1. Trang chủ
  2. Da Liễu
  3. Cách điều trị hội chứng viêm da dày sừng bàn tay bàn chân

Cách điều trị hội chứng viêm da dày sừng bàn tay bàn chân

Cách điều trị hội chứng viêm da dày sừng bàn tay bàn chân

Trungtamthuoc.com - Hội chứng viêm da dày sừng lòng bàn tay (PPK) là một nhóm tình trạng da đặc trưng bởi sự dày lên của da ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.  PPK có được có thể phát sinh do những thay đổi về sức khỏe hoặc môi trường của một người hoặc do di truyền đột biến. Điều trị nhằm mục đích làm mềm vùng da dày lên và giảm cảm giác khó chịu. [1]

1 Hội chứng viêm da dày sừng lòng bàn tay, bàn chân là gì?

Hội chứng viêm da dày sừng lòng bàn tay, bàn chân (PPK) bao gồm một nhóm các rối loạn không đồng nhất được đặc trưng bởi sự dày lên biểu bì dai dẳng. Phần da PPK dày lên rõ rệt, khu trú hoặc lan tỏa. [2]

Hội chứng viêm da dày sừng lòng bàn tay, bàn chân là gì?

2 Nguyên nhân của hội chứng viêm da dày sừng lòng bàn tay, bàn chân

Các PPK được chia thành hai nhóm đó là di truyền và mắc phải (phổ biến hơn).

Di truyền: có sự tham gia đồng đều của bề mặt bàn chân, bàn tay, cảy ra trong vài tháng đầu đời.

PPK di truyền trong hầu hết các trường hợp gây ra bởi đột biến gen mã hóa protein. Các PPK di truyền có thể xảy ra đơn lẻ hoặc kết hợp với các biểu hiện ngoài da. PPK cũng có thể là biểu hiện của một số lượng lớn bệnh gen da, bao gồm bệnh da liễu di truyền, bệnh phồng rộp di truyền và bệnh loạn sản ngoại bì. [3]

Mắc phải : tình trạng không di truyền và xảy ra do sự thay đổi sức khỏe hoặc môi trường của người bị ảnh hưởng. PPK mắc phải bao gồm tình trạng tăng sừng cục bộ nằm chủ yếu trên các điểm áp lực và vị trí ma sát tái phát. Thứ ba là dày sừng có dấu lấm chấm, có nhiều sẩn nhỏ, sẩn, gai hoặc nốt sần ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Những dày sừng nhỏ này có thể toàn bộ bàn chân, bàn tay hoặc có thể bị hạn chế ở một số vị trí nhất định như nếp gấp lòng bàn tay. [4]

3 Chẩn đoán dày sừng lòng bàn tay, bàn chần 

Người bệnh sống trong vùng lưu hành bệnh dày sừng bàn tay, bàn chân, có các triệu chứng nghi ngờ như:

  • Các mảng da đỏ thẫm, ranh giới rõ ràng, dày sừng nứt nẻ, bong vảy ở bàn tay, bàn chân.
  • Người bệnh cảm thấy đau rát ở vết tổn thương.

Ở những bệnh nhân này, khi xét nghiệm men gan (SGOT, SGPT) tăng.

  • Cần phân biệt với bệnh dày sừng di truyền, viêm da cơ địa, chàm nhiễm khuẩn, sẩn ngứa, nấm da...

4 Phân loại mức độ nặng nhẹ của bệnh dày sừng

Ở những bệnh nhân viêm da dày sừng nhẹ:

  • Người bệnh có các tổn thương trên da như đã nêu phần trên.
  • Xét nghiệm máu cho thấy men gan ở những bệnh nhân này tăng nhưng không nhiều hơn 5 lần.

​Trường hợp viêm da dày sừng nặng và biến chứng:

  • Ngoài những tổn thương ngoài da ở trên, người bệnh còn có một số triệu chứng như: Mệt mỏi, không muốn ăn, da và mắt vàng, xuất huyết, hạ đường huyết, một số có triệu chứng nhiễm trùng.
  • Xét nghiệm máu ở những người bệnh này thấy men gan tăng trên 5 lần, tăng bilirubin máu, prothrombin máu giảm xuống dưới 70%.
  • Có những bệnh nhân viêm da dày sừng có thể có biến chứng nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi, viêm não, co giật, hôn mê.
  • Các có nguy cơ cao tiến triển nặng tình trạng viêm da dày sừng bao gồm: Trẻ nhỏ và người già, phụ nữ mang thai, người đang mắc bệnh mạn tính, suy dinh dưỡng, thiếu hụt dinh dưỡng, thiếu máu, suy giảm miễn dịch.
Viêm da dày sừng lòng bàn tay, bàn chân có mức độ nặng nhẹ khác nhau.

5 Phương pháp điều trị hội chứng dày sừng bàn tay, bàn chân

5.1 Điều trị cho người bệnh dày sừng lòng bàn tay, bàn chân nhẹ

Người bệnh được điều trị tại chỗ viêm da ở cơ sở y tế bằng:

  • Thuốc mỡ hoặc kem Corticoid bôi chống viêm ở các tổn thương dày sừng vào buổi sáng.
  • Thuốc làm bong vảy nơi tổn thương là thuốc mỡ Salicylic 2%-10%, thường dùng vào buổi tối.
  • Sử dụng các loại kem làm mềm da, thời gian dùng lúc trưa và chiều, gồm vaselin, kem Kẽm.
  • Nếu người bệnh viêm da dày sừng có bội nhiễm thì cần điều trị bằng thuốc kháng sinh dạng bôi.

Song song với việc sử dụng thuốc bôi tại chỗ, người bệnh cần được nghỉ ngơi, đủ dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất như B1, B6, B12 liều cao, multivitamin.

Đồng thời, bệnh nhân viêm da dày sừng lòng bàn tay, bàn chân thể nhẹ cần bổ sung thuốc hỗ trợ chức năng gan.

5.2 Viêm da dày sừng mức độ nặng và biến chứng điều trị như thế nào?

Người bệnh viêm da dày sừng nặng, biến chứng được điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu và hội chẩn với các chuyên khoa có liên quan.

Các thuốc sử dụng điều trị viêm da tại chỗ tương tự với trường hợp viêm da dày sừng nhẹ.

Tuy nhiên, ở những bệnh nhân này cần điều trị toàn thân bằng :

  • Thuốc bổ gan bằng đường uống hoặc đường tiêm cho người viêm da dày sừng.
  • Bổ sung dinh dưỡng bằng đường ăn và đường truyền tĩnh mạch,  để người bệnh đủ năng lượng, đạm, các vitamin và khoáng chất.
  • Duy trì đưỡng màu và Albumin máu ở người bệnh viêm da dày sừng được ổn định.

Nếu bệnh nhân bị tổn thương gan nghiêm trong cần truyền: Glucose 10% liên tục để đạt đường máu ổn định, người bệnh có thể truyền plasma tươi, albumin, dung dịch acid amin phân nhánh, tiêm Vitamin K1 10-20 mg/ngày. Đồng thời, người bệnh còn được dùng ornicetil đường tĩnh mạch, thuốc giảm tiết acid dịch vị để giảm chảy máu tiêu hóa. Nếu bệnh nhân bị phù hay thiểu niệu thì cho uống thuốc lợi tiểu spirolactone 400mg, có thể kết hợp với Furosemide.

Điều trị và phòng ngừa dày sừng lòng bàn tay, bàn chân như thế nào?

Nếu dày sừng lòng bàn tay, chân có tiền hôn mê gan hay hôn mê gan:

  • Đảm bảo thông khí cho người bệnh bằng cách cho thở oxy.
  • Đảm bảo thể tích tuần hoàn của người bệnh dày sừng này để đảm bảo mạch, huyết áp ổn định
  • Điều chỉnh nước điện giải và cân bằng kiềm toan cho bệnh nhân dày sừng có biến chứng hôn mê gan.
  • Những bệnh nhân này có thể chống phù não bằng Manitol, truyền glucose 10%  để đảm bảo đường huyết, truyền ornicetil, dung dịch acid amin, plasma tươi.
  • Người bệnh dày sừng nghiêm trọng biến chứng hôn mê gan được bổ sung Lactulose với liều theo hướng dẫn cho từng đường dùng.
  • Kháng sinh sử dụng cho người bệnh dày sừng này là Ciprofloxacin với người lớn còn Amoxiciclin với trẻ em.
  • Nếu viêm da dày sừng lòng bàn tay, bàn chân có biến chứng nhiễm trùng khác phải tìm được nguyên nhân nhiễm khuẩn để điều trị phù hợp. Nếu người bệnh có sốt thì trước tiên điều trị bằng Doxycyclin 200mg/ngày trong vòng 7 ngày.
  • Trường hợp, dày sừng có suy gan, thận hay nhiễm toan chuyển hóa nghiêm trọng, sốc thì cần xem xét cho người bệnh lọc máu.

6 Phương pháp phòng ngừa dày sừng lòng bàn tay, bàn chân

Để phòng tránh dày sừng lòng bàn tay, bàn chân, cần sinh sống trong môi trường sạch sẽ, luôn luôn đi giày dép để hạn chế nhiễm khuẩn.

Thường xuyên rửa tay, chân bằng nước sạch, đặc biệt là sau khi lao động, hạn chế tiếp xúc với các hoá chất, thuốc trừ sâu, diệt cỏ.

Trong quá trình lao động cần trạng bị đầy đủ thiết bị bảo hộ an toàn và đúng cách.

Một trong những lưu ý rất quan trong để tránh dày sừng là cần đảm bảo vệ sinh ăn uống và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng vào cơ thể.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Chuyên gia của GARD, Palmoplantar keratoderma, NIH. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2021
  2. ^ Tác giả: Chuyên gia của PCDS, Palmoplantar keratoderma, PCDS. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2021
  3. ^ Tác giả: Akiharu Kubo, MD, PhD, Palmoplantar keratoderma, Uptodate. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2021
  4. ^ Tác giả: Amy Stanway, 2006, Palmoplantar keratoderma, Dermnet NZ. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Triệu chứng viêm da dày sừng?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Cách điều trị hội chứng viêm da dày sừng bàn tay bàn chân 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Cách điều trị hội chứng viêm da dày sừng bàn tay bàn chân
    NM
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn thông tin nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633