1. Trang chủ
  2. Tiêu hóa - Gan Mật Tụy
  3. Chẩn đoán, nguyên nhân và điều trị xuất huyết tiêu hóa cao

Chẩn đoán, nguyên nhân và điều trị xuất huyết tiêu hóa cao

Chẩn đoán, nguyên nhân và điều trị xuất huyết tiêu hóa cao

Trungtamthuoc.com - xuất huyết tiêu hóa cao là một biến chứng thường gặp trên thế giới. Đây là tình trạng bệnh lý cấp cứu nội và ngoại khoa, cần phải được theo dõi đánh giá đúng tình trạng mất máu.

1 Xuất huyết tiêu hóa cao là bệnh gì?

Xuất huyết tiêu hóa là hiện tượng máu thoát ra khỏi thành mạch, chảy vào trong lòng ống tiêu hóa. Xuất huyết tiêu hóa không phải một bệnh mà là biểu hiện triệu chứng của nhiều nguyên nhân khác nhau.

Xuất huyết tiêu hóa cao hay còn gọi là xuất huyết tiêu hóa trên để chỉ những trường hợp bệnh nhân chảy máu ở những bộ phận ở vị trí cao của hệ thống tiêu hóa như chảy máu ở thực quản, dạ dày, tá tràng. Bệnh nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ vô cùng nguy hiểm, bệnh có thể dẫn đến tử vong. Tỷ lệ tử vong do bệnh lý này là 2-15%. [1] 

2 Nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa cao

Tỷ lệ bệnh nhân gặp xuất huyết tiêu hóa trên cao gấp nhiều lần so với xuất huyết tiêu hóa dưới (cao gấp khoảng 4 lần). Nguyên nhân gây chảy máu rất đa dạng, thường gặp là do bệnh lý ở dạ dày và giãn vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan. Trong đó nguyên nhân do viêm loét dạ dày chiếm tới 80% các trường hợp xuất huyết tiêu hóa trên. Thông thường nếu viêm dạ dày tá tràng chỉ xảy ra chảy máu ở mức độ nhẹ và có thể tự khỏi, tuy nhiên nếu thủng ổ loét gây tổn thương nghiêm trọng mạch mạch dạ dày, tá tràng thì hậu quả vô cùng nguy hiểm.

2.1 Bệnh lý ở dạ dày tá tràng

Chảy máu do loét dạ dày tá tràng là nguyên nhân thường gặp. Do loét dạ dày tá tràng có liên quan đến vi khuẩn H.pylorid, một vi khuẩn gây phân hủy chất nhầy dạ dày và gây phản ứng viêm trên niêm mạc dạ dày tá tràng. Khi các ổ loét sâu hơn vào niêm mạc dạ dày tá tràng, nó sẽ làm suy yếu và hoại tử thành động mạch. Từ đó dễ dẫn tới xuất huyết. Xuất huyết tiêu hóa chính là biến chứng hay gặp đối với những bệnh nhân bị loét dạ dày - tá tràng.

Ngoài ra còn có các loại bệnh lý khác như: 

  • Ung thư dạ dày.
  • Viêm dạ dày cấp chảy máu sau khi dùng một số thuốc không steroid như: Aspirin, Phenylbutaron, APC… thuốc corticoid, Prednisolon…
  • Polyp ở dạ dày, tá tràng.
  • Viêm trợt chảy máu do rượu mạnh.
  • Do phình mạch máu, di dạng mạch máu gây chảy máu.
Chảy máu do loét dạ dày tá tràng là nguyên nhân thường gặp
Chảy máu do loét dạ dày tá tràng là nguyên nhân thường gặp

2.2 Giãn vỡ tĩnh mạch thực quản

Ở bệnh nhân xơ gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa do viêm tắc tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch lách dẫn đến giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, gây xuất huyết tiêu hóa.

2.3 Một số nguyên nhân khác

Chảy máu đường mật ở bệnh nhân viêm đường mật do sỏi mất.

Nôn: Trong khi nôn, thực quản và dạ dày trên bị đảo lộn. Nôn do bất cứ nguyên nhân nào dẫn đến vết rách niêm mạc thực quản hoặc dạ dày. Độ sâu của vết rách quyết định mức độ nghiêm trọng của xuất huyết tiêu hóa cao.

Vết rách Mallory-Weiss: chiếm 15% nguyên nhân số ca xuất huyết tiêu hóa. Vết rách niêm mạc này là kết quả của nôn, co giật và căng thẳng. Tình trạng này làm gia tăng nhanh chóng sự chệnh lệch áp lực dạ dày – thực quản từ đó dẫn đến vết rách niêm mạc dạ dày.

Bệnh lý ở tủy xương gây rối loạn đông máu, chảy máu, bệnh bạch huyết cấp và mạn, bệnh xuất huyết do giảm tiểu cầu, bệnh suy tủy xương.

Chảy máu ở một số bệnh lý toàn thần: Ure máu cao, huyết áp cao, ngộ độc lân hữu cơ, chấn thương, bỏng rộng.

Chảy máu trong một số bệnh của hệ thần kinh trung ương như tai biến mạch máu não, sau chấn thương sọ não

3 Biến chứng bệnh xuất huyết tiêu hóa cao

Biến chứng xuất huyết tiêu hóa cao là:

  • Sốc. Các dấu hiệu như tụt huyết áp nhanh, khó thở, choáng váng, co giật. 
  • Thiếu máu.
  • Chết nếu không cấp cứu kịp thời. 

4 Chẩn đoán bệnh xuất huyết tiêu hóa cao

4.1 Triệu chứng lâm sàng

4.1.1 Triệu chứng chung

Nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc ra máu nâu đỏ (trong trường hợp chảy nhiều máu).

Mạch nhanh là dấu hiệu quan trọng chứng tỏ đang chảy máu, huyết áp có thể tụt và có thể có dấu hiệu sốc do mất máu.

Chất nôn có màu đỏ tươi hoặc giống bã cà phê.

Co thắt dạ dày.

Da nhợt nhạt bất thường, cảm thấy ngất xỉu, chóng mặt hoặc mệt mỏi. [2] 

4.1.2 Nguyên nhân do loét dạ dày tá tràng

Dấu hiệu mất máu: Bệnh nhân da xanh, niêm mạc nhợt, trong trường hợp mất máu nhiều, bệnh nhân có thể dột ngột bị choáng ngất hoặc bị ngã, sau đó có hiện tượng đi ngoài phân đen.

Bệnh nhân có thể có đau vùng thượng vị hoặc có tiền sử loét dạ dày, tá tràng. Trong thực tế khoảng 15-20% bệnh nhân XHTH do loét dạ dày - tá tràng mà không có tiền sử loét dạ dày - tá tràng hoặc đau vùng thượng vị khi bị XHTH.

Dùng thuốc giảm đau chống viêm không steroid.

Thăm khám lâm sàng không có triệu chứng bệnh lý gan mật như: vàng da, cổ trướng, lách to, tuần hoàn bàng hệ, phù chân.

Xuất huyết tiêu hóa cao gây nôn ra máu
Xuất huyết tiêu hóa cao gây nôn ra máu

4.1.3 Nguyên nhân do tăng áp lực tĩnh mạch cửa

Nôn ra máu: thường xuất hiện đột ngột, nôn ra máu đỏ tươi số lượng nhiều. Đại tiện phân đen hoặc ỉa máu nâu đỏ trong trường hợp chảy máu nhiều. XHTH có thể xuất hiện lần đầu hoặc tái đi tái lại nhiều lần. Đây là loại xuất huyết nặng và có tỉ lệ tử vong cao.

Mạch nhanh, huyết áp tụt có thể có dấu hiệu sốc do mất máu.

Có thể có một hoặc nhiều các triệu chứng của xơ gan: vàng da, cổ trướng, lách to, tuần hoàn bàng hệ, phù chân. Tuy nhiên, trong một số trường hợp không có triệu chứng của xơ gan trên lâm sàng.

4.2 Cận lâm sàng

Huyết sắc tố giảm, hematocrit giảm, có thể có rối loạn đông máu, xét nghiệm công thức máu (CTM) có thể có hồng cầu giảm, xét nghiệm nhóm máu.

Cần làm điện tâm đồ khi nghi ngờ có thêm bệnh thiếu máu cơ tim.

Nội soi xác định chẩn đoán vị trí và nguyên nhân chảy máu, tuy nhiên trong một số trường hợp nội soi có máu trong dạ dày mà không rõ nguyên nhân gây chảy máu. Cần nội soi xác định nguyên nhân chảy máu để có biện pháp khắc phục kịp thời.

4.3 Chẩn đoán phân biệt

Ho ra máu: do ho ra máu rồi nuốt vào dạ dày.

Chảy máu cam, chảy máu chân răng.

Các thuốc gây phân đen: Sắt, Bismuth,...hoặc ăn tiết canh,...

5 Điều trị xuất huyết tiêu hóa cao

5.1 Nguyên tắc điều trị

Bù lại thể tích máu đã mất và tiến hành hồi sức.

Thực hiện cầm máu cho bệnh nhân để tránh chảy máu quá nhiều gây nguy hiểm.

Phát hiện và xử lý các nguyên nhân gây xuất huyết để tránh tình trạng xuất huyết tái diễn.

5.2 Hồi sức và chống sốc do mất máu nặng

Tư thế nằm của bệnh nhân: Cho bệnh nhân nằm đầu thấp.

Cho thở oxy trong trường hợp bệnh nhân cảm thấy khó thở.

Truyền máu để bù lại lượng máu đã mất, tránh sốc mất máu và hồi sức cho bệnh nhân.

Trong trường hợp bệnh nhân bị rối loạn chức năng tim, cần dùng các thuốc trợ tim như digitoxin, digital.

Tình trạng mất máu vừa và nhẹ.

Tư thế của bệnh nhân: Để bệnh nhân nằm yên, đầu thấp xuống.

Truyền dịch: dung dịch cao phân tử hoặc NaCl 0,9%.

Sử dụng thuốc an thần, thuốc làm giảm co bóp dạ dày.

Thăm khám kỹ các bộ phận để tìm sơ bộ nguyên nhân.

Nếu nghi ngờ chảy máu dạ dày, thực quản, phải nội soi cấp cứu khi tình trạng bệnh nhân cho phép.

5.3 Dùng thuốc điều trị

Bệnh nhân có thể được tiêm thuốc ức chế bơm proton (PPI) để ngăn chặn sản xuất axit dạ dày. 

Tùy thuộc vào lượng máu mất có thể được truyền máu.

Bác sĩ sẽ cân nhắc bệnh nhân có nên dùng các loại thuốc như aspirin hoặc thuốc chống viêm không steroid nếu người bệnh đang sử dụng. [3]

5.4 Chăm sóc và chế độ ăn khi bị xuất huyết tiêu hóa cao

Chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa cần chú trọng đến chế độ ăn. Chế độ ăn xuất huyết tiêu hóa phụ thuộc vào tiến triển của bệnh:

Trong khi đang chảy máu, ăn chế độ lỏng, sữa, cháo, nước thịt, nước hoa quả, ăn nhều bữa để đảm bảo đủ dinh dưỡng.

Khi máu chảy đã cầm: cho ăn đặc dần trở lại, nên giảm các thức ăn dễ kích thích, thức ăn nhiều gia vị, rượu, thuốc lá.

5.5 Theo dõi chảy máu lại hoặc tiếp tục chảy máu

Nôn ra máu.

Các biểu hiện thiếu máu não như kích thích, vật vã.

Mạch nhanh, huyết áp tụt khi đã mất máu nhiều.

Nếu nghi ngờ đang chảy máu đặt ống thông dạ dày nếu có thấy máu đỏ tươi rút ống thông ngay.

Truyền máu nếu cần thiết khi bị xuất huyết tiêu hóa cao
Truyền máu nếu cần thiết khi bị xuất huyết tiêu hóa cao

6 Phòng bệnh xuất huyết tiêu hóa cao

Nhiễm H. pylori và thuốc NSAID là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến dạ dày-tá tràng, do đó bệnh nhân cần khám xét nghiệm vi khuẩn nếu cần thiết. Các thuốc NSAID không nên dùng bừa bãi.

Rượu cũng là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa, do đó bệnh nhân cần bỏ rượu hoặc hạn chế uống rượu.

Bệnh nhân xơ gan nên được thăm khám liên tục để phát hiện biến chứng tăng áp lực tĩnh mạch.

Chế độ ăn khoa học, giàu chất xơ, tránh đồ cay nóng. [4]

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Catiele Antunes ; Eddie L. Copelin II (Ngày cập nhật 21 tháng 7 năm 2021). Upper Gastrointestinal Bleeding, NCBI. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021
  2. ^  Emily Waters (Ngày đăng 10 tháng 5 năm 2021). Symptoms, causes, and treatment of an upper GI bleed, Medical News Today. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021
  3. ^ Chuyên gia của Mayo Clinic (Ngày đăng 15 tháng 10 năm 2021). Gastrointestinal bleeding, Mayo Clinic. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021
  4. ^  Bác sĩ Am Fam (Ngày đăng 1 tháng 3 năm 2012). Diagnosis and Management of Upper Gastrointestinal Bleeding, American Academy of Family Physicians. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Liều dùng của thuốc giảm đau trong điều trị bệnh xuất huyết tiêu hoá cao như nào?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Chẩn đoán, nguyên nhân và điều trị xuất huyết tiêu hóa cao 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Chẩn đoán, nguyên nhân và điều trị xuất huyết tiêu hóa cao
    LN
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633