1. Trang chủ
  2. Răng Hàm Mặt
  3. Sâu răng: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Sâu răng: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Sâu răng: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Trungtamthuoc.com - Sâu răng bệnh răng miệng phổ biến nhất, gặp ở đa số mọi người, đặc biệt là ở trẻ em. Sâu răng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng tới tủy răng, làm viêm tủy răng, hoại tử tủy và gây mất răng vĩnh viễn. 

1 Bệnh sâu răng là gì?

Sâu răng là tình trạng tổn thương mất mô cứng của răng, gây xuất hiện lỗ nhỏ trên răng hoặc răng bị mài mòn. Nguyên nhân sâu răng là do bởi vi khuẩn ở các mảng bám của răng gây ra. 

Sâu răng nặng có thể làm giảm chất lượng cuộc sống nghiêm trọng, theo thống kê năm 2015, sâu răng ảnh hưởng đến 2,3 tỷ người [1] 

Bệnh sâu răng
Bệnh sâu răng

2 Nguyên nhân gây sâu răng

2.1 Nguyên nhân gây bệnh sâu răng

Cơ chế tác động của vi khuẩn gây sâu răng đó là: các vi khuẩn tiết ra các men làm chuyển hóa thức ăn có nguồn gốc glucid thành acid, ở pH nhỏ hơn 5,5, các axit này tác động làm bào mòn lớp khoáng của mô răng, gây ra tình trạng sâu răng. Răng sâu thường bị mòn, xuất hiện lỗ sâu răng. 

Nhiều nghiên cứu chỉ ra chủng vi khuẩn có khả năng gây sâu răng cao nhất đó là Streptococus mutans, ngoài ra còn một số chủng vi khuẩn khác như Actinomyces, Lactobacillus,... cũng là nguyên nhân gây sâu răng.

2.2 Các yếu tố nguy cơ 

Men răng: ở nhiều người men răng bị thiểu sản, hay men răng yếu kém chất khoáng thì dễ bị sâu răng hơn. 

Hình thể răng: răng hàm là răng có hố rãnh sâu nên các mảng bám dễ dàng bám vào gây nên tình trạng sâu răng.

Vị trí răng: răng thưa, thức ăn hay bị dét vào răng, thói quen xỉa răng bằng tăm làm khe răng càng thưa hơn càng làm cho răng dễ bị sâu hơn ở các vị trí khe hở giữa hai răng. Ngoài ra, răng lệch làm tăng khả năng lưu giữ mảng bám vì thế dễ bị sâu răng hơn.

Nước bọt: nước bọt cũng có tác động làm sạch răng, ngoài ra nó còn có vai trò làm giảm độ acid ở các mảng răng do vi khuẩn gây ra. Do đó ở những người tiết ít nước bọt, người uống ít nước càng dễ bị sâu răng hơn. 

Chế độ ăn nhiều đường, ăn nhiều bánh kẹo, ăn uống trước khi đi ngủ hay bú bình kéo dài đều làm tăng nguy cơ sâu răng

3 Chẩn đoán bệnh sâu răng

3.1 Chẩn đoán xác định

3.1.1 Triệu chứng lâm sàng

Vùng răng sâu bị tổn thương xuất hiện các vết trắng khi thổi khô bề mặt.

Vùng tổn thương là một vùng tối trên nền ánh sáng trắng của men răng bình thường khi chiếu đèn sợi quang học.

Có biểu hiện thay đổi chỉ số huỷ khoáng khi sử dụng đèn Laser huỳnh quang. 

Có hoặc chưa có lỗ sâu răng. 

Chẩn đoán bệnh sâu răng
Chẩn đoán bệnh sâu răng

3.1.2 Chẩn đoán sâu răng giai đoạn hình thành lỗ sâu

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và/ hoặc X quang.

Ê buốt ngà: dẽ bị ê buốt răng khi có các chất kích thích tác động vào vùng tổn thương như nóng, lạnh, chua, ngọt. Khi hết kích thích thì hết ê buốt.

Quan sát thấy tổn thương mất mô cứng của răng. Độ sâu dưới 4mm, chưa tổn thương đến tuỷ răng.

Màu sắc: thường vùng răng sâu sẽ bị sẫm màu, có màu nâu hoặc đen.

Từ lỗ sâu này có thể lan sang vùng răng bên cạnh. 

Trường hợp tổn thương mất mô cứng rất nhỏ, không biểu hiện rõ thành lỗ sâu thì khi dùng thám châm thăm khám, biểu hiện sâu đó là châm bị mắc lại. 

3.1.3 Nghiệm pháp thử tuỷ

Thổi bằng hơi: bệnh nhân thấy ê buốt và hết ê buốt khi ngừng thổi bằng hơi. 

Thử lạnh: bệnh nhân thấy ê buốt và hết ê buốt khi ngừng thử lạnh. 

Thử nóng: bệnh nhân thấy ê buốt và hết ê buốt khi ngừng thử nóng. 

Trên phim chụp X- quang có hình ảnh thấu quang vùng tổn thương sâu răng.

3.2 Chẩn đoán phân biệt

Cần chẩn đoán phân biệt sâu răng với:

  • Sâu răng: Đau, ê  buốt tự nhiên, tăng mạnh khi có kích thích. Có hình ảnh tổn thương mô cứng: lỗ sâu. 
  • Viêm tủy răng: Đau tự nhiên từng cơn, đau nhiều về đêm. Đau  tăng  lên khi có các chất kích thích. Lỗ sâu to, nhiều ngà mủn, làm  sạch có thể thấy ánh hồng hoặc tủy hở. Hình ảnh lỗ sâu sát tủy.
  • Viêm tủy răng bị hoại tử tủy: Không đau, không ê buốt khi có kích thích. Có lỗ sâu, tổn thương mô cứng sát tủy. 

4 Điều trị sâu răng

Đối với các trường hợp tổn thương sâu răng sớm thì cung cấp các yếu tố nhằm tăng cường quá trình tái khoáng, ngăn chặn hủy khoáng để phục hồi các tổn thương.

Đối với các trường hợp đã tạo thành lỗ sâu thì phải lấy bỏ toàn bộ mô nhiễm khuẩn, bảo vệ tuỷ và hàn kín phục hồi mô cứng bằng các loại vật liệu thích hợp.

4.1 Tổn thương sâu răng phát hiện và điều trị từ sớm

Tái khoáng hóa: dùng liệu pháp Flour áp lên bề mặt vùng tổn thương để tái khoáng.

Hướng dẫn bệnh nhân chải răng với kem răng có Fluor.

4.2 Tổn thương đã hình thành lỗ sâu

Cần tiến hành hàn kín lỗ sâu phục hồi mô cứng. Trước khi hàn cần lấy ngà mủn, làm sạch lỗ sâu.

Hướng dẫn kiểm soát mảng bám răng đề phòng sâu tái phát ở vùng ranh giới.

Hẹn kiểm tra định kỳ.

Chải răng đúng cách phòng ngừa sâu răng
Chải răng đúng cách phòng ngừa sâu răng

5 Biến chứng sâu răng 

Sâu răng đặc biệt ở trẻ các bà mẹ thường xem nhẹ vì đa số phụ huynh cho rằng sâu răng ở những chiếc răng sữa cũng không thành vấn đề. Tuy nhiên, sâu răng và sâu răng có thể có những biến chứng nghiêm trọng và lâu dài, ngay cả đối với những trẻ chưa mọc răng vĩnh viễn như: 

  • Đau đớn.
  • Áp xe răng.
  • Sưng hoặc chảy mủ quanh răng.
  • Tổn thương hoặc gãy răng.
  • Vấn đề nhai.
  • Thay đổi vị trí của răng sau khi mất răng.

Khi sâu răng và sâu răng trở nên nghiêm trọng, bạn có thể mắc phải:

  • Đau ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
  • Giảm cân hoặc các vấn đề dinh dưỡng do ăn hoặc nhai bị đau hoặc khó khăn.
  • Mất răng, có thể ảnh hưởng đến ngoại hình cũng như sự tự tin.
  • Áp xe răng, nhiễm trùng nghiêm trọng hơn hoặc thậm chí đe dọa tính mạng. [2] 

6 Phòng ngừa sâu răng 

Đánh răng hai lần một ngày để giảm sự tích tụ của mảng bám, vi khuẩn. 

Giảm thiểu lượng axit tạo ra bởi mảng bám bằng cách giảm tần suất bạn tiêu thụ thực phẩm có đường và tinh bột.

Tăng độ chắc khỏe của răng bằng cách sử dụng kem đánh răng có chứa fluor để giúp củng cố và tái cấu trúc men răng.

Kiểm tra sức khỏe răng thường xuyên. 

Tài liệu tham khảo

  1. ^ WHO (Ngày đăng 9 tháng 11 năm 2017 ). Sugars and dental caries, WHO. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2021
  2. ^  Mayo Clinic (Ngày đăng 19 tháng 7 năm 2017). Cavities/tooth decay, Mayo Clinic. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 2 Thích

    1 ngày cần đánh răng mấy lần để chống sâu răng?


    Thích (2) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Sâu răng: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Sâu răng: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
    DP
    Điểm đánh giá: 5/5

    thông tin bổ ích, tôi thường xuyên theo dõi ở đây, mong các bạn tiếp tục cung cấp các thông tin y tế sức khỏe cho mọi người

    Trả lời Cảm ơn (6)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633