1. Trang chủ
  2. Da Liễu
  3. Nguyên nhân và cách điều trị bệnh bạch biến hiệu quả

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh bạch biến hiệu quả

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh bạch biến hiệu quả

Trungtamthuoc.com - Bạch biến có thể xảy ra do hậu quả một bệnh tự miễn mà người bệnh gặp phải. Người bệnh bạch biến có các tự kháng thể kháng lại kháng nguyên của tế bào sắc tố, gây độc tế bào, hay giảm tăng tạo sắc tố melanin. Có đến 20-30% người bệnh bạch biến có tự kháng thể kháng tuyến giáp, tuyến thượng thận.

1 Bệnh bạch biến là gì?

Bạch biến là tình trạng rối loạn sắc tố da thường là giảm hoặc mất, ở bất kỳ vị trí nào trong cơ thể, đa phần là ở mặt, cẳng tay và bộ phận sinh dục. Nó có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, giới tính hoặc dân tộc. [1]. Đa phần là gặp ở người trẻ tuổi, trong đó nữ gặp nhiều hơn nam.

2 Bạch biến có lây không?

Bệnh bạch biến có thể do di truyền hoặc xảy ra trong quá trình sinh trưởng. Người ta thấy rằng bệnh có thể xảy ra do đột biến gen DR4, B13, B35 liên quan HLA. Bạch biến có thể xảy ra do hậu quả một bệnh tự miễn mà người bệnh gặp phải.

Người bệnh bạch biến có các tự kháng thể kháng lại kháng nguyên của tế bào sắc tố, gây độc tế bào, hay giảm tăng tạo sắc tố melanin. Có đến 20-30% người bệnh bạch biến có tự kháng thể kháng tuyến giáp, tuyến thượng thận.

Một số trường hợp bị bệnh bạch biến là do nhiễm hoá chất làm giảm hoạt động của tế bào sắc tố dẫn đến giảm sản xuất sắc tố da melanin.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bạch biến bao gồm sốc về tình cảm, chấn thương, cháy, rám nắng.

Bệnh bạch biến là gì?

3 Bệnh bạch biến được chẩn đoán như thế nào?

3.1 Các triệu chứng lâm sàng của người bệnh bạch biến

Người bệnh bạch biến thường có các tổn thương trên da như có các vết mất sắc tố tròn hay bầu dục, có giới hạn và xu hướng lan rộng ra ngoại vi và liên kết với nhau. Xung quanh những vùng da này là vùng da sẫm màu hơn da bình thường.

Các tổn thương của bệnh bạch biến này không có vảy, người bệnh không thấy ngứa hay đau với các tổn thương màu trắng lan rộng ra. Sau đó chúng liên kết thành những vùng da mất sắc tố lớn  hơn, kéo dài có khi đến 10 năm. Tuy nhiên có những vùng da mất sắc tố tự mờ hay mất đi và tái phát ở vị trí khác.

Các tổn thương trên da có thể thấy ở bất kì nơi nào của cơ thể nhưng thường ở mu bàn tay, cổ tay, cẳng tay, mặt, cổ, sinh dục trong đó khoảng 80% các vết mất sắc tố tìm thấy ở vùng hở. Chúng  thường đối xứng nhưng cũng có trường hợp chỉ có một bên của cơ thể.

Ngoài ra, bệnh khởi phát từ từ, thường ẩn, nhưng cũng có trường hợp bệnh xuất hiện nhanh chóng. Một số ít người bệnh bị đỏ da hoặc gồ lên cao hơn  da, mất nhanh chóng rồi xuất hiện vết mất sắc tố da. Ở một số trường hợp sau khi phơi nắng, rìa và trung tâm các vết mất sắc tố thấy da thâm như tàn nhang và biến mất vào mùa đông.

Có một số trường hợp, ở vùng tổn thương, tóc và lông cũng có thể bị mất sắc tố.

Bệnh bạch biến được chia làm 2 thể lâm sàng như:

Bạch biến khu trú, các mảng mất sắc tố không đồng đều có thể một hoặc hai bên cơ thể, có thể xảy ra ở cả 1 đoạn chi hay thân mình.

Bạch biến lan tỏa, các mảng mất sắc tố đối xứng hoặc không, xuất  hiện ở toàn bộ mặt hoặc rải rác cả thân mình, có những đám da như bạch tạng.

Bạch biến hỗn hợp là có những mảng mất sắc tố ở cả mặt và rải rác toàn thân.

3.2 Các triệu chứng cận lâm sàng

Người bệnh bạch biến xuất hiện các tình trạng giảm hay không có tế bào sắc tố thượng bì. 

Khi làm phản ứng DOPA L ở những người bệnh này sẽ cho kết quả DOPA âm tính nếu không có tế bào sắc tố và ngược lại.

Để kịp thời nhận biết các bệnh kèm theo, cần định lượng hormon tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến yên và insulin.

Bạch biến xuất hiện các mảng mất sắc tố da

4 Cách điều trị bệnh bạch biến 

Điều trị bệnh bạch biến dựa trên việc phục hồi màu sắc của da. Tuy nhiên, hiệu quả của việc điều trị thường không lâu dài và không phải lúc nào cũng có thể kiểm soát sự lây lan của bệnh. [2]

4.1 Nguyên tắc điều trị chung

Người bệnh bạch biến cần lưu ý hạn chế tối đa tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Sử dụng thuốc bôi tại chỗ, đồng thời dùng các thuốc theo đường toàn thân cho bệnh nhân bạch biến, để đạt hiệu quả điều trị cao.

4.2 Phương pháp điều trị cụ thể

Thuốc bôi tại chỗ dành cho người bệnh bạch biến bao gồm:

Loại thuốc thường được kê đơn là corticosteroid mạnh. Khoảng 45% bệnh nhân lấy lại ít nhất một số màu da sau 4 đến 6 tháng. [3] Các thuốc mỡ corticoid như Betamethason, Clobetasol propionat, cho họ bôi liên tiếp trong 1 tuần, trước khi sang đợt 2 thì nghỉ 10 ngày.

Sử dụng dung dịch meladinin 1,0% tại vùng da bị bệnh ngày từ 1-2 lần.

Quang trị liệu cũng giúp làm giảm bớt tổn thương cho người bệnh bạch biến. UV-B hẹp (NB-UVB) được sử dụng rộng rãi và đã trở thành lựa chọn đầu tiên của liệu pháp quang học cho người lớn và trẻ em mắc bệnh bạch biến toàn bộ. Quang hóa trị liệu Psoralen liên quan đến việc sử dụng psoralens kết hợp với bức xạ UV-A và còn được gọi là PUVA. Psoralens có thể được sử dụng tại chỗ hoặc uống, sau đó tiếp xúc với bức xạ UV-A nhân tạo hoặc ánh sáng mặt trời tự nhiên.

Thuốc mỡ Tacrolimus tại chỗ (0,03% hoặc 0,1%) và kem pimecrolimus là liệu pháp hiệu quả cho bệnh bạch biến, đặc biệt khi bệnh liên quan đến đầu và cổ. Chúng có thể được sử dụng kết hợp với steroid tại chỗ

Afamelanotide là một phương pháp điều trị mới đối với bệnh bạch biến, là một chất tương tự tổng hợp của hormone kích thích alpha-melanocyte. Afamelanotide liên kết với thụ thể melanocortin-1 và kích thích tăng sinh melanocyte và melanogenesis. Tiền đề của việc điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh bạch biến biểu hiện các khiếm khuyết trong hệ thống melanocortin, biểu hiện là giảm nồng độ α-MSH trong cả tuần hoàn hệ thống và tổn thương da. Afamelanotide được cung cấp dưới dạng cấy ghép dưới da.

Kết hợp điều trị tại chỗ và toàn thân 

Thuốc toàn thân trong điều trị cho bệnh nhân bạch biến bao gồm:

Meladinin 10mg/ngày, từ 1-3 tháng, có khi kéo dài đến 6 tháng.

Nếu bạch biến lan tỏa có thể dùng corticoid toàn thân liều thấp hoặc thuốc ức chế miễn dịch như cyclosporine. Tuy nhiên, người bệnh bạch biến phải được theo dõi các biến chứng và tác dụng không mong muốn có thể xảy ra trong quá trình điều trị.

Cho người bệnh bạch biến sử dụng viatmin liều cao, nhất là vitamin nhóm B.

5 Làm sao để phòng tránh bạch biến?

Tránh dùng chất kích thích như cà phê, bia rượu, thức khuya, giảm tress.

Khi ra ngoài trời đội mũ rộng vành, đeo kính, mặc quần áo dài.

Nên bôi kem chống nắng trước khi ra nắng 30 phút kể cả ngày trời râm.

Làm xét nghiệm định kỳ phát hiện một số bệnh liên quan như bệnh tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến yên và định lượng Insulin máu

Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc nắm rõ hơn về bệnh bạch biến để dự phòng và điều trị hiệu quả.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: Yvette Brazier, Ngày đăng 26 tháng 9 năm 2017, Understanding the symptoms of vitiligo, MedicalNewsToday. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2021
  2. ^ Tác giả: Chuyên gia của NHS.UK, Vitiligo, NHS.UK. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2021
  3. ^ Tác giả: Chuyên gia của AAD, Vitiligo: Diagnosis and treatment, American of Academy Dermatology Association. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2021

* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 1 Thích

    Có thuốc điều trị k


    Thích (1) Trả lời
  • 1 Thích

    Bệnh Bạch biến dùng thuốc gì để trị khỏi?


    Thích (1) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Nguyên nhân và cách điều trị bệnh bạch biến hiệu quả 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Nguyên nhân và cách điều trị bệnh bạch biến hiệu quả
    HN
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dược sĩ nhà thuốc đã tư vấn thông tin nhiệt tình cho mình.

    Trả lời Cảm ơn (4)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
1900 888 633
hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA