1. Trang chủ
  2. Sản - Phụ Khoa
  3. Cách phòng tránh và giảm đau bụng kinh tại nhà hiệu quả

Cách phòng tránh và giảm đau bụng kinh tại nhà hiệu quả

Cách phòng tránh và giảm đau bụng kinh tại nhà hiệu quả

Trungtamthuoc.com - Đau bụng kinh là tình trạng đau bụng quanh vùng chậu khi đến kỳ kinh nguyệt. Tình trạng đau có thể diễn ra trong hoặc trước 1 đến 3 ngày khi hành kinh và trở thành nỗi ám ảnh của nhiều chị em phụ nữ. Vậy đau bụng kinh là gì? và làm cách nào để giảm đau bụng kinh? Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây.

1 Đau bụng kinh là gì?

Đau Bụng Kinh là tình trạng đau tử cung quanh thời gian hành kinh. Tình trạng đau có thể diễn ra trong ngày kinh hoặc trước từ 1 đến 3 ngày. Cơn đau đạt đỉnh vào 24 giờ tính từ thời điểm bắt đầu ra kinh và có dấu hiệu thuyên giảm dần từ sau 2 đến 3 ngày. 

Biểu hiện thường là đau quặn từng cơn hoặc đau âm ỉ liên tục ở vùng bụng dưới, cơn đau có thể lan rộng ra sau lưng và xuống chân. 

Ngoài tình trạng đau, bệnh nhân còn có thể đi kèm với các triệu chứng khác như nhức đầu, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, đau lưng hoặc đi tiểu thường xuyên. Đôi khi, đau bụng kinh còn đi kèm với tình trạng chảy máu kinh nguyệt nặng, xuất hiện các cục máu đông.

Tình trạng đau bụng kinh thường được chia ra làm hai thể: Đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát (bệnh lý). Trong đó:

  • Đau bụng kinh nguyên phát là tình trạng đau bụng kinh vô căn, không thể giải thích bằng các bệnh lý phụ khoa khác. Tình trạng đau là kết quả của các cơ cơ thắt tử cung và lượng máu đến tử cung bị thiếu. 
  • Nguyên nhân của đau bụng kinh thứ phát là do những bất thường ở vùng chậu. Bất cứ bất thường nào xảy ra ở đây hoặc tác động đến đến nội tạng, vùng chậu đều có thể gây ra tình trạng này.

Khi bệnh nhân bị đau bụng kinh thứ phát, các cơ đau thường có xu hướng nặng hơn, kèm xuất huyết nặng và có thể dẫn đến choáng ngất. Do đó khi thấy các biểu hiện bất thường bệnh nhân cần đi thăm khám càng sớm càng tốt. 

2 Nguyên nhân gây đau bụng kinh là gì?

Nguyên nhân gây đau bụng kinh sinh lý là do cơ thể tăng tiết Prostaglandin dẫn đến tăng co bóp cơ trơn tử cung. Đồng thời co mạch máu vùng tử cung, giảm lượng máu đến nuôi niêm mạc, giúp niêm mạc tử cung bong ra ngoài khi không có thai làm tổ. Lúc đó, cơ thể chúng ta sẽ cảm nhận thấy những cơn đau co thắt. Lượng Prostaglandin càng nhiều thì cơn đau càng nhiều và mức độ đau càng mạnh.

Nguyên nhân đau bụng kinh bệnh lý bao gồm các bệnh sau:

  • U xơ tử cung do sự tăng trưởng quá mức trong thành tử cung.
  • Lạc nội mạc tử cung là tình trạng lớp biểu mô tăng sinh trong lớp cơ tử cung.
  • Bệnh viêm vùng chậu: do nhiễm khuẩn đường sinh dục.
  • Hẹp ống tử cung: ống cổ tử cung quá hẹp, quá trình lưu thông máu và đào thải niêm mạc tử cung bị bong tróc sẽ gặp nhiều khó khăn. Từ đó máu bị tắc nghẽn tại cổ tử cung và tạo ra những cơn đau bụng kinh dữ dội.

Bên cạnh đó, một số lý do sau cũng khiến tình trạng đau bụng kinh nặng hơn:

  • Stress, căng thẳng, làm việc quá sức.
  • Ăn uống thất thường, không đủ chất dinh dưỡng.
  • Không hoặc hạn chế vận động, luyện tập.
  • Di truyền: mẹ bị đau bụng kinh thường xuyên và nặng thì con gái có thể sẽ đau bụng kinh nặng.

3 Cách phát hiện đau bụng kinh bệnh lý

Với các trường đau bụng kinh sinh lý thường xuất hiện khi có chu kỳ kinh nguyệt, và các cơn đau thường nhẹ, chủ yếu là cảm giác mỏi, tức vùng bụng dưới và thắt lưng.

Với đau bụng kinh bệnh lý, ngoài các triệu chứng lâm sàng (đau bụng nặng và dai dẳng, xuất huyết ồ ạt,...) để chẩn đoán bệnh lý, cần làm những xét nghiệm y khoa:

  • Xét nghiệm máu để loại trừ một quá trình lây nhiễm trong các cơ quan vùng chậu.
  • Xét nghiệm vi khuẩn để loại trừ các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) và bệnh viêm vùng chậu (PID).
  • Phân tích nước tiểu để loại trừ nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI).
  • Siêu âm bụng hoặc siêu âm để loại trừ những bất thường ở cổ tử cung, tử cung, ống và buồng trứng.

4 Tập luyện Yoga để giảm đau bụng kinh

Tập luyện Yoga để giảm đau bụng kinh

Để đánh giá hiệu quả của việc tập Yoga với tình trạng đau bụng kinh. Hai nhà nghiên cứu Nam-Young Yang và Sang Dol Kim đã thực hiện một nghiên cứu mù đôi ngẫu nhiên có đối chứng trên các sinh viên bị đau bụng kinh nguyên phát. Kết quả của nghiên cứu được đăng trên tạp chí Journal of Alternative and Complementary Medicine, vào tháng 9 năm 2016. 

Đối tượng tham gia là 40 sinh viên điều dưỡng đại học được lựa chọn ngẫu nhiên, cứ mỗi 20 người được chia vào một nhóm bài tập hoặc một nhóm kiểm soát. Những người tham gia tập Yoga được tập luyện đều đặn 60 phút/lần/tuần và trong liên tục 12 tuần. Các bài tập Yoga được thiết kế bao gồm cả các bài tập giãn cơ và thiền định. Kết quả sẽ được đánh giá dựa vào thang đo mức độ đau và bảng câu hỏi tương ứng. 

Kết quả, sau 12 tuần thử nghiệm, cường độ đau bụng kinh ở nhóm thử giảm đáng kể so với nhóm đối chứng. 

Qua đó ta có thể thấy việc tập Yoga có thể cải thiện tình trạng đau bụng kinh, làm giảm các cơn co rút đột ngột cũng như làm giảm tần suất xuất hiện của các cơn đau. Tuy nhiên nếu bạn đang trong thời kỳ kinh nguyệt thì không nên thực hiện các tư thế đảo lộn người do có thể cản trở dòng chảy tự nhiên của kinh nguyệt. 

5 Châm cứu bấm huyệt để giảm đau bụng kinh

Châm cứu bấm huyệt để giảm đau bụng kinh

Châm cứu, bấm huyệt được cho là một biện pháp hữu hiệu trong việc kiểm soát đau bụng kinh. Người ta cho rằng phương pháp này có khả năng làm thư giãn hệ thần kinh trung ương, tăng cường lượng máu lưu thông đến tử cung từ đó hạn chế được tình trạng viêm, đau. 

Trong một nghiên cứu được công bố trên Cochrane Library, các nhà nghiên cứu đã tiến hành đánh giá về tác dụng của hai biện pháp châm cứu, bấm huyệt trong giảm đau bụng kinh. 

Theo đó, 42 thử nghiệm đã được tiến hành trên tổng số 4640 phụ nữ, nhằm đánh giá hiệu quả của châm cứu hoặc bấm huyệt khi so sánh với nhóm giả dược, dùng thuốc, không điều trị hoặc điều trị khác.

Nghiên cứu cho thấy nhóm châm cứu, bấm huyệt ít đau bụng kinh hơn hẳn so với nhóm sử dụng giả dược đồng thời không để lại tác dụng không mong muốn trên cơ thể. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng hiệu quả của phương pháp này là rất kém.[1]

6 Massage giảm đau bụng kinh

Việc Massage bằng các loại tinh dầu thơm cũng được đánh giá là có hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng đau bụng kinh. Bạn có thể thoa một lượng tinh dầu vừa đủ vào vùng bụng dưới rồi tiến hành Massage nhẹ nhàng.

Một số loại tinh dầu thảo dược được đánh giá có hiệu quả cao là: tinh dầu Bạc Hà, tinh dầu Gừng, tinh dầu Oải Hương, Xô Thơm hoặc Kinh Giới.

Với những người có cơ địa nhạy cảm, có thể pha loãng tinh dầu trước khi thoa lên da để hạn chế tình trạng kích ứng. 

7 Chườm nóng 

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Evidence-Based Nursing cho thấy việc chườm nóng tại chỗ cho khả năng giảm đau bụng kinh hiệu quả tương tự như Ibuprofen. 84 phụ nữ không mang thai ≥18 tuổi đã tham gia vào thử nghiệm. Trong thời gian nghiên cứu, họ được chia vào 3 nhóm, nhóm chỉ sử dụng biện pháp chườm ấm, nhóm chườm ấm và sử dụng Ibuprofen, và nhóm chỉ sử dụng Ibuprofen hoặc giải dược. 

Kết quả, nhóm những người chường ấm, chường ấm kết hợp với việc sử dụng Ibuprofen, và dùng đơn độc Ibuprofen cho kết quả khả quan hơn hẳn so với nhóm đối chứng. [2]

Chườm nóng giúp giảm đau bụng kinh 

8 Sử dụng miếng dán đau bụng kinh

Miếng dán giảm đau bụng kinh có cơ chế tương tự như việc chườm nóng. Bằng việc tác động nhiệt nên vùng bụng dưới có thể cải thiện, và làm giảm tần suất các cơn đau. 

Ba loại miếng dán giảm đau bụng kinh thường thấy trên thị trường là: Miếng dán giữ nhiệt Salonpas, Kao MegRhythm Nhật Bản, và miếng dán nóng Thiên Thanh. 

Miếng dán giữ nhiệt có thể làm ấm đến 40 độ và duy trì nhiệt độ từ 5 đến 8 tiếng. Tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng thì nhưng miếng dán này có thể gây bỏng cho người sử dụng. 

9 Cách giảm đau bụng kinh bằng gừng tươi 

Việc sử dụng trà gừng, nước Gừng có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng ở người bị đau bụng kinh nguyên phát. Đồng thời, nước gừng còn có khả năng làm ấm cơ thể, điều hòa kinh nguyệt, ngăn ngừa tình trạng mất máu trong những ngày đèn đỏ. 

Theo y học hiện đại, trong gừng có một số hoạt chất có khả năng ức chế sản xuất Prostaglandin, giúp làm giảm tình trạng viêm và co thắt liên tục của tử cung. 

Trà Gừng giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả

9.1 Cách pha trà gừng để giảm đau bụng kinh 

Chuẩn bị 1 củ gừng tươi và 1 ít Mật Ong.

Rửa sạch gừng rồi đem thái thành lát mỏng. 

Cho gừng đã được sơ chế vào 1 cốc nước ấm, ủ trong 15 phút rồi thêm 1 chút mật ong.

Uống khi nào có hiện tượng đau. 

9.2 Cách nấu nước gừng để giảm đau bụng kinh 

Chuẩn bị 1 củ gừng tươi.

Rửa sạch gừng rồi đem đập dập hoặc say nhuyễn.

Lọc bỏ bã, lấy nước rồi pha loãng với nước ấm và một ít đường. 

Trong trường hợp không có máy xay, bạn có thể thái lát mỏng, hãm với nước ấm thêm chút đường để dùng. 

Uống khi nào có hiện tượng đau. 

10 Thực phẩm giảm đau bụng kinh

Một số loại thực phẩm có thể làm giảm đau bụng và có thể có tác dụng đối với một số trường hợp đau bụng kinh: chuối, mầm lúa mì, hạt hướng dương, yến mạch, rau mùi tây, cá hồi, sô cô la đen, hạt dứa, Gừng, rau bina, Trà Xanh,...

Khi bị đau bụng kinh bạn nên ưu tiên sử dụng biện pháp chườm ấm, kết hợp với việc Massage nhẹ nhàng tại vị trí đau. Để ngăn ngừa tình trạng đau tái phát nhiều lần, ban nên thay đổi lối sống, ăn uống lành mạnh kết hợp với tập thể dục và làm việc điều độ. Đồng thời hạn chế sử dụng rượu bia, các chất kích thích, tránh thức ăn nhiều dầu mỡ và nhiều gia vị trong những ngày đèn đỏ. Trong trường hợp những biện pháp trên không hiệu quả mới cân nhắc đến việc sử dụng thuốc.

11 Cách giảm đau bụng kinh dữ dội bằng thuốc 

11.1 Giảm đau bụng kinh bằng thuốc NSAIDs

Tác dụng chính của các thuốc NSAIDs là chống viêm và giảm đau thông qua việc ức chế hoạt động của các men Cyclooxygenase (COX). Trong đó Cyclooxygenase là một trong những yếu tố chính để sản sinh ra Prostaglandin - hoạt chất trung gian gây ra tình trạng viêm, sưng tấy, đau và sốt. Prostaglandin thường tập trung chủ yếu ở đường ruột, có nhiệm vụ bảo vệ niêm mạc dạ dày, ruột. Do đó, sử dụng các thuốc NSAIDs có thể để lại nhiều tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa. 

Bệnh nhân nên bắt đầu dùng thuốc 1 đến 2 ngày trước khi hành kinh hoặc khi có các biểu hiện đau. Một đợt điều trị có thể kéo dài từ 2 đến 3 ngày sau khi các triệu chứng đau thuyên giảm. Để hạn chế tình trạng kích ứng dạ dày, bệnh nhân có thể sử dụng sau bữa ăn hoặc dùng cùng với các thuốc kháng Acid dạ dày theo hướng dẫn của dược sĩ, bác sĩ. 

Tuy nhiên, những thuốc thuộc nhóm này không được khuyến cáo cho người quá mẫn với Aspirin và người có tiền sử viêm loét dạ dày tiến triển. [3]

Dưới đây là các thuốc NSAIDs dùng để giảm đau bụng kinh thường gặp trên thị trường.

11.1.1 Thuốc chứa hoạt chất Ibuprofen

Những thuốc được chỉ định để giảm đau bụng kinh mức độ nhẹ đến trung bình. Mỗi lần dùng 400mg viên cách mỗi 4 giờ đến 6 giờ nếu cần thiết.[4]

11.1.2 Thuốc chứa hoạt chất Naproxen 

Khuyến cáo dùng những thuốc này sau bữa ăn, mỗi lần dùng 1 viên x 2 lần/ngày. 

11.2 Giảm đau bụng kinh bằng thuốc chứa Paracetamol

Paracetamol được WHO khuyến nghị là biện pháp giảm đau đầu tay cho hầu hết các tình trạng đau, kể cả đau bụng kinh.

Hoạt chất được FDA Hoa Kỳ chấp thuận lần đầu vào năm 1951 và xuất hiện ở nhiều dạng bào chế khác nhau. Đến nay cơ chế hoạt động chính xác của Paracetamol vẫn chưa được thiết lập đầy đủ, tuy nhiên nó vẫn được phân loại cùng với các NSAID khác do khả năng ức chế men Cyclooxygenase (COX).

Các thuốc chứa thành phần Paracetamol là lựa chọn phù hợp cho những bệnh nhân không thể dùng được NSAIDs do bị loét đường tiêu hóa. Khi phối hợp chung với Cafein hiệu quả giảm đau của thuốc sẽ được nâng cao. Liều dùng tối đa cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi là 4000mg/24 giờ.

Các thuốc chứa Paracetamol thường gặp trên thị trường:

Những thuốc chứa hoạt chất Paracetamol đơn độc thường được dùng để đau bụng kinh mức độ nhẹ đến trung bình. Với những thuốc kết hợp giữa Paracetamol, Cafein hoặc Ibuprofen cho tác dụng giảm đau mạnh hơn, tuy nhiên cần thận trọng cho người có tiền sử bị dạ dày.[5]

===> Xem thêm chi tiết: 5 Nhóm Thuốc Uống Giảm Đau Bụng Kinh Khi Tới Tháng An Toàn, Hiệu Quả

11.3 Giảm đau bụng kinh bằng các thuốc chống co thắt cơ trơn

Cơ trơn là hệ thống các cơ bao quanh đường ruột hoặc các ống dẫn trong cơ thể (tiết niệu, mật, tử cung,...). Khi cơ thể không tự chủ được hoạt động của cơ trơn sẽ tạo thành những cơn co thắt ngoài ý muốn, từ đó gây ra tình trạng đau. 

Thuốc giãn cơ trơn có cơ chế chính là cải thiện các cơn co bất thường ở nội tạng, tử cung, đồng thời làm giảm cường độ, tần suất co từ đó giúp giảm đau.

Các thuốc trong nhóm này thường gặp là:

11.4 Giảm đau bụng kinh bằng các thuốc ngừa thai

11.4.1 Dydrogesterone

Dydrogesterone không ức chế quá trình rụng trứng mà chỉ điều chỉnh sự bong tróc của niêm mạc cổ tử cung qua đó giúp giảm đau bụng kinh, phù hợp sử dụng cho nữ giới đang trong độ tuổi sinh nở. 

Thuốc chứa Dydrogesterone thường gặp nhất trên thị trường là Duphaston 10mg. Thuốc thường được dùng để giảm đau bụng kinh, ngăn ngừa tình trạng dọa sảy thai, sảy thai liên tiếp và nhiều trường hợp khác khi có chỉ định từ bác sĩ điều trị. [6]

11.4.2 Thuốc tránh thai chứa Estrogen và Progesterone

Các thuốc tránh thai chứa hai thành phần nổi tiếng nhất có thể kể đến như:

Các thuốc này có chứa kích thích tố (kết hợp estrogen và Progesterone) có khả năng ngăn ngừa rụng trứng và giảm mức độ nghiêm trọng của cơn đau. Đây là lựa chọn thích hợp cho những bệnh nhân bị đau bụng kinh và chưa muốn sinh con.

Các thuốc tránh thai đường uống có khả năng điều chỉnh hormon của cơ thể, hạn chế sản sinh Prostaglandin, qua đó làm giảm tình trạng đau bụng kinh nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên các thuốc này lại có rất nhiều tác dụng không mong muốn, điển hình như tích nước, tăng cân, thay đổi tâm trạng,... và chỉ được dụng khi có chỉ định từ bác sĩ điều trị. 

12 Cách giảm đau bụng kinh bằng các loại thảo dược 

12.1 Dược liệu Ích Mẫu

Cây Ích mẫu được biết từ lâu với tác dụng bổ huyết, hành huyết, giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh. Khi sử dụng ích mẫu cũng cần thận trọng với bệnh nhân bị rong kinh, xuất huyết, người bị máu khó đông, người mắc bệnh phụ khoa.[7]

Một số sản phẩm chứa Ích Mẫu phổ biến trên thị trường là: 

12.2 Dược liệu Ngải cứu

Ngải Cứu là một loại dược liệu phổ biến, có vị đắng và tính ấm. Thường được dùng một mình hoặc phối hợp để điều trị tình trạng bế kinh, rối loạn kinh nguyệt hoặc đau bụng kinh. 

Trong đông y, Ngải Cứu thường được dùng cho người có khí huyết kém, ăn uống khó tiêu, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, đau nhức do thấp khớp,... 

Dược liệu không được khuyến cáo dùng cho người bị âm hư, phụ nữ mang thai, người đang bị các rối loạn về đường ruột.[8]

Một số sản phẩm giảm đau bụng kinh có chứa Ngải Cứu là: 

12.3 Dược liệu Đương Quy

Đương Quy có vị đắng, tính ấm có tác dụng chính là hoạt huyết, tán huyết ứ, điều hòa khí huyết trong cơ thể. Do đó thường được dùng để bồi bổ cơ thể, tăng cường lưu thông máu huyết, tăng sức đề kháng. 

Trong đông y, Đương Quy thường được dùng để chủ trị các chứng bế kinh, đau bụng kinh, các tình trạng tiền sản, chân tay tê nhức, huyết hư.

Một số sản phẩm chứa Đương Quy phổ biến trên thị trường là: 

13 Ưu và nhược điểm của các phương pháp giảm đau bụng kinh không dùng thuốc và dùng thuốc

 Dùng thuốc Đông yDùng thuốc Tây yKhông dùng thuốc
Ưu điểm 

Các thuốc đông y thường ít gây ra các tác dụng không mong muốn lên trên người sử dụng, do đó có thể sử dụng để dự phòng đau bụng kinh.
Không gây ảnh hưởng đến dạ dày, đường ruột như các hoạt chất tân dược.

Các thuốc tân dược thường đem đến hiệu quả giảm đau nhanh, hiệu quả.
Số lượng viên uống trong 1 lần thấp.
Giúp giảm đau và tần suất xuất hiện các cơn đau.
Không gây ra tác dụng không mong muốn lên trên người sử dụng.
Nhược điểm Nếu các thuốc giảm đau bụng kinh tân dược được xem là cách làm giảm đau bụng kinh ngay lập tức thì các thuốc có nguồn gốc thảo dược lại cần có thời gian sử dụng dài, tác dụng chậm. Đòi hỏi người bệnh cần kiên trì sử dụng. 
Liều dùng trong 1 ngày thường lớn.
Nhiều tác dụng không mong muốn. 
Một số thuốc cần phải thận trọng cho người bị loét dạ dày, tá tràng.
Tác dụng chậm hoặc thậm chí không hiệu quả với một số đối tượng. 

Trên đây là một số mẹo giảm đau bụng kinh hiệu quả cũng như ưu nhược điểm của từng biện pháp. Mong rằng qua những chia sẻ này các chị em sẽ hiểu rõ được cơ thể mình để từ đó có biện pháp hạn chế tình trạng đau trong ngày đèn đỏ hữu hiệu.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả Caroline A Smith, Mike Armour, Xiaoshu Zhu, Xun Li, Zhi Yong, LuJing Song (đăng ngày 18 tháng 4 năm 2016), Acupuncture for dysmenorrhoea, Cochrane Library. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2023.
  2. ^ Tác giả Cathy R Kessenich, Continuous topical heat was as effective as ibuprofen for dysmenorrhoea, Evidence-Based Nursing. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2023.
  3. ^ Tác giả Folabomi A. OLADOSU, Frank F. TU, Kevin M. HELLMAN (đăng  ngày 6 tháng 9 năm 2017), NSAID resistance in dysmenorrhea: epidemiology, causes, and treatment, PubMed. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2023.
  4. ^ Tác giả Kaci Durbin (đăng ngày 28 tháng 1 năm 2022), Ibuprofen, Drug.com. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2023.
  5. ^ Tác giả Guy Stephens, Sheena Derry, R Andrew Moore (đăng ngày ngày 16 tháng 6 năm 2016), Paracetamol (acetaminophen) for acute treatment of episodic tension‐type headache in adults, PubMed. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2023.
  6. ^ Tác giả chuyên gia Drug.com, Dirogest (International), Drug.com. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2023.
  7. ^ Tác giả  Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2023.
  8. ^ Tác giả Lindsay Curtis (đăng ngày 19 tháng 4 năm 2023), The Health Benefits of Wormwood, VeryWell Health. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2023.

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 1 Thích

    Sử dụng thuốc tránh thai giảm đau trong đau bụng kinh như nào?


    Thích (1) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Cách phòng tránh và giảm đau bụng kinh tại nhà hiệu quả 5/ 5 21
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Cách phòng tránh và giảm đau bụng kinh tại nhà hiệu quả
    D
    Điểm đánh giá: 5/5

    Nhà thuốc rất uy tín

    Trả lời Cảm ơn (3)
  • Cách phòng tránh và giảm đau bụng kinh tại nhà hiệu quả
    S
    Điểm đánh giá: 5/5

    Nhà thuốc rất uy tín

    Trả lời Cảm ơn (3)
  • Cách phòng tránh và giảm đau bụng kinh tại nhà hiệu quả
    D
    Điểm đánh giá: 5/5

    Nhà thuốc rất uy tín

    Trả lời Cảm ơn (3)
  • Cách phòng tránh và giảm đau bụng kinh tại nhà hiệu quả
    M
    Điểm đánh giá: 5/5

    Nhà thuốc rất uy tín

    Trả lời Cảm ơn (2)
  • Cách phòng tránh và giảm đau bụng kinh tại nhà hiệu quả
    H
    Điểm đánh giá: 5/5

    Nhà thuốc rất uy tín

    Trả lời Cảm ơn (2)
  • Cách phòng tránh và giảm đau bụng kinh tại nhà hiệu quả
    M
    Điểm đánh giá: 5/5

    Nhà thuốc rất uy tín

    Trả lời Cảm ơn (2)
  • Cách phòng tránh và giảm đau bụng kinh tại nhà hiệu quả
    D
    Điểm đánh giá: 5/5

    Nhà thuốc rất uy tín

    Trả lời Cảm ơn (1)
  • Cách phòng tránh và giảm đau bụng kinh tại nhà hiệu quả
    A
    Điểm đánh giá: 5/5

    Nhà thuốc rất uy tín

    Trả lời Cảm ơn (1)
  • Cách phòng tránh và giảm đau bụng kinh tại nhà hiệu quả
    J
    Điểm đánh giá: 5/5

    Nhà thuốc rất uy tín

    Trả lời Cảm ơn (1)
  • Cách phòng tránh và giảm đau bụng kinh tại nhà hiệu quả
    T
    Điểm đánh giá: 5/5

    Nhà thuốc rất uy tín

    Trả lời Cảm ơn (1)
  • Cách phòng tránh và giảm đau bụng kinh tại nhà hiệu quả
    W
    Điểm đánh giá: 5/5

    Nhà thuốc rất uy tín

    Trả lời Cảm ơn (1)
  • Cách phòng tránh và giảm đau bụng kinh tại nhà hiệu quả
    J
    Điểm đánh giá: 5/5

    Nhà thuốc rất uy tín

    Trả lời Cảm ơn (1)
  • Cách phòng tránh và giảm đau bụng kinh tại nhà hiệu quả
    W
    Điểm đánh giá: 5/5

    Nhà thuốc rất uy tín

    Trả lời Cảm ơn (1)
  • Cách phòng tránh và giảm đau bụng kinh tại nhà hiệu quả
    M
    Điểm đánh giá: 5/5

    Nhà thuốc rất uy tín

    Trả lời Cảm ơn (1)
  • Cách phòng tránh và giảm đau bụng kinh tại nhà hiệu quả
    A
    Điểm đánh giá: 5/5

    Nhà thuốc rất uy tín

    Trả lời Cảm ơn (1)
  • Cách phòng tránh và giảm đau bụng kinh tại nhà hiệu quả
    E
    Điểm đánh giá: 5/5

    Nhà thuốc rất uy tín

    Trả lời Cảm ơn (1)
  • Cách phòng tránh và giảm đau bụng kinh tại nhà hiệu quả
    A
    Điểm đánh giá: 5/5

    Nhà thuốc rất uy tín

    Trả lời Cảm ơn (1)
  • Cách phòng tránh và giảm đau bụng kinh tại nhà hiệu quả
    A
    Điểm đánh giá: 5/5

    Nhà thuốc rất uy tín

    Trả lời Cảm ơn (1)
  • Cách phòng tránh và giảm đau bụng kinh tại nhà hiệu quả
    R
    Điểm đánh giá: 5/5

    Nhà thuốc rất uy tín

    Trả lời Cảm ơn (1)
  • Cách phòng tránh và giảm đau bụng kinh tại nhà hiệu quả
    S
    Điểm đánh giá: 5/5

    Nhà thuốc rất uy tín

    Trả lời Cảm ơn (1)
  • Cách phòng tránh và giảm đau bụng kinh tại nhà hiệu quả
    S
    Điểm đánh giá: 5/5

    Nhà thuốc rất uy tín

    Trả lời Cảm ơn (1)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633