1. Trang chủ
  2. Bệnh lây truyền qua đường tình dục
  3. Bệnh u hạt bẹn: nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị

Bệnh u hạt bẹn: nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị

Bệnh u hạt bẹn: nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị

Trungtamthuoc.com - U hạt bẹn là một bệnh lây truyền qua đường tình dục. Vậy nguyên nhân gây bệnh là do đâu? Làm cách nào để điều trị bệnh triệt để? Cùng tìm hiểu về bệnh u hạt bẹn hoa liễu qua bài viết dưới đây!

1 U hạt bẹn là bệnh gì?

U hạt bẹn còn có tên gọi khác là bệnh Donovanosis, tác nhân gây bệnh chính là trực khuẩn Calymmatobacterium granulomatis. Các thương tổn chủ yếu là nằm ở bộ phận sinh dục, bẹn, quanh hậu môn.

Bệnh rất dễ lây truyền qua đường tình dục và có tỉ lệ mắc bệnh khá cao, thường gặp ở các nước đang phát triển.

Bệnh u hạt bẹn
Bệnh u hạt bẹn

Bệnh lây truyền qua đường tình dục khác bệnh này chủ yếu gặp ở những người thuộc độ tuổi 20 - 40 và nam thường mắc nhiều hơn nữ.

Ngoài lây truyền qua đường tình dục, bệnh cũng có thể lây truyền qua phân hoặc vi khuẩn xâm nhập qua da và niêm mạc bị xước. Nếu người mẹ bị bệnh trong thời gian mang thai, trẻ sơ sinh cũng có thể thể bị lây nhiễm bệnh nếu sinh đẻ.

2 Tác nhân gây bệnh u hạt bẹn

Trực khuẩn Calymmatobacterium granulomatis gây nên bệnh u hạt bẹn bắt màu Gram âm. [1] 

Trực khuẩn này có nhiều hình thái: cầu trùng, cầu trực trùng, trực trùng.

Theo nghiên cứu cấu trúc ADN, có một số nhà khoa học xếp chúng vào nhóm Klebsiella, một số khác thì xếp vào nhóm Calymmatobacterium.

Calymmatobacterium granulomatis xâm nhập vào da và niêm mạch ở vùng sinh dục và gây bệnh với biểu hiện ban đầu là các cục cứng nhỏ.

Nhóm người có nguy cơ lây nhiễm cao là những người thường xuyên tiếp xúc tình dục không an toàn và vệ sinh vùng kín kém.

Vi khuẩn Calymmatobacterium granulomatis dưới kính hiển vi
Vi khuẩn Calymmatobacterium granulomatis dưới kính hiển vi

3 Triệu chứng bệnh u hạt bẹn

3.1 Lâm sàng

Thời kì ủ bệnh sẽ khác nhau ở mỗi người, có thể dao động từ từ 1 đến 360 ngày, thông thường là khoảng 17 ngày.

Biểu hiện ban đầu thường gặp là các cục hoặc sẩn, về sau sẽ loét ra. Các vết loét có màu đỏ, mềm và dễ chảy máu khi chạm vào. Nếu bệnh nặng, vết loét hoại tử sâu và có mùi hôi thối do tổ chức bị hủy hoại. Khi các vết loét khô sẽ liền thành các mảng sẹo.

Vị trí thương tổn mà nam giới thường thấy là ở thân dương vật bìu và quy đầu. Còn ở nữ giới là môi bé, môi lớn, âm đạo, cổ tử cung,...

Ngoài cơ quan sinh dục có thể gặp khoảng 6% trường hợp. Ví dụ như:

  • Ở khoang miệng, dạ dày, ruột,....do quan hệ tình dục bằng miệng.
  • Tổn thương lan rộng tới lách, phổi, gan, xương,... do trực khuẩn theo đường máu.

Nếu bà mẹ mang thai bị nhiễm bệnh, trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm trùng tai.

Biến chứng thường gặp nhất là giả phù voi (hay gặp ở nữ giới). Một vài trường hợp khác bị chít hẹp niệu đạo, âm đạo, hậu môn,... cần điều trị bằng ngoại khoa.

Người nhiễm vi khuẩn này cũng có thể đồng nhiễm với các loại bệnh lây qua đường tình dục khác.

3.2 Cận lâm sàng

Bệnh nhân có thể được chỉ định làm các xét nghiệm như sau:

Nhuộm bệnh phẩm: thường là nhuộm Giemsa hoặc Leishman.

Dùng phương pháp phiến phết Papanicolaou.

Xét nghiệm huyết thanh.

Kỹ thuật PCR.

3.3 Chẩn đoán bệnh u hạt bẹn

Chẩn đoán xác định: Dựa vào tiền sử bệnh, có quan hệ với người bệnh không, các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm tìm thể Donovan, bác sĩ sẽ có kết luận bệnh cho bệnh nhân.

Chẩn đoán phân biệt: Bệnh cần được phân biệt với các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác các như giang mai, hạ cam, herpes sinh dục, hoặc một số bệnh loét do amip,...

Xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán bệnh
Xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán bệnh

4 Điều trị u hạt bẹn

Thuốc được sử dụng trong điều trị u hạt bẹn hiện nay là Azithromycin dùng theo đường uống.

Trong trường hợp nghiêm trọng, hoặc nơi vết loét bị nhiễm vi khuẩn thứ hai, có thể cần dùng thuốc giảm đau theo toa và thêm thuốc kháng sinh. [2] 

Thuốc Azithromycin
Thuốc Azithromycin

Lưu ý:

Việc điều trị bệnh cần điều trị kết hợp cho cả bạn tình.

Trong thời gian điều trị không nên quan hệ tình dục.

Sau khi khỏi bệnh, nên tái khám thường xuyên để ngăn chặn nguy cơ tái phát bệnh.

5 Phòng ngừa bệnh u hạt bẹn

Để phòng ngừa và kiểm soát tình trạng bệnh một cách tốt nhất, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

Sử dụng bao Cao Su khi quan hệ tình dục.

Không nên quan hệ tình dục với người lạ, không hiểu rõ tình trạng sức khỏe .

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày, không thụt rửa quá sâu tránh để vi khuẩn lây lan vào sâu bên trong.

Khi mắc bệnh cần điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc, không tự ý dùng thuốc hoặc tăng liều điều trị. 

Luôn giữ cho các vết thương sạch và khô thoáng, nên mặc đồ lót rộng rãi thoải mái.

Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ và tái khám theo đúng lịch hẹn.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh u hạt bẹn! Hãy chủ động phòng tránh và điều trị từ sớm để tránh nguy cơ biến chứng sang các bệnh khác nặng hơn! 

Tài liệu tham khảo

  1. ^ CDC (Ngày đăng 22 tháng 7 năm 2021). Granuloma Inguinale (Donovanosis), CDC. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2021
  2. ^  Paul Frysh (Ngày đăng 19 tháng 10 năm 2021). What Is Granuloma Inguinale (Donovanosis)?, WebMD. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Azithromycin sử dụng được cho phụ nữ mang thai không?


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Bệnh u hạt bẹn: nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị bệnh 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Bệnh u hạt bẹn: nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị bệnh
    ON
    Điểm đánh giá: 5/5

    nhà thuốc an huy uy tín, thuốc chất lượng, giá cả hợp lý, tôi sẽ tiếp tục đến đây mua thuốc

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633