc khó ngủ, rất muốn hút thuốc trở lại

Tình trạng này sẽ tốt hơn vài tuần sau khi bỏ thuốc vì não của bạn đã quen với việc không được cung cấp Nicotine nữa.

Nicotine - Hóa chất gây nghiện chính khiến bạn khó bỏ thuốc 

1.2 Cai thuốc lá làm thay đổi những thói quen hàng ngày 

Những ngày của bạn tràn ngập những thói quen mà bạn có liên quan đến việc hút thuốc . Khi bỏ thuốc lá, bạn có thể khó thực hiện những thói quen này nếu không có điếu thuốc trên tay.

Nhiều người kết nối việc hút thuốc với những việc họ làm trong ngày, như giải lao, uống một tách cà phê, kết thúc bữa ăn, nói chuyện với bạn bè hoặc sử dụng điện thoại. Chúng được gọi là các trình kích hoạt.

Cảm giác cũng có thể kích hoạt ham muốn hút thuốc. Mọi người có thể bị thôi thúc khi họ bắt đầu cảm thấy căng thẳng hoặc xuống tinh thần, hoặc ngay cả khi cảm thấy hạnh phúc và thư giãn. Sau đó, khi bạn bỏ thuốc lá, một trong những cảm giác này có thể kích hoạt ham muốn hút thuốc.

Khi bạn bỏ thuốc lá, bạn cần tìm ra cách để vượt qua thói quen của mình mà không có thuốc lá cũng như cách đối phó với cảm giác căng thẳng hoặc xuống tinh thần mà không hút thuốc. [1].

2 Cai thuốc lá bằng ý chí và quyết tâm

Cho dù khó khăn, nhưng đã có hàng triệu người trên thế giới cai thuốc lá thành công, vậy họ đã thực hiện như thế nào? Theo chương trình vận động mọi người không hút thuốc lá của Tổ chức Y tế Thế giới, kế hoạch ngưng hút thuốc lá gồm 5 bước:

  • Đầu tiên, người dùng chưa hề chưa có ý định cai thuốc lá.
  • Nhưng sau đó một thời gian nhờ sự tác động và thuyết phục, họ đã có ý định cai thuốc lá.
  • Sau khi đã có ý định cai thuốc lá, họ cần phải có kế hoạch cho việc này, gọi là bước 3.
  • Tiếp theo, họ cần tiến hành thực hiện ngay kế hoạch cai thuốc lá đã đặt ra và phải thực hiện được.
  • Cuối cùng, cần củng cố thành tích đạt được, chống tái sử dụng lại thuốc lá, đây là bước rất quan trọng quyết định sự thành công của việc cai thuốc lá.
Cai thuốc lá cần phải có ý chí quyết tâm 

Mặc dù có thể nhiều người chưa đạt được sự thành công của việc cai thuốc lá, nhưng kể từ khi họ có ý định bỏ thuốc lá đã là một điều đáng trân trọng. Vấn đề tiếp theo là làm sao để họ quyết tâm thực hiện ý định đó, trước tiên là bảo vệ sức khỏe của bản thân, sau là bảo vệ người xung quanh. Để thay đổi suy nghĩ của một người từ không sang có ý định cai thuốc lá, đối tượng phải được vận động, thuyết phục và bản thân họ có sự năng động cần thiết. Sau đó, để lên kế hoạch cho việc này, đối tượng cần được cung cấp đầy đủ các thông tin, và lập kế họach hành động cụ thể. Trong thời gian này, bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt là gia đình là chỗ dựa tinh thần để động viên giúp đỡ cho họ thực hiện được việc cai thuốc lá và không tái nghiện. 

Nếu bạn đã từng cố gắng bỏ thuốc trước đây mà chưa thàng công, đừng để điều đó làm bạn nản lòng. Hãy nhìn lại nó như một kinh nghiệm để bạn có thể vượt qua vào những lần sau.

Biện pháp cai thuốc lá cụ thể:

  • Điều đầu tiên và quan trọng nhất là người dùng phải có quyết định cai thuốc lá.
  • Gặp và trao đổi với bác sĩ hay người có chuyên môn về sức khỏe cách dùng thuốc và đối phó với ý định từ bỏ thực hiện cai thuốc lá.
  • Chọn này bắt đầu thực hiện cai thuốc lá, không nên trì hoãn điều này vì bất cứ lý do gì.
  • Trước ngày bắt đầu cai thuốc lá, người nghiện thuốc lá cần giặt sạch quần áo, chăn màn để không còn ám mùi thuôc lá trong phòng ngủ, phòng làm việc, xe hơi …
  • Đem bỏ tất cả các vật dụng có liên quan đến thuốc lá như gạt tàn, hộp đựng thuốc…
  • Không hút thuốc lá kể từ khi bắt đầu ngừng hút và những ngày sau đó, đồng thời không đến những nơi có thể làm họ thèm và hút thuốc lá lại.
  • Bạn bè, gia đình và đồng nghiệp cần động viên và tạo điều kiện cho họ không tái nghiện thuốc lá.
  • Đồng thời người nghiện thuốc lá phải chuẩn bị cách từ chối những lời mời họ hút thuốc.

3 Sử dụng thuốc hỗ trợ cai thuốc lá

Từ trước đây, đã có nhiều thuốc nhằm gây cảm giác khô miệng, đắng miệng, giảm vị giác khi hút thuốc để hỗ trợ cai thuốc lá. Trong đó, năm 1960 thuốc được sử dụng nhiều nhất là lobeline (CigArrest*, Nitrobant*). Tuy nhiên đến năm 1982, tổ chức FDA của Mỹ đưa ra kết luận là thuốc lobeline không có hiệu quả cho việc cai thuốc lá. Hiện nay, trên thế giới có 3 thuốc được dùng để hỗ trợ cai thuốc lá gồm: Nicotine thay thế dưới dạng miếng dán da hay kẹo nhai, Bupropion, Varenicline.

Người ngưng hút thuốc trong những tuần đầu cảm thấy bứt rứt, căng thẳng, mất tập trung

3.1 Hỗ trợ cai thiện thuốc lá bằng Nicotine thay thế

Khi bạn ngừng hút thuốc, việc cai Nicotine có thể khiến bạn đau đầu, bứt rứt, mất tập trung, ảnh hưởng đến tâm trạng, dễ cáu gắt, mất ngủ. Sự khao khát rút một điếu thuốc để hút thật khó khăn để kìm lại được. Với những người có triệu chứng như trên cần bổ sung 1 lượng Nicotin để làm giảm nhu cầu của cơ thể nhưng không phải qua khói thuớc lá. Các nghiên cứu cho thấy kẹo Cao Su Nicotine, viên ngậm và miếng dán có 1 lượng Nicotine chỉ tương đương 1/3 đến 1/2 lượng nicotin trong thuốc lá. Sử dụng phương pháp này có thể giúp cai thuốc lá dễ dàng hơn và khả năng thành công cao hơn đến 2 lần.[2].

Nicotine thay thế thường được dùng ở người nghiện thuốc lá nặng và thời gian thường trong khoảng 6 – 8 tuần, hiếm khi lâu hơn. 

Cần lưu ý, chỉ dùng các chế phẩm có nguồn gốc nicotin khi đã cai thuốc lá hoàn toàn. Bởi nếu vẫn còn hút thuốc lá mà lại dùng nicotin sẽ làm tăng ngộ độc Nicotine.

Không sử dụng các chế phẩm chưa nicotin cho phụ nữ mang thai.

3.1.1 Nicotine dưới dạng miếng dán da

Nicotine dán da trên thị trường có các chế phẩm với 3 loại kích thước 30cm2, 20cm2, 10cm2 là Nicopatch, Nicoderm, ProStep, Habitrol… Với người mỗi ngày hút trên 20 điếu ban đầu nên dùng loại 30cm2, còn người hút dưới 20 điếu/ ngày thì dùng loại 20cm2. Sau 2 – 3 tuần chuyển sang các miếng dán có kích thước nhỏ hơn theo thứ tự và ngưng hẳn sau khi dùng loại 10cm2 từ 2 – 3 tuần.

Nến dán những miếng dán này ở những vùng da sạch, khô, không lông và vết thương hay sẹo, thông thường là ở ở ngực, bụng hoặc mặt trước trên cánh tay. Mỗi ngày nên thay đổi vị trí dán để tránh kích ứng và dán cùng vào 1 thời điểm nhất định mỗi ngày, nên dán vào buổi sáng. Để miếng dán bám chặt vào da, đặc biệt là các mép thì khi dán ép sát bàn tay giữ miếng dán trên da khoảng 10 giây.

Chỉ thay các miếng dán trong ngày khi nó bị bong ra, còn lại kể c khi tắm rửa, hay bơi lội vẫn để nguyên. Tùy từng loại mà miếng dán dán nên được dán suốt 16 giờ mỗi ngày hoặc 24 giờ mỗi ngày.

Tác dụng phụ có thể gặp khi dán Nicotine là đỏ da, ngứa hay nóng rát nơi dán.

Nicotine thay thế - hỗ trợ cai thuốc lá hiệu quả.

3.1.2 Nicotine kẹo nhai

Nicotine dạng kẹo nhai trên thị trường có thuốc Nicorette, Nicotin chewing gum, với 2 hàm lượng là 2mg hoặc 4mg. Nicotin sẽ được hấp thu khi nhai và tùy lượng nước bọt được tiết ra khi nhai. Nếu không may nuốt vào thì nicotin không được hấp thu trong dạ dày.

Khi nhai người bệnh cần nhai chậm rãi và dừng lại nhiều lần để mỗi mẩu chewing gum được nhai khoảng 30 phút. Như vậy Nicotine trong kẹo sẽ được giải phóng từ từ, nhai 1 lần thì dừng vài giây, đồng thời không nhai nhiều miếng kẹo cùng lúc.

Không nhai nhiều hơn 30 miếng 2mg hoặc 15 miếng 4mg mỗi ngày, giảm số lượng kẹo từ từ và dừng hẳn khi còn 1 – 2 miếng mỗi ngày.

Nên ngậm kẹo ngọt giữa khi không nhai kẹo Nicotine để giảm cảm giác nhạt miệng. Khi đang nhai kẹo chứa Nicotine không uống nước đặc biệt là cà phê, nước ngọt, nước trái cây, đồng thời không ăn trước và sau nhai Nicotine 15 phút.

Thông thường, dùng liệu pháp hỗ trợ này sẽ kéo dài từ  1 – 3 tháng, có một số trường hợp dùng hơn 1 năm.

Khi dùng Nicotine người bệnh đôi khi có thể nhức đầu, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, tiết nhiều nước bọt, viêm lưỡi, nấc cụt… 

3.2 Bupropion - giúp người bệnh cai nghiện thuốc lá

Bupropion là thuốc không phải có nguồn gốc nicotin, được dùng hỗ trợ cho người bệnh cai thuốc lá. Đây là thuốc chống trầm cảm, ban đầu dùng điều trị chứng trầm cảm người cai thuốc lá, sau nhận thấy hiệu quả trong việc cai thuốc lá. Bupropion cũng giúp người bệnh bỏ thuốc lá dễ dàng hơn gấp 2 lần tương đương nicotin.

Bupropion nên uống 1 tuần trước khi bỏ thuốc lá để có nồng độ ổn định trong máu. Thuốc được dùng với liều 150 mg/ần, ngày dùng 2 lần, duy trì từ 7 – 12 tuần. Sau 12 tuần, nếu chưa cai thuốc lá được thì nên dừng thuốc và điều trị bằng phương pháp khác.

Khi dùng Bupropion người bệnh có thể bị mất ngủ, khô miệng, hiếm khi sẩn ngứa ở da và run. Lưu ý, không dùng thuốc Bupropion với người đang mang thai và nuôi con bú.

3.3 Thuốc hỗ trợ cai nghiện thuốc lá Varenicline

Varenicline là thuốc hỗ trợ cai thuốc lá với tác dụng làm giảm cảm giác thèm hút và sự sảng khoái khi hút thuốc. Tuy nhiên thuốc này có thể gây trầm cảm, thậm chí có ý định tự tử.

4 Những lợi ích tuyệt vời sau khi cai thuốc lá

4.1 Bỏ thuốc lá giúp bạn thở dễ dàng hơn

Bỏ thuốc lá bao lâu thì phổi sạch? Sau 9 tháng kể từ khi bỏ thuốc, dung tích phổi của bạn có thể tăng thêm 10%, bạn sẽ cảm thấy việc hít thở dễ dàng và ít ho hơn trước. Đối với những người độ tuổi 20-30, có thể sự khác biệt này là không nhiều, chỉ trừ khi họ chạy bộ hay hoạt động mạnh. Nhưng với người tuổi cao hơn, dung tích phổi tối đa giảm dần, họ sẽ thở nặng nhọc, khò khè hơn. 

Những lợi ích tuyệt vời sau khi cai thuốc lá

4.2 Phục hồi cơ thể sau khi bỏ thuốc lá

Trong vòng 2 đến 12 tuần kể từ khi ngừng hút thuốc, lưu thông máu của bạn sẽ được cải thiện. Điều này giúp cho tất cả các hoạt động thể chất dễ dàng thực hiện hơn nhiều. Bên cạnh đó hệ miễn dịch tăng cường hơn, chống lại các bệnh cảm lạnh, cảm cúm. Oxy tăng cường giúp giảm mệt mỏi và đau đầu.

4.3 Bỏ thuốc lá giúp bạn cảm thấy bớt căng thẳng hơn

Nếu bạn nhận thấy rằng bạn dễ bị căng thẳng, thay thế thói quen hút thuốc bằng một thói quen khác lành mạnh hơn là cách tuyệt vời để đối phó với căng thẳng.

4.4 Bỏ thuốc lá cải thiện khả năng sinh sản

Đàn ông ngừng hút thuốc có thể cương cứng tốt hơn và tinh trùng của nam giới mạnh hơn. Phụ nữ có thể thấy cực khoái của họ được cải thiện và họ dễ dàng bị kích thích hơn, dễ mang thai hơn, làm tăng khả năng thụ thai thông qua IVF và giảm khả năng sẩy thai.

Quan trọng nhất, nó giúp ích rất nhiều cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một thai nhi.

4.5 Bỏ thuốc lá giúp cải thiện khứu giác và vị giác

Bạn có thể nhận thấy rằng thức ăn có vị và mùi khác khi miệng và mũi của bạn phục hồi sau khi bị xỉn màu bởi hàng trăm hóa chất độc hại có trong thuốc lá.

4.6 Bỏ thuốc lá để có ngoại hình đẹp hơn

Bỏ thuốc lá giúp răng không bị ố vàng và bạn sẽ có hơi thở thơm mát hơn. Những người hút thuốc cũ cũng ít có nguy cơ mắc bệnh nướu răng và rụng răng sớm hơn những người hút thuốc.

Ngừng hút thuốc được chứng minh là có thể làm chậm quá trình lão hóa da mặt và trì hoãn sự xuất hiện của các nếp nhăn.

4.7 Bỏ thuốc lá để sống lâu hơn

Không khói thuốc không chỉ giúp bạn tăng thêm tuổi thọ mà còn giúp bạn cải thiện đáng kể cơ hội sống không bệnh tật, không bệnh tật và sống hạnh phúc hơn. [3]

Tài liệu tham khảo

  1. ^ By CDC Staff, Why Quitting Smoking Is Hard, cdc.gov. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2021
  2. ^ By WebMD Staff, 13 Best Quit-Smoking Tips Ever, WebMD. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2021
  3. ^ By WebMD Staff, Quit smoking, WebMD. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Thuốc hỗ trợ cai nghiện thuốc lá Varenicline có giá bao nhiêu?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Làm thế nào để cai thuốc lá? Cách cai thuốc lá hiệu quả nhất 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Làm thế nào để cai thuốc lá? Cách cai thuốc lá hiệu quả nhất
    QP
    Điểm đánh giá: 5/5

    bài viết hữu ích, cảm ơn các dược sĩ đã cung cấp thông tin này

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633