1. Trang chủ
  2. Tiêu hóa - Gan Mật Tụy
  3. Béo phì ở trẻ: Cách đánh giá, mối nguy hại và điều trị

Béo phì ở trẻ: Cách đánh giá, mối nguy hại và điều trị

Béo phì ở trẻ: Cách đánh giá, mối nguy hại và điều trị

Trungtamthuoc.com - Hiện nay, ở Việt Nam cùng với sự phát triển của xã hội đó là tỷ lệ trẻ béo phì đang tăng rất nhanh, gây ra những bệnh lý nghiêm trọng ở trẻ nhỏ. Vậy làm sao để khắc phục tình trạng này? Hãy cùng trung tâm thuốc theo dõi qua bài viết dưới đây nhé.

1 Tổng quan về bệnh béo phì ở trẻ em

1.1 Thế nào gọi là béo phì?

Béo phì được định nghĩa là tình trạng tích tụ mỡ bất thường hoặc quá mức có thể làm suy giảm sức khỏe. [1] Béo phì ở trẻ em đặc biệt đáng lo ngại vì cân nặng quá mức thường dẫn trẻ tới các vấn đề sức khỏe như tiểu đường, huyết áp cao và cholesterol cao và cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý và sự tự tin của trẻ. [2]

Trẻ béo phì - Thực trạng đáng lo ngại ở Việt Nam

2 Trẻ em như thế nào được gọi là béo phì?

Để đánh giá béo phì ở trẻ người ta dựa vào chỉ số giữa cân nặng của trẻ béo phì (cân nặng thực) và cân nặng lý tưởng so với chiều cao của trẻ. Chỉ số này được viết tắt là IBWH. Khi giá trị của IBWH từ 120% trở lên thì trẻ được coi là béo phì. Công thức tính IBWH như sau:

  • IBWH = (Cân nặng thực tế của trẻ x 100)/Cân nặng lý tưởng ở chiều cao đó.
  • Với các bé từ 9 đến 19 tuổi, tổ chức y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo đánh giá béo phì ở trẻ dựa vào chỉ số khối BMI như sau:
  • BMI = Cân nặng/(chiều cao x chiều cao).

Trong đó:

  • Cân nặng tính theo kilogam.
  • Chiều cao tính theo mét.
  • Khi trẻ có chỉ số BMI từ 85 trở lên được coi là thừa cân.
  • Trẻ được xác định là béo phì khi chỉ số BMI từ 95 trở lên.

3 Nguyên nhân béo phì ở trẻ em

 Nguyên nhân gây tăng cân quá mức ở người trẻ tuổi cũng tương tự như ở người lớn, bao gồm cả hành vi và di truyền. [3]

Đa số các trường hợp béo phì ở trẻ nhỏ là do mất cân bằng dinh dưỡng, và lười hoạt động thể lực. Hay chính là năng lượng đưa vào nhiều hơn năng lượng tiêu thụ cho hoạt động của cơ thể, gây tích lũy mỡ. Đặc biệt tình trạng này xảy ra nhiều ở những trẻ có thói quen sử dụng những đồ ăn nhanh, nước uống công nghiệp. Những đồ ăn đó có lượng calo cao hơn rất nhiều so với lượng cần dùng của cơ thể. Hoặc trẻ có thói quen xem ti vi, làm việc khác trong khi ăn sẽ làm trẻ ăn không biết no, vô tình ăn nhiều hơn khiến cơ thể có quá nhiều năng lượng tích lũy.

Béo phì còn có tính di truyền. Nếu trong gia đình bố mẹ, ông bà béo phì thì nguy cơ trẻ bị béo phì cũng rất cao.

Hoặc trẻ có thể bị béo phì do rối loạn nội tiết trong một số bệnh như: suy giáp trạng, ưu năng tuyến thượng thận, thiếu năng sinh dục, các bệnh về não gây suy vùng dưới đồi.

Không những thế, béo phì còn có thể do tác dụng phụ của một số thuốc, đặc biệt là các thuốc corticoid. Bời các thuốc này gây rối loạn quá trình tích lũy mỡ thừa trong cơ thể, làm tăng mỡ vùng bụng, mặt…

Mặc dù chưa rõ nguyên nhân nhưng ở một số nghiên cứu người ta còn nhận thấy, ngủ ít là nguy cơ cao gây thừa cân ở trẻ, đặc biệt những trẻ dưới 5 tuổi.

4 Béo phì và thừa cân ở trẻ em có nguy hiểm như thế nào?

Có đến 70% trẻ em béo phì khi lớn lên vẫn duy trì tình trạng này và gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Người lớn bị béo phì kể từ khi còn nhỏ, sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về tim mạch, huyết áp và xương khớp. Đặc biệt có một số trường hợp người bệnh béo phì sẽ có khả năng mắc các bệnh ung thư, giảm tuổi thọ.

Béo phì ở trẻ gây ra những bệnh lý nghiêm trọng đến sau này.

Béo phì cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau khớp, viêm khớp ở trẻ. Khi trọng lượng cơ thể quá lớn, sẽ làm tăng sức ép xuống các khớp, đặc biệt khớp gối, cổ chân và vùng lưng. Từ đó làm các khớp này bị thoái hóa sớm, có thể gây viêm và đau đớn cho người bệnh.

Những trẻ bị béo phì sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh đái tháo đường, bệnh gout. Vì ở những trẻ này, khi cơ thể tích lũy quá nhiều mỡ thừa, sẽ có tình trạng cơ thể dung nạp Glucose kém hơn và khả năng kháng Insulin rất cao.

Những trẻ bị béo phì cũng có nguy cơ cao bị mắc bệnh lý gan nhiễm mỡ, gan có sỏi hay bệnh lý đường hô hấp như ngừng thở khi ngủ…

Không những thế, trẻ béo phì do tâm lý tự ti khi bị bạn bè trêu chọc trở nên sống khép kín, ngại giao tiếp, lâu dần dẫn đến trầm cảm.

Nhìn chung, béo phì dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ không chỉ lúc bé, mà còn ảnh hưởng đến tận sau này. Vậy làm sao để chữa béo phì cho trẻ?

5 Các phương pháp điều trị béo phì cho trẻ nhỏ

Mục tiêu chính trong điều trị béo phì ở trẻ là làm sao để trẻ có cân nặng lý tưởng phù hợp với chiều cao của trẻ, để giúp trẻ khỏe mạnh hơn. Để làm được điều này, cần phải giúp trẻ ngừng tăng cân hoặc trẻ tăng cân chậm lại. Đồng thời phải bảo đảm trẻ phát triển phù hợp với từng độ tuổi.

Ngoài ra, một mục tiêu không thể thiếu nữa đó là làm giảm các nguy cơ biến chứng do bệnh béo phì để lại trẻ.

5.1 Nguyên tắc trong điều trị béo phì trẻ em

Trẻ nhỏ là cơ thể đang phát triển, do đó, trong điều trị béo phì cho trẻ không sử dụng liệu pháp làm giảm cân, mà phải làm cho trẻ giảm tốc độ tăng cân hoặc ngừng tăng cân. Song song với đó là đảm bảo chiều cao của trẻ vẫn phát triển bình thường. 

Trong điều trị béo phì trẻ em cần thực hiện 3 nguyên tắc sau:

  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho trẻ để giảm năng lượng ăn vào.
  • Đồng thời, trẻ cần được tăng cường hoạt động thể lực để nâng cao năng lượng cần phải tiêu hao.
  • Đảm bảo cung cấp cho trẻ đủ các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu phù hợp cho từng độ tuổi.

5.2 Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ

Để có được chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ, cha mẹ cần làm như sau:

  • Xây dựng thực đơn với chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lý cho trẻ. Phối hợp nhiều loại thức ăn trong một bữa, khẩu phần ăn vẫn phải đủ các chất dinh dưỡng. Tích cực cho trẻ ăn cá, hải sản và rau xanh và hoa quả ít đường.
  • Giảm bớt cơm, thay thế với lượng tương đương bằng khoai, ngô hay chính là những phẩm có nhiều chất xơ. Nếu cho trẻ dùng ngũ cốc hoặc bánh mì thì bạn cần chọn cho trẻ loại ít hoặc không có chất béo.
  • Với sữa: Bạn nên mua cho trẻ sữa không đường, sữa có hàm lượng chất béo ít.
  • Khi chế biến thức ăn cho trẻ, mẹ nên hạn chế chế biến món chiên, xào có nhiều dầu mỡ. Lượng mỡ trong bữa ăn không được chiếm nhiều hơn 25% tổng năng lượng cả bữa. 
  • Cho trẻ ăn đều đặn, không được bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng. Bữa chiều và tối không cho trẻ ăn nhiều, hạn chế cho trẻ ăn sau 8 giờ tối. Không để trẻ quá đói, vì khi đói quá trẻ sẽ ăn nhiều hơn, làm tăng tích mỡ thữa.
  • Hướng dẫn trẻ khi ăn cần phải nhai kỹ, ăn chậm, như vậy bé sẽ cảm nhận được cảm giác no, và ngừng ăn khi no. Nếu bé ăn quá nhanh, sẽ không kịp cảm nhận cảm giác no, dẫn đến ăn nhiều hơn nhu cầu của cơ thể.
  • Hạn chế cho bé ăn các đồ ăn nhanh, đồ ăn có hàm lượng đường và chất béo cao như bánh kẹo, sữa đặc...

Cho bé tham gia các hoạt động để tăng cường sử dụng năng lượng, giải phóng mỡ thừa. Mẹ có thể cho bé làm việc nhà vừa với sức với lứa tuổi của trẻ, tham gia các hoạt động thể dục thể thao như đi bộ, đạp xe, bơi lội… Tuy nhiên, không được gượng ép trẻ tập luyện quá nhiều, khiến bé mệt, khó chịu và lần sau sẽ không muốn tập nữa. Mẹ tuyệt đối không để trẻ ngồi yên lặng một mình lâu, như vậy sẽ khiến bé trầm lặng, có xu hướng tìm đến món ăn.

Cho trẻ tập thể dục để tiêu hao năng lượng

Song song với việc luyện tập thể dục thể thao, bé cần được bổ sung đủ nước để bù lại lượng nước đã mất trong quá trình luyện tập. Cho bé uống nước lọc, hoặc một lượng vừa phải nước ép trái cây, không sử dụng nước ngọt nhân tạo, nước uống có gas.

Khi trẻ đã béo phì thì việc đưa trẻ trở về trạng thái cân bằng là rất khó và cần phải mất nhiều thời gian. Do đó, cha mẹ cần có các biện pháp dự phòng để phòng tránh con trẻ bị béo phì.

6 Thuốc giảm cân và phẫu thuật giảm cân

Hiện không có loại thuốc giảm cân nào được phép sử dụng cho trẻ em, mặc dù các thử nghiệm lâm sàng đang được tiến hành. Các thủ thuật phẫu thuật để giảm cân đang được sử dụng ở thanh thiếu niên, nhưng tính an toàn và hiệu quả của chúng vẫn chưa được nghiên cứu rộng rãi ở trẻ em. Nói chuyện với bác sĩ của con bạn để xác định xem có nên xem xét phẫu thuật giảm cân cho con bạn hay không. [4]

7 Các biện pháp dự phòng thừa cân, béo phì ở trẻ

Trước tiên, trong quá trình mang thai các bà mẹ cần phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh tình trạng trẻ bị béo phì bẩm sinh. Trong thời kỳ mang thai, người mẹ có mức tăng cân lý tưởng nhất là trong khoảng 10 đến 12 kg.

Trong 6 tháng đầu tiên, mẹ cần cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, đồng thời cho trẻ tiếp tục bú đến khi tròn 1 tuổi. Thời điểm bé tròn 6 tháng tuổi, bạn nên bổ sung cho bé các bữa ăn dặm phù hợp với tuổi của bé.

Cho bé đi ngủ đúng giờ giấc, ngủ số tiếng theo từng độ tuổi. Đồng thời cho tích cực cho bé tham gia các hoạt động vui chơi, thể dục thể thao. Không để bé xem ti vi, điện thoại hay ngồi yên tĩnh quá lâu.

Cung cấp đủ lượng dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ, hạn chế cho bé ăn đồ ăn nhanh, ăn quá nhiều đồ chiên xào.

Thường xuyên kiểm tra chỉ số cân nặng và chiều cao của trẻ ở từng độ tuổi để kịp thời tác động  tránh dẫn đến béo phì.

Trên đây, chúng tôi đã cung cấp cho các bạn các nguyên nhân, hướng dẫn cải thiện và phòng tránh tình trạng béo phì ở trẻ nhỏ. Mong rằng sẽ giúp cho cha mẹ có các biện pháp hợp lý trong quá trình duy trì sự phát triển cân đối ở trẻ.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Chuyên gia của WHO, 9 tháng 6 năm 2021, Obesity and overweight, WHO. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2021
  2. ^ Tác giả: chuyên gia của Mayoclinic, Childhood obesity, Mayoclinic. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2021
  3. ^ Tác giả: Chuyên gia của CDC, Childhood Overweight & Obesity, CDC. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2021
  4. ^ Tác giả: Chuyên gia của WebMD, Helping Your Overweight Child to Lose Weight, WebMD. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 2 Thích

    Hàng ngày nên cung cấp cho bé chế độ dinh dưỡng như nào để phòng béo phì?


    Thích (2) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Béo phì ở trẻ: Cách đánh giá, mối nguy hại và điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Béo phì ở trẻ: Cách đánh giá, mối nguy hại và điều trị
    LT
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn nhiệt tình giúp mình.

    Trả lời Cảm ơn (2)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633