1. Trang chủ
  2. Hô Hấp
  3. Chứng ngạt mũi: nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và dự phòng

Chứng ngạt mũi: nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và dự phòng

Chứng ngạt mũi: nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và dự phòng

Trungtamthuoc.com - Ngạt mũi có thể bị ở một hoặc cả hai bên mũi. Ở mức độ nhẹ nó sẽ gây khó chịu bức bối cho người bệnh. Với tình trạng nặng nó có thể khiến người bệnh ngạt thở, thiếu oxy gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

1 Chứng ngạt mũi là gì?

Ngạt mũi hay nghẹt mũi là một trong những triệu chứng bệnh về hô hấp thường gặp nhất ở mọi lứa tuổi. Hầu hết các bệnh lý đường hô hấp đều có triệu chứng này. Trong nhiều trường hợp nó chỉ là một rối loạn cơ năng bình thường. [1]

Ngạt mũi khiến người bệnh khó chịu
Nhãn

Hiện tượng này là do trong hốc mũi có dịch nhầy bít kín, làm hẹp và tắc đường lưu thông của không khí. Điều này khiến việc hít thở khó khăn hơn.

Ngạt mũi có thể bị ở một hoặc cả hai bên mũi. Ở mức độ nhẹ nó sẽ gây khó chịu bức bối cho người bệnh. Với tình trạng nặng nó có thể khiến người bệnh ngạt thở, thiếu oxy gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

2 Nguyên nhân gây ngạt mũi

Với các độ tuổi khác nhau, nguyên nhân [2] gây ra tình trạng ngạt mũi cũng có sự khác biệt như sau: 

2.1 Với trẻ sơ sinh 

Dị tật bẩm sinh: Một số bé có lớp màng hoặc mảnh xương bít kín cửa sau mũi ngay từ khi mới sinh khiến lỗ mũi bị tịt không thở được.

Viêm mũi do nhiễm cầu lậu khuẩn lây truyền từ mẹ: tình trạng ngạt mũi thường xuất hiện sau 24-48 giờ sau sinh.

2.2 Với trẻ nhỏ

Do dị tật bẩm sinh trẻ bị tịt lỗ mũi 1 hoặc 2 bên không hoàn toàn.

Viêm V.A gây ngạt mũi thường xuyên.

Viêm mũi họng cấp tính.

Viêm mũi xoang cấp và mạn tính.

Có dị vật trong mũi khiến ngạt mũi đột ngột, chảy dịch mủ thối 1 bên.

2.3 Trẻ lớn và người lớn

Viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch,...

Viêm xoang cấp và mạn tính.

Dị hình vách ngăn mũi.

Chấn thương mũi.

Mũi có khối u lành tính hoặc ác tính.

Ngoài ra, một số nguyên nhân liên quan tới thời tiết, môi trường, sức đề kháng,... cũng khiến người bệnh (đặc biệt là trẻ em) có nguy cơ bị ngạt mũi cao hơn.

Ngạt mũi ở trẻ em
Ngạt mũi ở trẻ em

3 Tác hại của ngạt mũi

Ngạt mũi có thể là triệu chứng của một bệnh lý đường hô hấp, tuy nhiên nó cũng có thể chỉ là triệu chứng cơ năng thông thường không gây ảnh hưởng tới tính mạng. Tuy nhiên nếu không chữa trị sớm thì nó cũng thành bệnh mãn tính hoặc biến chứng sang bệnh khác nặng hơn và mang lại nhiều tác hại cho sức khỏe của người bệnh. Ví dụ như:

Người bệnh luôn mệt mỏi, mất ngủ do khó thở về đêm, đặc biệt do nghẹt mũi về đêm.

Thiếu oxy não do đường đi của không  khí bị cản trở khiến lượng oxy vào phổi giảm.

Viêm thanh quản, viêm họng do ngạt mũi khiến người bệnh phải thở bằng miệng.

4 Chẩn đoán ngạt mũi

4.1 Thăm hỏi bệnh

Thời gian xuất hiện tình trạng ngạt mũi là mới hay từ lâu? Xảy ra liên tục hay thỉnh thoảng mới bị?

Bị ngạt 1 bên mũi hay cả 2 bên?

Mức độ ngạt nhẹ hay nặng? Có ngạt hoàn toàn không? Khi thay đổi tư thế, thời gian, thời tiết tình trạng này có chuyển biến không?

Khi nhỏ các thuốc co mạch thì tình trạng này có giảm không?

4.2 Khám bệnh

Nhìn: Với trẻ nhỏ thì quan sát khi bé đang ngủ hoặc bú.

Không bú được lâu, hay bị sặc, tím tái khi bú.

Há miệng khi thở, ngáy to khi ngủ.

Có ứ đọng xuất tiết ở mũi.

Ngạt mũi kéo dài khiến khuôn mặt biến dạng: răng vẩu, cằm lẹm, cánh mũi bè ra,...

Nghe: Nếu bị ngạt cả hai bên mũi liên tục thì giọng nói sẽ thay đổi, giọng không vang, hay dùng giọng mũi kín.

4.3 Khám mũi

Dùng gương đặt trước mũi để xem mức độ mờ gương do hơi thở. Hoặc có thể dùng miếng bông, sợi chỉ để trước mũi xem có lay động không.

Soi mũi bằng mở mũi thông thường hoặc nội soi để đánh giá tình trạng cuốn mũi, hốc mũi, cửa sau mũi và vòm họng.

5 Điều trị ngạt mũi 

Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý hoặc thuốc điều trị
Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý hoặc thuốc điều trị

5.1 Điều trị chung

Cách hết nghẹt mũi nhanh nhất [3] là cố gắng làm thông thoáng hốc mũi bằng cách rửa mũi với nước muối sinh lý, hút dịch mũi, lấy gỉ mũi,...Nhỏ mũi bằng một số loại thuốc gây co mạch như Ephedrin 1-3%, Naphazolin 0,5-1%,...

5.1.1 Trị nghẹt mũi với nước muối sinh lý

Nước muối có khả năng sát khuẩn tốt, làm loãng dịch nhầy và loại bỏ bụi bẩn gây kích ứng tiết dịch. Ngoài ra niêm mạc mũi được xoa dịu, giảm sưng nghẹt mũi hiệu quả. Phương pháp này được dùng phổ biến vì có thể thực hiện dễ dàng tại nhà mà mang lại tác dụng nhanh chóng.

Sử dụng phương pháp này để rửa mũi cần thực hiện đúng kỹ thuật tránh nhiễm khuẩn ngược lên các xoang và tai, nên được hướng dẫn cách làm bởi các bác sĩ hoặc kỹ thuật viên trước khi tự dùng tại nhà.

Tham khảo cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý với dụng cụ chuyên dụng:

  • Đặt vòi của bình rửa vào 1 bên mũi, bóp bình để nước chảy lên, điều chỉnh tốc độ chảy và nghiêng đầu để nước chảy từ mũi này qua lỗ mũi kia. 
  • Bóp liên tục trong một phút để loại bỏ chất nhầy ra ngoài.
  • Đổi bên và làm tương tự
  • Các dụng cụ rửa mũi có thể tìm thấy dễ dàng tại nhà thuốc, sàn thương mại điện tử.

5.1.2 Cách trị nghẹt mũi bằng xông hơi

Phương pháp dân gian chữa nghẹt mũi rất hiệu quả. Cách thực hiện như sau:

  • Nấu khoảng 2 -3 lít nước đến sôi thì cho tinh dầu sả, Quế, Bưởi.. hoặc dùng lá các loại cây này trực tiếp giúp thông thoáng , sát khuẩn đường thở.
  • Trùm kín khăn qua đầu, mở từ từ nồi xông để hơi bốc lên, liên tục hít hơi nước đến nguội. Tránh để mặt, các vùng da nhạy cảm sát hơi nước nóng có thể gây phỏng.
  • Áp dụng thực hiện 1 ngày 1 lần khi bị nghẹt mũi nặng, và duy trì sau đó 2-3 lần/tuần giảm viêm mũi kéo dài tái phát.

Bên cạnh xông hơi thì các biện pháp như tắm nước ẩm, tăng độ ẩm phòng cũng làm niêm mạc mũi giảm viêm, kích ứng, từ đó giảm tiết dịch nhầy hơn.

5.1.3 Sử dụng thuốc thông mũi dạng xịt

Thuốc xịt giảm nghẹt mũi thường chứa các thành phần có tác dụng co mạch như xylometazolin, naphazolin…hoặc nước muối biển sâu. Thuốc tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc, nên giúp giảm sưng tấy, co các mao mạch và giảm tiết nhầy nhanh chóng.

Thuốc co mạch

Những thuốc này thường bán mà không cần kê đơn của bác sĩ, có tác dụng co mạch , giảm sưng niêm mạc ngay sau mỗi lần xịt. Đường thở thông thoáng hơn nên triệu chứng nghẹt được loại bỏ.  Các thành phần trong thuốc gồm Naphazolin (Nasoline, Rhinex 0,05%) có thời gian tác dụng ngắn, nên cần xịt nhiều lần trong ngày, hoặc  xylometazolin (Otrivin 0.05% hay 0,1%) tác dụng dài. 

Thuốc có tác dụng nhanh nhưng không nên lạm dụng xịt quá nhiều và dài ngày. Thời gian khuyến cáo sử dụng là 3-5 ngày, nếu không cải thiện thì dùng cách khác chứ tuyệt đối không tăng liều hoặc tiếp tục sử dụng. Do có thể gây phản ứng rebound là bệnh nặng hơn, chuyển biến mạn tính. Ngoài ra các tác dụng phụ khác thường gặp của nhóm này như rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, bồn chồn, mất ngủ.. Trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú không được sử dụng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Thuốc co mạch
Thuốc co mạch

Nước muối biển sâu

Các sản phẩm có chứa thành phần này thường rất an toàn, dùng được cho cả trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai… các sản phẩm loại bỏ nhanh dịch nhầy, bụi bẩn, giữ ẩm niêm mạc mũi, tạo cám giác rất dễ chịu cho người dùng.

Nước muối biển sâu
Nước muối biển sâu

5.2 Điều trị nguyên nhân

Điều trị nội khoa theo nguyên nhân gây ra tình trạng ngạt mũi. Có thể sử dụng các loại thuốc sau:

5.2.1 Thuốc hạ sốt 

Thuốc này sử dụng khi bệnh nhân có ngạt mũi kèm sốt cao, kéo dài.

Những thuốc thường dùng là paracetamol, Ibuprofen vừa có tác dụng hạ sốt và giảm đau khi người bệnh bị nghẹt mũi do cúm, cảm lạnh.

Liều sử dụng ở người lớn của thuốc thường 1 viên/ lần lặp lại sau 4-6 tiếng. Các tác dụng phụ của Paracetamol liên quan đến gan, nên không dùng cho bệnh nhân suy gan, không sử dụng quá liều thuốc có thể gây tử vong. Các thuốc nhóm Nsaid khác thường gây ra tác dụng phụ trên dạ dày, trong đó Aspirin chống chỉ định cho trẻ em dưới 16 tuổi, do gây ra hội chứng Reye.

Thuốc hạ sốt
Thuốc hạ sốt

5.2.2 Thuốc kháng sinh

Nếu bệnh nhân ngạt mũi do mắc bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp thì thuốc kháng sinh sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị dứt điểm nguyên nhân, từ đó các triệu chứng nghẹt mũi cũng sẽ giảm đáng kể.

Các loại kháng sinh thường được kê đơn thuộc các nhóm sau:

Khi sử dụng thuốc kháng sinh cần phải có sự kê đơn của bác sĩ, thời gian sử dụng thường từ 7-10 ngày, tuy nhiên người bệnh không tự ý lạm dụng hay ngưng sử dụng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Nếu không dùng đủ liều, kết quả điều trị chưa triệt để, bệnh dễ tái phát và gia tăng tình trạng kháng kháng sinh trong cộng đồng.

Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh

5.2.3 Thuốc chống dị ứng 

Các thuốc chống dị ứng thường được dùng trong trường hợp nghẹt mũi do viêm mũi dị ứng. Các thuốc thường thuộc nhóm kháng Histamin và nhóm thuốc Corticoid.

  • Thuốc kháng histamin có tác dụng ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh như hắt hơi, sổ mũi và cả nghẹt mũi. Thuốc dùng ở cả dạng xịt và uống, các loại thông dụng như thuốc xịt Azelastine (Optivar), thuốc uống thế hệ 1 Chlorpheniramine (Allermine) , kháng histamin thế hệ 2 như Cetirizine (Zyrtec), Fexofenadine (Telfast). Nhóm kháng Histamin thế hệ 2 khắc phục được tác dụng phụ của thế hệ 1 là buồn ngủ, mệt mỏi.
Thuốc kháng Histamin
Thuốc kháng Histamin
  • Thuốc corticoid thường được kê đơn bởi bác sĩ, dùng điều trị tình trạng nghẹt mũi nặng, dai dẳng, thường là do mắc các bệnh đường hô hấp như viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Thuốc có 2 thể hệ, khi dùng dạng xịt thì thế hệ 2 ít gây tác dụng toàn thân hơn thế hệ 1. Các thuốc thế hệ 1 thường gặp như Budesonide (Rhinocort Aqua). Thuốc thế hệ 2 như Fluticasone propionate ( Flixonase) , fluticasone furoate (Avamys). Thuốc dùng lâu dài cần giảm liều trước khi ngưng, tránh các tác dụng phụ tại chỗ nguy hiểm như loét mũi, khô và teo niêm mạc, xung huyết chảy máu..
Thuốc corticoid
Thuốc corticoid

5.3 Áp dụng các phương pháp điều trị ngoại khoa

Tiêm thuốc gây xơ vào cuốn mũi.

Nạo V.A trong trường hợp viêm V.A mạn tính.

Tạo hình lại nếu mũi bị sẹo hẹp, tịt lỗ mũi sau,...

Nếu cuốn mũi thoái hóa có thể đốt bằng điện nhiệt, nito lỏng, laser,....

Nếu có dị vật mắc trong mũi hoặc có các khối u, polyp thì phẫu thuật lấy bỏ bằng cách thông thường hoặc nội soi.

6 Mẹo trị ngạt mũi cấp tốc trong 20 giây 

Nghẹt mũi có thể đến bất ngờ vào ban đêm làm người bệnh mất ngủ, khó chịu. Lúc này nếu không có các bình xịt mũi tại nhà thì bạn có thể áp dụng các biện pháp dưới đây, có thể giảm nghẹt mũi chỉ sau vài giây.

6.1 Massage huyệt thái dương

Khi bị ngạt mũi bạn hãy thử massage huyệt thái dương ngay. Dùng ngón trỏ nhấn vào 2 huyệt thái dương, xoa đều xung quanh theo hướng kim đồng hồ. Làm trong khoảng 2-3 phút hoặc đến khi thấy thở được thì dừng. Huyệt thái dương nằm gần đuôi lông mày, massage đều huyệt đạo này sẽ làm giảm căng thẳng, mạch máu giãn nở ra, hỗ trợ giảm được triệu chứng nghẹt.

6.2 Nín thở

Nín thở là mẹo chữa ngạt mũi thường được áp dụng trong dân gian, đem lại hiệu quả khá nhanh. Bạn hít một hơi thật sâu sau đó bịp chặt mũi , đầu hơi đổ về phía trước rồi nín thở. Kéo dài trong khoảng 20-30 giây, làm nhiều lần đến khi dễ thở hơn

6.3 Kết  hợp lưỡi và tay để giảm ngạt mũi

Phương pháp này kích thích dịch nhầy trong mũi chảy ra do tạo áp lực bằng lưỡi và tay. Đầu tiên bạn đưa lưỡi lên vòm miệng và dùng tay nhấn vào giữa lông mày, cùng làm đồng thời 2 động tác này. Giữ trong khoảng 20 giấy thì thả lỏng tay và lưỡi, dịch mũi sẽ chảy ra. Làm từ 2-3 lần/ ngày để thấy hiệu quả tốt nhất.

6.4 Uống nước trà gừng nóng hoặc nhai tép tỏi

Cách này đều kích thích nhầy mũi tiết ra do tính cay nóng của Gừng và tỏi. Trong thành phần của chúng do có nhiều tinh dầu nên còn có vai trò chống viêm , diệt khuẩn tốt.

7 Phòng ngừa ngạt mũi

Xịt rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý hoặc các loại nước rửa mũi chuyên dụng.

Khi đi đến những địa phương bị ô nhiễm không khí, nhiều khói bụi phải đeo khẩu trang.

Đeo khẩu trang khi ra đường
Đeo khẩu trang khi ra đường

Uống nhiều nước, đặc biệt là vào mùa hanh khô.

Tránh để mũi bị lạnh.

Ăn nhiều rau quả, bổ sung vitamin và năng tập thể dục để tăng đề kháng.

Nếu mắc các bệnh lý đường hô hấp thì nên điều trị sớm và dứt điểm.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Bộ Y tế (Ngày đăng: 31 tháng 12 năm 2015). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng, Bộ Y tế. Truy cập ngày 9 tháng 09 năm 2021
  2. ^ By Mayo Clinic Staff (Ngày đăng: 27 tháng 02 năm 2021). Nasal congestion, Mayo Clinic. Truy cập ngày 9 tháng 09 năm 2021
  3. ^ Bộ Y tế (Ngày đăng: 31 tháng 12 năm 2015). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng, Bộ Y tế. Truy cập ngày 9 tháng 09 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    phòng ngừa ngạt mũi bằng cách nào?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Chứng ngạt mũi: nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và dự phòng 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Chứng ngạt mũi: nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và dự phòng
    KA
    Điểm đánh giá: 5/5

    nhân viên nhà thuốc an huy chu đáo, tư vấn nhiệt tình, dặn dò cẩn thận

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633