1. Trang chủ
  2. Dùng Thuốc Nên Biết
  3. Cha mẹ sử dụng chất gây nghiện opioid làm tăng gấp đôi nguy cơ tự tử ở con cái

Cha mẹ sử dụng chất gây nghiện opioid làm tăng gấp đôi nguy cơ tự tử ở con cái

Cha mẹ sử dụng chất gây nghiện opioid làm tăng gấp đôi nguy cơ tự tử ở con cái

Trungtamthuoc.com - Trong vòng 15 năm qua, tỷ lệ những người trẻ tuổi ở Hoa Kỳ tự tử tăng lên đáng kể. Cũng trong khoảng thời gian đó, việc người lớn sử dụng và lạm dụng chất gây nghiện cũng tăng lên đáng kể. Các nhà nghiên cứu của Đại học Chicago và Đại học Pittsburgh đã công bố thành bài báo trên JAMA Psychiatry về mối liên quan giữa 2 yếu tố: cha mẹ sử dụng chất gây nghiện opioid và nguy cơ tự tử đối với con cái của họ.

1 Cha mẹ sử dụng chất gây nghiện opioid làm tăng gấp đôi nguy cơ tự tử ở con cái

Robert D. Gibbons, Tiến sĩ, Giáo sư Sinh học của Blum-Riese, Giám đốc Trung tâm Thống kê Y tế tại UChicago và đồng thời cũng là tác giả chính của bài báo: "Cho đến nay, có rất ít sự nghiên cứu tập trung vào mối liên quan giữa sự gia tăng việc sử dụng chất gây nghiện ở người lớn với nguy cơ hành vi tự tử của trẻ em. Chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng giữa chúng có một mối liên quan như vậy là hợp lý, bởi vì việc lạm dụng chất gây nghiện của cha mẹ là một yếu tố nguy cơ đã biết đối với việc tự tử của con cái. Ngoài ra, khi cha mẹ bị trầm cảm và đã cố gắng tự tử cũng có liên quan đến hành vi tự tử của trẻ em, đặc biệt ở những cha mẹ có sử dụng chất gây nghiện."

Morphine - một chất gây nghiện opioid
Morphine - một chất gây nghiện opioid

Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ hơn 240.000 phụ huynh ở độ tuổi từ 30 đến 50, từ năm 2010 đến 2016 để đánh giá về mối liên quan này. Một nửa nhóm sử dụng chất gây nghiện trong ít nhất 1 năm. Nửa còn lại không có tiền sử sử dụng chất gây nghiện trong thời gian đó. Tỷ lệ cố gắng tự tử đã được nghiên cứu ở hơn 330.000 trẻ em, từ 10 đến 19 tuổi, từ hai nhóm phụ huynh này trong cùng khoảng thời gian  kéo dài 6 năm.

Trong số những đứa trẻ có cha mẹ sử dụng chất gây nghiện, có đến 678 trẻ (chiếm 0,37%) đã cố tự tử. Còn với nhóm có cha mẹ không sử dụng chất gây nghiện, có 212 trẻ (chiếm 0,14%) đã cố tự tử. Từ kết quả khảo sát được, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng việc sử dụng chất gây nghiện của cha mẹ làm tăng gấp đôi nguy cơ cố gắng tự tử của con cái. Các kết quả có ý nghĩa thống kê ngay cả khi được điều chỉnh theo độ tuổi và giới tính của trẻ, trẻ hoặc cha mẹ bị trầm cảm hoặc sử dụng chất gây nghiện và tiền sử tự tử của cha mẹ.[1]

Theo David A. Brent, MD, bác sĩ tâm thần và giáo sư về nghiên cứu tự tử tại Đại học Pittsburgh, cũng là một tác giả trên bài báo: "Những phát hiện này chứng minh rằng, việc sử dụng chất gây nghiện của cha mẹ làm tăng gấp đôi nguy cơ hành vi tự tử của con cái. Sự lạm dụng chất gây nghiện ở người lớn và hành vi tự tử ở trẻ em dường như có mối liên hệ với nhau, và xu hướng gia tăng đáng lo ngại về tỷ lệ tử vong do chất gây nghiện và do tự tử ở trẻ em có thể có nguồn gốc chung."

Gibbons và Brent kêu gọi cải thiện chẩn đoán và điều trị cho các bậc cha mẹ sử dụng opioid, cũng như sàng lọc và giới thiệu sức khỏe tâm thần để chăm sóc con cái họ. Gibbons nói: "Những hành động này có thể giúp đảo ngược xu hướng gia tăng về tử vong do dịch bệnh, tự tử và quá liều chất gây nghiện".

2 Chất gây nghiện opioid

Opioid là nhóm các thuốc giảm đau hoặc chất gây nghiện, được biết đến với nhiều chất như Morpin, Heroin, Fentanyl, Codein... Các chất này hoặc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc tổng hợp được. Thông thường chúng được kê trong các trường hợp cần giảm đau mạnh. Các thuốc nếu được sử dụng với mục đích giảm đau, theo đúng chỉ dẫn về liều dùng và cách dùng mà bác sĩ chỉ định thì tương đối an toàn và ít khi gặp các bất lợi trong điều trị. Cơ chế giảm đau của thuốc opioid được biết đến là do nó kích thích hưng phấn thần kinh, giúp xóa mờ cảm giác đau, đem lại sự thoải mái dễ chịu.

Fentanyl - thuốc giảm đau opioid
Fentanyl - thuốc giảm đau opioid

Tuy nhiên, việc lạm dụng các thuốc này để giảm đau có thể dẫn đến nguy cơ gây nghiện và kéo theo nhiều hệ lụy vô cùng nghiêm trọng, hệt như biểu hiện của nghiện ma túy. Một khi đã nghiện, người bệnh luôn tìm mọi cách để được sử dụng thuốc, bất chấp những tổn hại sức khỏe vô cùng lớn. Họ sẽ không thể cưỡng lại được lý trí, muốn tìm được ảo giác mà thuốc đem lại. Thực trạng này không chỉ riêng nước ngoài mà ngay tại Việt Nam, vấn đề này đang ở mức báo động, ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe con người.[2]

Ban đầu chỉ là những bệnh nhân với cơn đau dữ dội, bắt buộc dùng thuốc giảm đau opioid mới có thể chống lại cơn đau. Lâu dần, với sự dùng thuốc không tuân thủ, trở thành những con nghiện. "Nghiện" khiến con người trở nên thụ động, rối loạn tâm sinh lý, nó còn ảnh hưởng đến an ninh xã hội.

Do vậy, phải tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của các y bác sĩ về liều dùng, số lần dùng thuốc, khoảng cách giữa các lần dùng để tránh nguy cơ bị lạm dụng thuốc.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Gretchen Rubin (Ngày đăng: ngày 20 tháng 5 năm 2019). Risk of suicide attempt by children doubles if parent uses opioids, Uchicago Medicine. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Chuyên gia Medline Plus (Ngày đăng: ngày 18 tháng 8 năm 2020). Opioid addiction, Medline Plus. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      hotline
      0868 552 633
      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      1900 888 633