1. Trang chủ
  2. Thông Tin Y Học
  3. Cấu tạo và phân loại của lipoprotein trong cơ thể

Cấu tạo và phân loại của lipoprotein trong cơ thể

Cấu tạo và phân loại của lipoprotein trong cơ thể

Trungtamthuoc.com - Khi các thành phần lipoprotein trong máu bị rối loạn, gây nên bệnh lý rối loạn lipid máu, hay còn được biết đến là mỡ máu cao, máu nhiễm mỡ. Đây chính là nguyên nhân gây nên các bệnh lý tim mạch như xơ vữa động mạch, nghẽn mạch tim, tai biến mạch máu não...

1 Lipoprotein là gì?

Lipoprotein là một chất được cấu tạo từ lipid và protetin. Lipid là phần không tan trong nước, tuy nhiên khi nó kết hợp với protein, nó có thể được vận chuyển trong cơ thể, mang cholesterol đến các mô trong cơ thể và ngược lại.

Hình ảnh cấu trúc của Lipoprotein
Hình ảnh cấu trúc của Lipoprotein

Lipoprotein được mô tả vào năm 1929 bởi Machebocuf với dạng hình cầu. Lipid liên kết với protein bằng liên kết Van der Waals. Đường kinh của hình cầu vào khoảng 100 - 500A. Phần không tan của lipid được cuộn vào trong, bao bên ngoài là lớp vỏ bọc apoprotein.

Vào năm 1977, Shen mô tả lipoprotein gồm các phần sau: vỏ bên ngoài bao gồm Phospholipid và apoprotein, lõi bao gồm triglycerid và cholesterol ester, còn giữa 2 lớp là các cholesterol tự do.

Trong cấu trúc của lipoprotein, phần apoprotein có vai trò quan trọng, giúp các chất khác có thể nhận diện chúng cũng như giúp hoạt hóa enzym. Các mô trong cơ thể sẽ nhận ra apoprotein và tiếp nhận lipoprotein.

2 Phân loại lipoprotein

Dựa vào tỷ trọng, lipoprotein được chia thành 5 loại, lipoprotetin có hàm lượng lipid càng cao thì tỷ trọng càng thấp. Bao gồm: Chylomicron (CM), VLDL (lipoprotein tỷ trọng rất thấp), LDL (lypoprotein tỷ trọng thấp), IDL (lipoprotein tỷ trọng trung bình), HDL (lipoprotein tỷ trọng cao).

Các thành phần trên được mô tả như sau:

2.1 Chylomicron (CM)

Đây là loại lipoprotein với hàm lượng lipid cao nhất, vì vậy tỷ trọng của nó là nhỏ nhất. ApoB-48, apoE và apoC-II là các apoprotein chủ yếu của loại lipoprotein này. CM chỉ có mặt trong huyết tương một thời gian ngắn (khoảng vài giờ) sau bữa ăn giàu lipid, nhiệm vụ vận chuyển triglycerid trong thức ăn từ ruột tới gan. Loại này do thời gian tồn tại ít nên không gây nên các rối loạn trong cơ thể dù nhiều hay ít.

2.2 Lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL)

Loại Lipoprotein này được tổng hợp tại gan, có tác dụng vận chuyển trigycerid nội sinh vào hệ tuần hoàn. Apoprotein của VLDL bao gồm ApoB-100, ApoC-I, ApoC-II và apoE. VLDL được vận chuyển từ gan đến mô mỡ, hoạt hóa enzym liprotein Lipase, xúc tác thủy phân trigycerid, giải phóng acid béo.

2.3 Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL)

Là sản phẩm thoái hóa của VLDL trong máu, giàu cholesterol và cholesterol ester. Apoprotein của LDL là ApoB-100. LDL có vai trò vận chuyển cholesterol đến các mô. Cholesterol trong LDL được coi là cholesterol xấu vì nó tham gia vào sự hình thành và phát triển các mảng xơ vữa động mạch, gây nên các bệnh tim mạch nguy hiểm.[1]

2.4 Lipoprotein tỷ trọng trung gian (IDL)

IDL chính là dạng chuyển hóa trung gian giữa LDL và VLDL. VLDL sau khi giải phóng trigycerid, nhận thêm cholesterol ester và mất đi ApoC sẽ chuyển thành IDL.IDL nhanh chóng bị thoái hóa thành LDL.

2.5 Lipoprtein tỷ trọng cao (HDL)

HDL được tạo thành ở gan và ruột non, nó giàu protein, hàm lượng lipid thấp. HDL có vai trò vận chuyển cholesterol ở các mô ngoại vi về gan để thoái hóa thành acid mật. Cholesterol của HDL được xem là cholesterol tốt vì chúng giúp bảo vệ thành mạch, giảm nguy cơ xơ vữa. Một số nghiên cứu cho rằng, HDL giúp loại trừ các mảng xơ vữa, hạn chế các mảng xơ vữa này phát triển. HDL - (cholesterol có ích), khi nó cao giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, ngược lại, khi HDL thấp thì khả năng mắc bệnh tăng lên.[2]

Quá trình chuyển hóa lipoprotein trong cơ thể được tóm tắt trong hình sau:

Quá trình chuyển hóa lipoprotein trong cơ thế
Quá trình chuyển hóa lipoprotein trong cơ thể

3 Cần làm gì để hạn chế tình trạng rối loạn chuyển hóa lipoprotein máu

Khi các thành phần lipoprotein trong máu bị rối loạn, gây nên bệnh lý rối loạn lipid máu, hay còn được biết đến là mỡ máu cao, máu nhiễm mỡ. Đây chính là nguyên nhân gây nên các bệnh lý tim mạch như xơ vữa động mạch, nghẽn mạch tim, tai biến mạch máu não...

Khi bị mỡ máu cao, bệnh nhân cần có một chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý, ví dụ như:

  • Các thức ăn có hàm lượng lipid thấp, ăn nhiều rau xanh, hoa quả giúp giảm lượng cholesterol được đưa vào cơ thể. Hạn chế các đồ chiên xào, dầu mỡ.
  • Không nên ăn mỡ động vật, thay vào đó hãy dùng dầu thực vật làm từ đậu nành, dầu hướng dương hay dầu ô liu... vì đây là những thành phần chất béo không no, cơ thể dễ hấp thu hơn.
Không nên ăn mỡ động vật, thay vào đó hãy dùng dầu thực vật
Không nên ăn mỡ động vật, thay vào đó hãy dùng dầu thực vật
  • Ăn những thực ăn giúp đốt cháy lượng mỡ trong cơ thể như Gừng, Hành Tây, trà...
  • Hạn chế ăn thịt, hãy tăng cường ăn cá và các thức ăn từ đậu.
  • Hạn chế nội tạng động vật vì hàm lượng cholesterol rất cao.
  • Không rượu bia, thuốc lá vì đây là những nguyên nhân làm nặng hơn tình trạng bệnh.
  • Tăng cường tập thể dục thể thao để đốt cháy calo, giảm lượng mỡ trong cơ thể.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Chuyên gia của CDC. (Ngày đăng: ngày 31 tháng 1 năm 2020). LDL and HDL Cholesterol: "Bad" and "Good" Cholesterol, CDC. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2021.
  2. ^ Tác giả: Kenneth R. Feingold, MD. (Ngày đăng: ngày 19 tháng 1 năm 2021). Introduction to Lipids and Lipoproteins, NCBI. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2021.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
    (Quy định duyệt bình luận)
    0/ 5 0
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%
    Chia sẻ nhận xét
    Đánh giá và nhận xét
      vui lòng chờ tin đang tải lên

      Vui lòng đợi xử lý......

      0 SẢN PHẨM
      ĐANG MUA
      hotline
      0985.729.595