1. Trang chủ
  2. Da Liễu
  3. Bệnh hắc lào: triệu chứng và phương pháp điều trị

Bệnh hắc lào: triệu chứng và phương pháp điều trị

Bệnh hắc lào: triệu chứng và phương pháp điều trị

Trungtamthuoc.com - Bệnh hắc lào gây ra phát ban hình tròn (hình chiếc nhẫn) thường đỏ và ngứa. Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh hắc lào. Các loại nấm gây ra bệnh nhiễm trùng này có thể sống trên da, bề mặt và trên các vật dụng gia đình như quần áo, khăn tắm và bộ đồ giường. [1]

1 Đại cương về bệnh hắc lào

Bệnh hắc lào hay còn gọi là lác đồng tiền là một bệnh nấm ngoài da do các loại nấm khác nhau gây ra.

Bệnh hắc lào có thể xuất hiện tại nhiều vị trí trên cơ thể. Khi nấm xuất hiện tại vị trí hoặc bộ phận nào của cơ thể sẽ có tên gọi theo vị trí đó. Ví dụ như nấm da toàn thân, nấm da đùi, nấm da chân, nấm da đầu, nấm móng tay…

Bệnh hắc lào thường lây lan khi tiếp xúc trực tiếp da với người hoặc động vật bị bệnh. Bệnh hắc lào nhẹ thường phản ứng với các loại thuốc trị nấm bôi ngoài da. Đối với những trường hợp bị hắc lào nặng hơn, bạn có thể phải uống thuốc chống nấm trong vài tuần. [2]

Hình ảnh minh họa hắc lào

Các nước nhiệt đới nóng ẩm, môi trường vệ sinh kém là những điều kiện thuận lợi để bệnh này phát triển. Do đó thường gặp tỷ lệ bệnh nhân mắc hắc lào cao hơn ở những nơi này. Việt Nam cũng nằm trong vùng có tỷ lệ bệnh nhân mắc hắc lào cao. Tuy bệnh không nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị đúng, hoặc không điều trị  sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Bệnh nhân dễ bị bội nhiễm vi khuẩn, dẫn đến việc điều trị khó khăn hơn và ảnh hưởng đến thẩm mỹ đặc, biệt bệnh dễ tái phát. Vì vậy việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời đủ thời gian sẽ có thể điều trị khỏi hoàn toàn và không tái phát trở lại.

Bệnh hắc lào có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Mùa hè thường là thời điểm bệnh hắc lào lây lan mạnh nhất. Dưới thời tiết nóng cơ thể chúng ta sẽ bài tiết nhiều mồ hôi chính đây là môi trường thuận lợi để cho vi nấm phát triển. Bệnh này có đặc điểm lây lan rất nhanh từ người này qua người khác bằng các con đường: tiếp xúc da với da, dùng chung đồ các nhân với người bệnh. Người bệnh càng gãi nhiều thì càng lây lan nhanh hơn. 

2 Nguyên nhân gây bệnh hắc lào

Mặc dù thế giới có hàng trăm loại nấm men, nấm mốc và nấm sợi, nhưng chỉ một số ít gây ra bệnh ngoài da. Bị hắc lào gây ra bởi một nhóm nấm sợi có tên gọi chung là dermatophytes. Các chủng nấm này thường rất nhỏ, chỉ nhìn thấy được qua kính hiển vi. Chúng có khả năng phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt và nóng ẩm. Có một số đối tượng dễ mắc nấm này hơn những người bình thường như người có da dầu, hoặc có thay đổi về hormone, người có hệ miễn dịch yếu. Nấm da chỉ có thể tồn tại và phát triển ở lớp keratin chết trên da. Chúng không thể sống trong niêm mạc, vì thế hiêm khi thâm nhập sâu hơn vào cơ thể để gây bệnh.

Nấm Trichophyton gây bệnh hắc lào

Các loài phổ biến của chủng Dermatophytes gây ra nấm ngoài da bao gồm:  

  • Malassezia furfur.
  • Microsporum.
  • Trichophyton.
  • Epidermophyton.

Một số yếu tố thuận lợi làm cho bệnh hắc lào dễ phát triển như:

  • Điều kiện sống, sinh hoạt thiếu thốn, sống tập thể, sử dụng các đồ dùng chung như quần áo, giày dép,…
  • Vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, thay đổi độ PH của da, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển. 
  • Có tổn thương da như xây xát, khô rát, rối loạn cấu trúc lớp sừng.
  • Những người có làn da dầu, bị rối loạn nội tiết, dùng kháng sinh lâu ngày dẫn đến bội nhiễm, dùng thuốc ức chế miễn dịch,…
  • Tiếp xúc với vật nuôi bị nhiễm bệnh, môi trường ô nhiễm.
Các yếu tố thuận lợi làm cho bệnh hắc lào dễ phát triển.

3 Triệu chứng bệnh hắc lào

Triệu chứng chính của bệnh hắc lào là phát ban. Nó có thể trông đỏ, bạc hoặc sẫm hơn vùng da xung quanh, tùy thuộc vào màu da. Phát ban có thể có vảy, khô, sưng hoặc ngứa. Hắc lào có thể xuất hiện ở mọi nơi trên cơ thể, bao gồm da đầu và bẹn. [3]

Dưới đây là những triệu chứng điển hình để chẩn đoán bệnh hắc lào:

3.1 Cảm giác ngứa và khó chịu

Ngứa là một biểu hiện thường xuất hiện sớm ở bệnh nhân hắc lào.Một số trường hợp gây ngứa dữ dội và đặc biệt khó chịu.

3.2 Các mảng da bong vảy

Ban đầu hắc lào bắt đầu xuất hiện là một mảng da phẳng, bong vảy có hình vòng hay bầu dục, đỏ gây ngứa. Khi bệnh phát triển, kích thước của mảng da bong vảy sẽ lớn dần.

Trong thời gian xuất hiện mẩn đỏ và vảy da, bệnh có thể lây truyền cho những người khác. Bạn có thể sờ các ngón tay trên da để phát hiện các mảng, thường là sần sùi giống vảy. Mảng da cũng có thể hơi nhạt màu do vảy. Bạn hãy theo dõi các mảng da, nếu nó lớn dần và gây ngứa thì đó chính là một biểu hiện của hắc lào.

3.3 Đặc trưng đường viền của mảng da

Vùng da bong vảy có thể có viền hơi nhô lên và lan ra ngoài khi nhiễm trùng lan rộng trên da. Mảng tạo ra có hình dạng hơi giống chiếc nhẫn. Lưu ý rằng đường nét cơ bản của vùng da bong tróc hoặc nhiễm nấm sẽ có hình tròn. Nhưng trong một số trường hợp đường nét có thể là dạng lượn sóng như hình dạng con rắn hoặc con sâu. Ngoài ra, trên da có thể xuất hiện nhiều hình tròn kết nối với nhau.

Kiểm tra màu sắc đường viền và xem có màu đỏ sậm hơn so với phần trong mảng da không. Đây thường là dấu hiệu rõ nhất của bệnh hắc lào.

Dấu hiệu bệnh hắc lào

3.4 Đặc điểm bên trong mảng da

Tại các vùng da bị hắc lào, bên trong và bên ngoài đều có kết cấu và vẻ ngoài khác nhau. Bệnh hắc lào có thẻ có các đặc điểm vùng da bên trong như sau:

  • Mụn nước.
  • Chảy mủ.
  • Nốt đỏ rải rác.
  • Vảy trên da.
  • Mảng da nhìn thấy rõ.
  • Vùng da đầu hói hoặc tóc gãy.

Một số biểu hiện cụ thể với từng vị trí nhiễm hắc lào.

Bệnh hắc lào ở da đùi: vị trí xuất hiện là mặt trong đùi. Bệnh này thường gây ra hiện tượng đau nhức và ngứa nặng, thường kèm theo phát ban đỏ. Các mảng nấm này thường có hình vòng và  lan ra vùng nếp gấp khác của cơ thể. Xuất hiện u và sự khác thường màu da ở những vùng phát ban đỏ.

Bệnh hắc lào da chân: vị trí xuất hiện hay gặp nhất là vùng kẽ ngón và mặt mu bàn chân. Vùng bị nấm rát ngứa, phát ban, tróc vảy, nóng rát. Kèm theo đó là phồng da nhẹ, và có mùi mốc hoặc khó chịu. Lớp da khô có thể bị tróc hoặc nứt nẻ. Ở kẽ ngón chân thì triệu chứng ngứa thường nặng nề nhất.

Bệnh hắc lào da đầu: ban đầu là nổi mẩn đỏ và sưng tấy vùng da đầu. Sau đó là rụng tóc. Các vùng da bị tổn thương, kích thước nhỏ, bị phồng rộp, có chứa mủ. Ở một số bệnh nhân gặp hiện tượng sưng hoặc hoại tử da, kèm theo tình trạng chảy nước.

Bệnh nấm da đa sắc: vị trí hay xuất hiện thường là ngực, lưng, cổ, vùng cánh tay trên, đôi khi ở mặt. Bệnh thường ít có biểu hiện. Nhưng có thể một số người cảm thấy ngứa nhẹ và đổ mồ hôi nhiều hơn. Vùng bị nhiễm nấm có thể có nhiều màu sắc khác nhau. Xuất hiện theo đó những vết đốm nhỏ màu nâu sậm hoặc trắng, có vảy và có bờ viền rõ.

4 Phòng ngừa bệnh hắc lào

Bệnh hắc lào khó phòng ngừa vì nấm gây bệnh hắc lào rất phổ biến và dễ lây lan mà người ta khó nhận ra. Vì vậy bạn hãy áp dụng các biện pháp sau để tránh nhiễm nấm:

Giữ vệ sinh cá nhân tốt phòng bệnh hắc lào. 
  • Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường là biện pháp được khuyến cáo đầu tiên. Giữ cho da sạch sẽ và khô ráo, tránh đổ mồ hôi nhiều
  • Đi dép xỏ ngón trong phòng thay đồ và phòng tắm công cộng. Các khu vực công cộng cũng nên được vệ sinh, khử khuẩn thường xuyên.
  • Thay tất và quần lót ít nhất một lần mỗi ngày.
  • Không dùng chung quần áo hoặc khăn tắm với người bị hắc lào.
  • Nếu bạn chơi thể thao, hãy giữ thiết bị và đồng phục của bạn sạch sẽ - và không chia sẻ chúng với những người chơi khác.
  • Rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi chơi với vật nuôi. Nếu vật nuôi của bạn bị bệnh hắc lào, hãy đến gặp bác sĩ thú y. [4]

5 Điều trị hắc lào

5.1 Nguyên tắc điều trị

Xác định và loại bỏ các yếu tố thuận lợi cho nấm phát triển.

Sử dụng thuốc bôi tại chỗ hoặc toàn thân.

Tuân thủ đúng thời gian dùng thuốc theo phác đồ điều trị.

5.2 Điều trị cụ thể

Vệ sinh các nhân thường xuyên sạch sẽ, tránh mặc quần áo còn đang ẩm chưa khô hẳn, nhất là quần áo lót.

Giữ cho vùng da bị nhiễm nấm được sạch sẽ và khô ráo, không gãi tránh cọ xát. Nên mặc quần áo rộng rãi thoáng, chất liệu thấm mồ hôi nhanh.

Không dùng chung quần áo, chăn màn và các vật dụng cá nhân khác với người mắc bệnh.

Sử dụng các thuốc chống nấm bôi tại chỗ hoặc toàn thân.

Đối với các trường hợp nhẹ có thể dùng các kem bôi tại chỗ trị hắc lào.

  • Kem bôi Ciclopiroxolamin 1%.
  • Kem bôi  Ketoconazol 2%.
  • Kem bôi Terbinafin 1%.
  • Kem bôi Clotrimazol 1%.

Dùng sản phẩm bôi 1-2 lần mỗi ngày, thời gian bôi thuốc ít nhất từ 3 - 4 tuần.

Đối với các trường hợp nghiêm trọng như  khi thương tổn lan rộng hoặc dai dẳng bôi lâu không khỏi.

Griseofulvin hàm lượng 500mg/viên: trẻ em dùng liều 10- 20mg/kg/ngày. Người lớn 1-2 viên/ngày, thời gian điều trị 4-6 tuần.

Terbinafin hàm lượng 250mg. 

Liều dùng điều trị nấm ở người lớn: Ngày uống 1 viên. Thời gian duy trì điều trị tùy từng trường hợp cụ thể.

  • 2 - 6 tuần đối với bệnh nấm da vùng chân.
  • 2 - 4 tuần đối với vùng da thân và đùi.
  • 6 - 12 tuần đối với bệnh nấm móng.
  • 2 - 4 tuần đối với bệnh nhân nhiễm nấm Candida ngoài da.
  • Itraconazole hàm lượng 100mg/viên.

Uống mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 2 viên. Dùng trong 3-4 tuần, uống sau bữa ăn.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Chuyên gia của CDC, Ringworm, CDC. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2021
  2. ^ Tác giả; Chuyên gia của Mayoclinic, Ringworm (body), Mayoclinic. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2021
  3. ^ Tác giả: Chuyên gia của NHS.UK, Ringworm, NHS.UK. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2021
  4. ^ Tác giả: Chuyên gia của WebMD, What You Should Know About Ringworm, WebMD. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 2 Thích

    Tránh ăn gì khi dùng thuốc điều trị bệnh hắc lào?


    Thích (2) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Bệnh hắc lào: triệu chứng và phương pháp điều trị 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Bệnh hắc lào: triệu chứng và phương pháp điều trị
    HN
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn thông tin nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (0)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633