1. Trang chủ
  2. Mắt
  3. Glocom góc mở nguyên phát: triệu chứng và điều trị

Glocom góc mở nguyên phát: triệu chứng và điều trị

Glocom góc mở nguyên phát: triệu chứng và điều trị

Trungtamthuoc.com - Glocom góc mở nguyên phát là một tình trạng bệnh lý xuất hiện làm nhãn áp tăng cao kèm theo tổn thương dây thần kinh thị giác (hay còn được gọi là thị thần kinh). Bệnh tiến triển mạn tính, triệu chứng từ từ nên khó phát hiện ngay từ đầu. 

1 Glocom góc mở nguyên phát là gì? 

Glocom góc mở nguyên phát là một tình trạng bệnh lý xuất hiện làm nhãn áp tăng cao kèm theo tổn thương dây thần kinh thị giác (hay còn được gọi là thị thần kinh). Bệnh tiến triển mạn tính, triệu chứng từ từ nên khó phát hiện ngay từ đầu. 

Bệnh gây tổn thương đặc trưng ở mắt đó là teo lõm đĩa thị giác, suy giảm thị lực, tổn thương sợi thần kinh, nhãn áp cao tăng cao. Do đó bệnh glocom còn được gọi là bệnh tăng nhãn áp, theo đông y gọi là bệnh thiên đầu thống. [1] 

So sánh dây thần kinh thị giác bị tổn thương trong bệnh glocom
So sánh dây thần kinh thị giác bị tổn thương trong bệnh glocom

2 Nguyên nhân gây nên glocom góc mở nguyên phát

2.1 Nguyên nhân gây bệnh glocom góc mở nguyên phát

Nguyên nhân gây nên glocom góc mở chưa được xác định được rõ ràng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh xuất hiện do nguyên nhân xơ hóa vùng bè, gây nên lắng đọng các chất và làm hẹp đường lưu thông thủy dịch. Đường lưu thông hẹp làm cho thủy dịch bị tắc, gây ứ thủy dịch và gây nên tình trạng tăng nhãn áp, lâu dần làm tổn thương thần kinh thị và gây nên mù lòa. 

Ngoài ra, nguyên nhân gây glocom góc mở có thể do sự chênh lệch áp lực giữa tiền phòng và ống Schlemm. Ống Schlemm bị xẹp gây nên tình trạng dịch bị ứ trong nhãn cầu khó thoát ra ngoài, do vậy nên gây tăng nhãn áp. 

2.2 Các yếu tố nguy cơ 

Tuổi tác: tuổi càng cao mức độ xơ hóa vùng bè càng tăng.

Yếu tố di truyền: những người trong gia đình có tiền sử người thận bị bệnh glocom thì có khả năng cao bị mắc bệnh này. 

Tật khúc xạ: cận thị, viễn thị có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. 

Bệnh toàn thân: các bệnh cao huyết áp, bệnh đau nửa đầu Migraine, tăng mỡ máu,... có thể là nguy cơ gây nên glocom góc mở. [2] 

Áp lực thủy dịch tăng cao gây tổn thương dây thần kinh thị giác
Áp lực thủy dịch tăng cao gây tổn thương dây thần kinh thị giác

3 Chẩn đoán glocom góc mở nguyên phát

3.1 Triệu chứng lâm sàng

3.1.1 Triệu chứng cơ năng

Các triệu chứng bệnh thường không đặc trưng, do đó bệnh khó phát hiện. Khi ở giai đoạn nặng, người bệnh có thể gặp các biểu hiện sau:

Cảm giác hơi căng tức mắt, nhìn mờ. Cảm giác này tăng lên khi căng thẳng, làm việc nhiều. 

Có thể gặp nhìn mờ thoáng qua, giảm thị lực khi mắt làm việc liên tục.

Có thể có màn sương mỏng trước mắt vào buổi sáng.

3.1.2 Dấu hiệu thực thể

Thị lực: ở giai đoạn muộn người bệnh bị giảm thị lực. 

Thị trường: thu hẹp. 

Nhãn áp có thể tăng cao. 

Thường ít khi có cương tụ rìa, giác mạc trong.

Tiền phòng sâu, góc tiền phòng mở rộng (dấu hiệu giúp chẩn đoán phân biệt với glôcôm góc đóng).

Đồng tử thường tròn đều, ở giai đoạn muộn đồng tử có thể bị giãn nhẹ. Phản xạ đồng tử bình thường.

3.2 ​Cận lâm sàng

Dùng các phương pháp chẩn đoán như: chụp ảnh đĩa thị giác, chụp cắt lớp võng mạc - đĩa thị, chụp sợi thần kinh thị giác, quét laser đồng tiêu, siêu âm Doppler,... để chẩn đoán bệnh glocom góc mở từ giai đoạn sớm của bệnh. 

Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác của thị thần kinh như:

Viêm thị thần kinh.

Tổn thương thị thần kinh hậu nhãn cầu.

Thiếu máu thị thần kinh.

Tổn thương thần kinh sọ não. [3] 

4 Điều trị glocom góc mở nguyên phát

4.1 Nguyên tắc điều trị

Mục đích điều trị bệnh Glocom góc mở nguyên phát đó là làm chậm tiến triển của bệnh, đồng thời duy trì thị lực cho bệnh nhân, cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm các triệu chứng bệnh khó chịu cho người bệnh.

4.2 Các phương pháp điều trị 

Điều trị hạ nhãn áp: cần xác định nhãn áp đích cần đạt đến cho bệnh nhân. Mức nhãn áp này không gây tổn hại đến các thị thần kinh. Nhãn áp bình thường của người Việt Nam bình thường nằm trong khoảng 15≤ NA < 22 mmHg.Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh của glocom mà điều chỉnh nhãn áp cho phù hợp. 

Điều trị toàn diện: tăng cường dinh dưỡng cho mắt, bảo vệ và cải thiện sức khỏe toàn thân. 

Theo dõi định kỳ: mức nhãn áp (NA), thị trường và đĩa thị giác cho bệnh nhân. 

Điều trị glocom góc mở nguyên phát
Điều trị glocom góc mở nguyên phát

4.3 Điều trị cụ thể

4.3.1 Thuốc hạ nhãn áp

Nguyên tắc lựa chọn thuốc hạ nhãn áp đó là: thuốc có tác dụng đạt và duy trì nhãn áp đích ổn định lâu dài,nhãn áp giao động trong ngày không quá 5 mmHg, thuốc dung nạp tốt, tiện sử dụng, giá cả hợp lý, hạn chế được các tác dụng không mong muốn. 

Điều trị nội khoa bằng thuốc hạ nhãn áp: các thuốc có hạ nhãn áp hiện nay đó là:

Thuốc ức chế men Carbonic Anhydrase.

Thuốc ức chế  b-giao cảm.

Thuốc cường phó giao cảm.

Thuốc chế phẩm từ Prostaglandin.

Thuốc cường α và β - giao cảm.

Thuốc cường α2 - giao cảm.

Các thuốc phối hợp cố định, thuốc toàn thân.

Thuốc điều trị glocom góc mở nguyên phát
Thuốc điều trị glocom góc mở nguyên phát

4.3.2 Điều trị laser

Có những loại điều trị laser sau: laser argon, laser diode hoặc laser YAG.

4.3.3 Điều trị phẫu thuật

Sau khi điều trị bằng thuốc và laser mà tình trạng nhãn áp của bệnh nhân không cải thiện. Thực hiện phẫu thuật lỗ rò, cắt củng mạc sâu không xuyên thủng hoặc đặt van dẫn lưu tiền phòng cho bệnh nhân. 

4.3.4 Điều trị phối hợp

Điều trị các bệnh kèm theo cho bệnh nhân. Kết hợp nâng cao thể lực, bổ sung dinh dưỡng cho mắt, dùng các thuốc có tác dụng tăng tuần hoàn nuôi dưỡng thị thần kinh như ginko biloba, cavinton, duxil….

Glocom góc mở là bệnh gây nên mù lòa và không hồi phục. Cách phát hiện bệnh sớm nhất đó là khám mắt định kỳ để được phát hiện và điều trị từ sớm. [4] 

Tài liệu tham khảo

  1. ^  Young H. Kwon, John H. Fingert, Markus H. Kuehn và Wallace LM Alward (Ngày đăng 3 tháng 7 năm 2019). Primary Open-Angle Glaucoma, NCBI. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2021
  2. ^   Ahmad A. Aref, MD, MBA (Ngày đăng 11 tháng 6 năm 2019). Primary Open-Angle Glaucoma, EyeWiki. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2021
  3. ^  Douglas J. Rhee (Ngày đăng tháng 3 năm 2021). Primary Open-Angle Glaucoma, MSD Manuals. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2021
  4. ^  Gary Heiting (Ngày đăng tháng 11 năm 2021). What is primary open-angle glaucoma?, All About Vision. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 1 Thích

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã cung cấp thông tin bổ ích cho mình.


    Thích (1) Trả lời
  • 3 Thích

    Phòng ngừa bệnh glocom góc mở kiểu gì?


    Thích (3) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
0/ 5 0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
    vui lòng chờ tin đang tải lên

    Vui lòng đợi xử lý......

    hotline
    0868 552 633
    0 SẢN PHẨM
    ĐANG MUA
    hotline
    1900 888 633