1. Trang chủ
  2. Sản phẩm
  3. Thuốc Trị Ký Sinh Trùng

Thuốc trị ký sinh trùng - chống nhiễm khuẩn thiết yếu được bác sĩ khuyên dùng

Cập nhật lần cuối: , 7 phút đọc

Trungtamthuoc.com - Bệnh giun sán là một bệnh đơn giản nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Đối tượng nào có nguy cơ cao nhiễm giun sán? Cách nhận biết để phát hiện và điều trị sớm như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cho bạn đọc hiểu biết về bệnh nhiễm giun sán.

1 Bệnh giun sán là gì?

Bệnh giun sán được coi là một trong những bệnh nhiễm trùng phổ biến ở Việt Nam và cũng chiếm tỷ lệ cao trên toàn thế giới. Bệnh thường gặp ở những khu vực vệ sinh kém, sinh hoạt thiếu thốn.

Các khu vực có tình trạng nhiễm giun sán cao là những vùng thiếu vệ sinh, xảy ra bất cứ nơi nào có nghèo đói từ các nước vùng nhiệt đới đến cận nhiệt đới.

Các loại giun thường gây bệnh ở người
Các loại giun thường gây bệnh ở người.

Giun sán là những động vật đa bào, có các cơ quan riêng biệt, đa số giun sán ký sinh ở ống tiêu hóa trong một số trường hợp bất thường có hiện tượng di chuyển lạc chỗ. Các nhóm giun sán phổ biến kí sinh ở người là:

  • Nhóm giun: giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim, giun lươn.
  • Nhóm sán lá: sán lá gan, sán lá phổi, sán lá ruột, sán máng.
  • Nhóm sán dây: sán dây bò, sán dây lợn.

Tại Việt Nam, Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TW đã thống kê về tình hình nhiễm giun sán như sau:

  • Có khoảng 60 triệu người bị nhiễm giun đũa.
  • 40 triệu người nhiễm giun tóc.
  • 20 triệu người nhiễm giun móc.

Các bệnh nhiễm sán thường gặp là:

  • Bệnh sán lá gan nhỏ: gặp chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc do các người dân các tỉnh này có phong tục ăn gỏi các loại thủy sản như cá, tôm, hoặc ăn thủy sản chưa nấu chín.
  • Bệnh sán lá gan lớn: gặp ở rải rác trên khắp các tỉnh thành tại Việt Nam. Tập trung ở các nơi ăn rau thủy sinh sống hoặc nấu chưa chín như: rau ngổ, rau cải xoong, rau cần.
  • Bệnh sán lá phổi: gặp ở các vùng mà người dân ăn cua đá nướng chưa chín. Phổ biến ở các tỉnh vùng núi phía bắc như Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai.
  • Bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn: gặp nhiều ở các tỉnh trung du và vùng núi phía Bắc. Bệnh ấu trùng sán lợn do người dân có thói quen ăn tiết canh, nem chua, lợn bị bệnh sán nuôi thả rông.

2 Nguyên nhân của bệnh giun sán

Từ tình hình nhiễm giun sán được nêu ở trên cho chúng ta thấy bệnh giun sán ở Việt Nam có số người mắc rất cao. Nguyên nhân gây ra nhiễm giun cũng rất nhiều dạng, sau đây là những nguyên nhân chính gây ra nhiễm bệnh giun sán.

Nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm giun sán xuất phát từ thói quen sinh hoạt và ăn uống không vệ sinh. 

Chu trình vòng đời của giun sán
Chu trình vòng đời của giun sán

Trong vòng đời của giun, khi giun trưởng thành sống trong ruột người sẽ đẻ ra hàng ngàn quả trứng mỗi ngày. Trứng giun theo phân thải ra ngoài. Ở những khu vực vệ sinh kém trứng giun làm ô nhiễm đất và nước. Chính điều này làm cho sự lây lan giun sán bằng con đường tiếp xúc trực tiếp với đất, qua trứng giun theo nhiều cách khác nhau:

  • Người ăn phải trứng giun như (giun đũa, giun tóc) do ăn rau chứa trứng giun không được nấu chín kỹ, trứng giun bám trên vỏ trái cây khi không gọt vỏ hoặc rửa kỹ. Các loại rau sống, món ăn tái như bò tái, hàu tái luôn tiềm ẩn các loại ấu trùng giun sán nên khi người ăn các thực phẩm này có nguy cơ nhiễm rất cao
  • Trứng giun được đưa vào cơ thể người từ nguồn nước bị ô nhiễm.
  • Người tiếp xúc với các vật nuôi như chó mèo đã bị nhiễm giun sán. Trứng của các loài giun sán có trong vật nuôi đặc điểm là tồn tại rất lâu khi ra ngoài nên cũng là một nguồn lây cho người.
  • Việc vệ sinh kém: như rửa tay trước và sau ăn, sau khi đi tiểu tiện, đại tiện, không làm sạch môi trường ở xung quanh  giường chiếu, nệm, vứt rác bừa bãi cũng là một yếu tố làm nhiễm bệnh giun sán.
Một số thực phẩm chứa nguồn lây nhiễm sán.
Một số thực phẩm chứa nguồn lây nhiễm sán.

Một số loại giun như giun móc, giun lươn thì lây truyền trực tiếp qua da. Trứng của các loài này nở trong đất, giải phóng ấu trùng thành một dạng có thể tự xâm nhập vào da của vật chủ. Các trường hợp nhiễm giun móc giun lươn chủ yếu qua tiếp xúc da trực tiếp trong trường hợp đi chân trần trên vùng đất bị nhiễm trứng giun.

Hầu hết, bệnh về giun sán có đặc điểm là không lây truyền trực tiếp từ người sang người. Những con giun khi ở trong cơ thể người sẽ không tự nhân lên được, nên việc tái nhiễm giun chỉ xảy ra trong giai đoạn trứng giun hoặc ấu trùng trong môi trường.

3 Triệu chứng nhiễm giun sán

Bệnh giun sán ít được mọi người quan tâm nên thường bỏ qua các triệu chứng. Biểu hiện của người bị nhiễm giun sán liên quan chủ yếu đến số lượng giun sán ký sinh trong cơ thể vật chủ. 

Nếu chỉ bị nhiễm giun với số lượng ít vài con, không gây ra triệu chứng chứng rõ ràng khó chẩn đoán. 

Đau bụng là một triệu chứng của nhiễm giun sán.
Đau bụng là một triệu chứng của nhiễm giun sán.

Với người bị nhiễm giun sán với số lượng lớn sẽ gặp hàng loạt các vấn đề do chất thải độc hại của giun gây ra. Các triệu chứng này thường không đặc hiệu và cần có sự thăm khám của bác sĩ để chẩn đoán bạn có nhiễm giun sán hay không.

  • Sụt cân không rõ nguyên nhân: tình trạng này gây ra bởi giun sống trong đường ruột vật chủ sẽ lấy các chất dinh dưỡng ở đây, làm người bệnh nhận được ít dinh dưỡng hơn. Nếu gặp biểu hiện chế độ ăn uống bình thường mà cơ thể sụt cân bạn nên tẩy giun định kỳ 6 tháng. Trường hợp tiếp tục bị sụt cân thì nên đi đến các cơ sở y tế để khám.
  • Người bệnh gặp tình trạng táo bón thường xuyên: nguyên nhân là do giun sán gây rối loạn tiêu hóa.
  • Biểu hiện mệt mỏi kiệt sức kéo dài, triệu chứng này tuy không điển hình nhưng nếu không vì một bệnh lý cụ thể thì có thể bệnh nhân nhiễm giun sán. Vì khi số lượng giun sán bị nhiễm nhiều chúng sẽ lấy hết dinh dưỡng của cơ thể làm người bệnh thiếu chất, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.
  • Người bệnh đau bụng và buồn nôn nhiều: nhiễm nhiều giun và sán dây có thể gây tắc ruột, Đôi khi có hiện tượng giun chui ống mật, đau bụng dữ dội, bệnh nhân đau dữ dội chổng mông lên, nôn nhiều.
  • Tiêu chảy: do sán dây xâm nhập vào niêm mạc ruột làm kích thích tiết dịch tại đây gây nên tình trạng tiêu chảy.
  • Hiện tượng ngứa dị ứng ở da, phát ban ở da.
  • Chóng mặt, đau đầu: gặp ở người bệnh nhiễm sán dây cá hoặc ấu trùng nang sán chui vào não.

Cách nhận biết bị nhiễm giun sán qua một số triệu chứng điển hình:

3.1 Bệnh giun đũa

Khi bị nhiễm giun đũa, bệnh thường không có các triệu chứng điển hình. Ở trẻ em mắc giun đũa, trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, suy dinh dưỡng, kém phát triển. Nếu bị nhiễm giun với số lượng lớn trẻ có biểu hiện tắc ruột. Trẻ bị đau bụng kèm theo chướng bụng hoặc táo bón.

Bệnh giun đũa
Bệnh giun đũa

3.2 Bệnh giun tóc

Giun tóc gây tổn thương niêm mạc đại tràng, gây nên các triệu chứng như lỵ amip biểu hiện đau bụng, đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân ít có lẫn nhầy máu. Ở người mắc giun tóc nặng thường có triệu chứng thiếu máu rõ điển hình. Chẩn đoán bệnh giun tóc dựa vào xét nghiệm phân tìm trứng giun. Trứng giun tóc thường xuất hiện trong phân khoảng 2 tháng khi nuốt phải trứng giun.

3.3 Nhiễm giun kim

Triệu chứng thường gặp nhất là ngứa hậu môn, thường gặp hiện tượng này vào buổi tối đi ngủ vì đây là khoảng thời gian giun cái đẻ trứng. Đặc biệt với trẻ bị nhiễm giun kim, ngứa hậu môn có thể làm trẻ mất ngủ khóc về đêm, gây chậm lớn xanh xao cho trẻ. Nhiễm giun kim kéo dài có thể gây thiếu máu mạn tính, bệnh nhân có biểu hiện hoa mắt chóng mặt

3.4 Nhiễm giun xoắn

Thường khởi phát bằng nôn mửa, tiêu chảy. Sau đó là hiện tượng co thắt bụng đau bụng, kèm theo đau cơ. Loại giun này khi xâm nhập cơ thể thường rất nguy hiểm vì nó có thể vào các nội tạng quan trọng như tim não.

3.5 Nhiễm sán chó

Bệnh do ấu trùng Toxocara spp. (hay còn gọi là giun đũa chó mèo) ký sinh ở ruột non chó mèo gây ra. Bệnh lây truyền sang người khi nuốt phải trứng sán qua hoạt động chơi cùng với thú cưng, nghịch đất cát. Trứng của loài sán chó này khi vào cơ thể sẽ nở thành ấu trùng, sau đó đi vào máu và xâm nhập vào hầu hết các cơ quan trong cơ thể.

Triệu chứng của bệnh tùy thuộc vào số lượng ấu trùng sán và cơ quan mà chúng ký sinh. Thường gặp nhất là ấu trùng ký sinh trong mắt và nội tạng. Một số triệu chứng gặp ở người nhiễm sán chó mèo:

  • Bệnh nhân ngứa, nổi mẩn, đau bụng, khó tiêu, đau nhức mỏi, có thể sốt, thở khò khè.
  • Tùy vào vị trí cơ quan sán xâm nhập có các triệu chứng: gan to, viêm phổi, tổn thương ở mắt, rối loạn thị lực…
  • Xét nghiệm ELISA có kháng thể anti - Toxocara.
  • Tìm thấy ấu trùng giun đũa chó mèo trưởng thành.

3.6 Nhiễm sán lợn 

Thường ban đầu không có triệu chứng rõ rệt, thường là rối loạn tiêu hóa đau bụng, buồn nôn. Người bệnh có cảm giác khó chịu, thi thoảng bệnh nhân thấy đốt sán rụng ra ngoài theo phân. Đốt sán là những đoạn nhỏ dẹt, có màu trắng ngà. Nếu sán làm tổ trong não có thể gây ra hiện tượng cơn co giật, ngất xỉu đột ngột. Để phát hiện sán não trường hợp này bệnh nhân cần chụp cộng hưởng từ.

3.7 Nhiễm sán lá gan

Biểu hiện của nhiễm sán lá gan cũng không điển hình. Bệnh nhân có thể bị phát ban, đau, ngứa, nhức cơ, lạnh và sốt.

4 Tác hại của giun sán ký sinh trong cơ thể người

Bệnh giun sán thường không có triệu chứng điển hình, diễn biến thầm lặng nên tổ chức y tế thế giới gọi là những bệnh bị lãng quên. Chính vì vậy tác hại gây ra bởi giun sán cũng xảy ra âm thầm, không có biểu hiện rõ ràng. Nhưng xét về các chỉ số sinh hóa của cơ thể có những biến đổi bất thường. Nhiễm giun sán khi không được điều trị có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí tính mạng của người bị mắc.

Nhiễm giun sán gây ra tình trạng ngứa dị ứng.
Nhiễm giun sán gây ra tình trạng ngứa dị ứng.

Nhiễm giun sán gây nên một số hậu quả sau:

Giun sán chiếm đoạt thức ăn của vật chủ. Khi loài này ký sinh ở cơ thể của người bệnh chúng sẽ lấy đi một phần thức ăn được đưa vào. Đối với trường hợp nhiễm sán dây bò, loại sán này trong 1 ngày đêm có thể dài ra từ 7 đến 10cm nên nó cần nhiều dinh dưỡng, do đó sán lấy nguồn dinh dưỡng của người bệnh rất nhiều. Nếu người bệnh bị nhiễm giun sán với số lượng lớn thì thiếu hụt dinh dưỡng càng xảy ra nhiều hơn, người bệnh có thể mệt mỏi, xanh xao, suy dinh dưỡng. Một số loại giun như giun móc giun tóc có khả năng hút máu nên người bệnh có thể bị thiếu máu. 

Gây độc cho cơ thể: khi bị nhiễm giun sán nhiều, chúng tiết ra chất độc hoặc thải ra những sản phẩm chuyển hóa gây độc cho cơ thể vật chủ. Biểu hiện của việc cơ thể bị nhiễm độc bởi giun sán như kém ăn, mất ngủ, buồn nôn, phát ban da.

Gây tác hại cơ học đối với các cơ quan nơi giun sán ký sinh. Hiện tượng viêm tắc ruột, tắc mật, tắc ống tụy gây ra bởi giun đũa. Các loại như giun móc, giun tóc gây viêm loét ruột do chúng thường bám vào niêm mạc ruột. Nang ấu trùng sán dây lợn ký sinh ở não gây động kinh đột tử. Giun chỉ bạch huyết gây viêm tắc mạch bạch huyết. Sán lá phổi gây ho ra máu do gây vỡ thành mạch máu ở phổi.

Gây phản ứng dị ứng cho cơ thể vật chủ, ngứa, sốt cao, phù nề.

5 Các biện pháp phòng chống bệnh giun sán

Bệnh giun sán là một bệnh tuy không lây trực tiếp từ người sang người nhưng khi đã nhiễm thì lại khó phát hiện vì không có triệu chứng điển hình. Do bệnh giun sán có tính chất xã hội nên nguyên tắc phòng chống giun sán cần có sự tham gia tích cực của cộng đồng. Các biện pháp cụ thể phòng chống giun sán như sau:

  • Điều quan trọng nhất là tuyệt đối giữ gìn vệ sinh thân thể, nhất là đối tượng trẻ em. 
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn, trước bữa ăn và sau khi đi vệ sinh. 
  • Cắt ngắn móng chân móng tay, không đi chân trần trên đất.
  • Thay đổi hành vi tập quán ăn uống sinh hoạt, thực hiện ăn chín uống sôi, ngâm rửa sạch gọt vỏ trước khi ăn, tránh ăn các đồ tái sống.
  • Thường xuyên dọn dẹp, lau chùi làm sạch môi trường sống xung quanh.
  • Đồ dùng cá nhân của người nhiễm giun sán cần được thay giặt thường xuyên
  • Tẩy giun định kỳ 2 lần/ năm đối với cả người lớn và trẻ em độ tuổi mẫu giáo, tiểu học. Dùng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Các biện pháp phòng chống giun sán.
Các biện pháp phòng chống giun sán.

6 Khi nào nên tẩy giun?

Ở những vùng có tỷ lệ nhiễm giun sán cao như các nước nhiệt đới, cận nhiệt đới điều kiện vệ sinh kém, Tổ chức y tế thế giới- WHO khuyến cáo điều trị định kỳ bằng thuốc tẩy giun sán 6 tháng 1 lần mà không cần chẩn đoán trước. Nên điều trị mỗi năm một lần khi tỷ lệ nhiễm giun sán truyền qua đất trong cộng đồng là hơn 20% và hai lần một năm khi tỷ lệ nhiễm giun sán truyền qua đất trong cộng đồng vượt quá 50%. Ngoài ra giáo dục về sức khỏe và vệ sinh làm giảm lây truyền và tái nhiễm giun sán.

Khuyến cáo tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần.
Khuyến cáo tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần.

7 Top 5 thuốc tẩy giun cho trẻ em được bác sĩ khuyên dùng.

Nhiễm giun khi không điều trị kịp thời sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe. Vì vậy tẩy giun định kỳ được coi như biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa bệnh này. Sau đây Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin giới thiệu bạn những thuốc tẩy giun an toàn hiệu quả.

7.1 Thuốc tẩy giun Fugacar 500mg

Fugacar là thuốc tẩy giun thông dụng nhất trên thị trường hiện nay. Thuốc được sản xuất bởi công ty Olic Thái Lan sản xuất theo nhượng quyền của hãng Janssen Pharmaceutica N.V., Beerse, Bỉ. Thuốc được đóng gói hộp 1 vỉ 1 viên nén.

7.1.1 Thành phần của thuốc Fugacar 500mg

Thuốc chứa 500mg Mebendazole.

7.1.2 Tác dụng của Fugacar

Thành phần Mebendazole là dẫn xuất bezimidazol, thuốc hấp thu qua đường uống thấp, Sinh khả dụng thấp khoảng 20% và được thải trừ qua phân đến 90-95%. Thuốc có phổ chống giun rộng, hiệu quả cao trên các giai đoạn trưởng thành và ấu trùng của nhiều loại giun. Mebendazole còn diệt được trứng giun của giun đũa và giun tóc, Với liều cao thuốc có tác dụng đối với cả nang sán.

Cơ chế tác dụng của thuốc: Thuốc ức chế tổng hợp các vi cấu trúc hình ống của giun do đó làm cho giun không sinh sản được. Ngoài ra thuốc còn ức chế  không hồi phục sự hấp thu Glucose do ức chế sự trùng hợp tiểu quản thành các vi quản cần thiết cho sự hoạt động của tế bào. Từ đó làm giảm hấp thu glucose, cạn dự trữ glycogen, giảm ATP là nguồn cung cấp năng lượng cho giun sán. 

Mebendazole không ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa glucose ở người nên ít gây độc.

Thuốc tẩy giun Fugacar 500mg.
Thuốc tẩy giun Fugacar 500mg.

7.1.3 Chỉ định của thuốc tẩy giun Fugacar 500mg

Thuốc được lựa chọn để điều trị nhiễm một hay nhiều loại giun khác nhau như giun tóc, giun đũa, giun kim hoặc giun móc.

7.1.4 Liều dùng và cách dùng của thuốc Fugacar

Thuốc chỉ dùng điều trị cho trẻ em trên 2 tuổi và người lớn với liều dùng như nhau: dùng liều duy nhất 500 mg/ lần uống kèm với 200ml nước.

Trong thời gian uống thuốc không cần ăn kiêng hoặc uống thuốc xổ.

Đối với các khu vực có tình trạng nhiễm giun đường ruột nặng, việc tẩy giun định kì mỗi năm khoảng 2- 3 lần sẽ làm giảm tình trạng nhiễm giun.

7.1.5 Thuốc Fugacar có dùng cho phụ nữ có thai được không?

Thành phần Mebendazole trong Fugacar chưa được báo cáo về tính an toàn đối với phụ nữ mang thai nên nguyên tắc là không được dùng thuốc cho phụ nữ mang thai nhất là trong 3 tháng đầu thai kì.

Không dùng thuốc cho trẻ em dưới 2 tuổi.

7.1.6 Thuốc Fugacar 500mg giá bao nhiêu?

Hiện tại thuốc tẩy giun Fugacar đang được bán tại Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy có giá 20.000đ/ hộp 1 vỉ 1 viên.

7.1.7 Ưu điểm

  • Giá thành tương đối rẻ, phù hợp với nhiều đối tượng cả người già, trẻ nhỏ. 
  • Có thể sử dụng bằng đường uống trực tiếp hoặc nhai viên thuốc.
  • Tiện lợi, hiệu quả chỉ với 1 liều duy nhất.

7.1.8 Nhược điểm

  • Một số tác dụng phụ có thể gặp như rối loạn tiêu hóa.
  • Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu và trẻ em dưới 2 tuổi không sử dụng thuốc.

7.2 Thuốc tẩy giun Zentel 200mg

Thuốc tẩy giun sán Zentel là một sản phẩm nổi tiếng của hãng Glaxo SmithKline, được phân phối ở thị trường Việt Nam bởi Công ty cổ phần Dược liệu TW2. Thuốc Zentel 200 đóng hộp 1 vỉ 2 viên.

7.2.1 Thành phần của thuốc Zentel 200mg là gì?

Hoạt chất chính của thuốc Zentel là Albendazole có hàm lượng 200mg. Thuốc được bào chế dạng viên nén.

7.2.2 Thuốc tẩy giun Zentel có tốt không?

Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu Zentel có tác dụng diệt giun sán như thế nào nhé.

Cơ chế tác dụng của thuốc là: Albendazol liên kết với các tiểu quản của ký sinh trùng. Các tiểu vi quản bào tương không hình thành được do  liên kết của Albendazol ức chế sự trùng hợp hóa các tiểu quản. Do đó những hoạt động bình thường của ký sinh trùng bị gián đoạn từ đó ký sinh trùng không lấy được thức ăn và bị tiêu diệt.

Hoạt chất của thuốc là Albendazole có cấu trúc gần giống với Mebendazole cũng là một dẫn chất của benzimidazole. Albendazole có tác dụng trên các giai đoạn trưởng thành và giai đoạn ấu trùng của các loại giun sán ký sinh trong ống tiêu hóa. Phổ tác dụng của thuốc rộng, trên nhiều loại giun: giun đũa, giun tóc, giun móc, giun lươn, giun xoắn, sán dây. Ưu điểm của Albendazole là tác dụng trên giun tóc mạnh hơn Menbendazole. Ngoài ra nó còn tác dụng tốt trên giun xoắn, ấu trùng giun di chuyển dưới da cơ, ấu trùng sán ở các mô và sán dây các loại. Vì vậy ngoài trị giun Albendazole còn dùng trị nang sán, sán lá gan, sán bò, sán lợn.

Như vậy Zentel là thuốc chống giun phổ rộng như Fugacar, và nó còn có ưu điểm mạnh hơn trên giun tóc và các loại sán. 

Hình ảnh thuốc tẩy giun Zentel 200mg.
Hình ảnh thuốc tẩy giun Zentel 200mg.

7.2.3 Công dụng và chỉ định của thuốc Zentel 200mg

Thuốc dùng để điều trị cho bệnh nhân bị nhiễm giun: giun đũa, giun kim,  giun tóc giun móc.

Trẻ em trên 2 tuổi và người lớn: dùng liều duy nhất 400mg uống trong 1 lần 1 ngày. 

Trẻ em 1 - 2 tuổi: dùng liều duy nhất 200mg uống trong 1 lần 1 ngày.

Tùy từng trường hợp theo chỉ định của bác sĩ có thể điều trị lại sau 3 tuần.

Điều trị đối với trường hợp ấu trùng di trú ở dưới da.

Người lớn và trẻ em trên 2 tuổi: uống 400mg, ngày uống 1 lần một đợt điều trị từ 3 đến 14 ngày.

Trẻ em từ 1 - 2 tuổi: Uống 5m/kg/ngày uống 3 ngày.

Đối với bệnh nang sán:

  • Người lớn: uống 800mg mỗi ngày, thời gian điều trị là 28 ngày. Điều trị có thể được lặp lại từ 2 đến 3 đợt. 

Đối với ấu trùng sán lợn ở não:

  • Dùng liều 15mg/ kg/ ngày điều trị trong vòng 30 ngày. Tùy vào các kết quả cận lâm sàng bác sĩ sẽ chỉ định điều trị lặp lại sau 3 tuần.

Đối với bệnh sán dây, giun lươn

  • Người lớn và trẻ em trên 2 tuổi: uống 400mg/ ngày trong vòng 3 ngày. Điều trị có thể lặp lại sau 3 tuần.

7.2.4 Thuốc Zentel uống trước ăn hay sau ăn?

Theo hướng dẫn sử dụng thuốc Zentel nên được uống cùng bữa ăn, viên có thể nhai, nuốt hoặc nghiền trộn với thức ăn. Trong thời gian uống thuốc không cần phải kiêng khem hoặc uống thuốc tẩy.

7.2.5 Thuốc Zentel 200mg giá bao nhiêu?

Thuốc Zentel 200mg hiện có giá 15.000đ/ Hộp 2 viên.

7.2.6 Ưu điểm

  • Có thể sử dụng cho trẻ trên 1 tuổi.
  • Giá thành tương đối rẻ.
  • Hiếm xảy ra các tác dụng phụ.
  • Hiệu quả tốt, có thể diệt được nhiều loại giun sán và kí sinh trùng đường ruột.

7.2.7 Nhược điểm

  • Không sử dụng được cho phụ nữ mang thai và bà mẹ đang cho con bú.

7.3 Thuốc tẩy giun Albendazol STADA 400mg

Thuốc Albendazol được sản xuất và phân phối bởi Công ty liên doanh TNHH Stada Việt Nam. Thuốc có số đăng ký VD-25032-16.

7.3.1 Thành phần của thuốc Albendazol Stada 400mg

Thuốc chứa 400mg Albendazol cùng với tá dược vừa đủ 1 viên. Hầu hết tác dụng chống giun sán xảy ra ở ruột, ít tác dụng ở mô. Albendazol là một hoạt chất nhóm benzimidazol carbamat, sau khi uống được hấp thu rất kém chỉ 5%, có tác dụng diệt các loại giun như:

  • Giun móc.
  • Giun mỏ.
  • Giun đũa.
  • Giun kim. 
  • Giun xoắn.
  • Các loại sán dây.

 Ngoài ra nó còn có hoạt tính trong giai đoạn trưởng thành và giai đoạn ấu trùng của các loại giun đường ruột.

Cơ chế tác dụng của thuốc là: Albendazol liên kết với các tiểu quản của ký sinh trùng. Các tiểu vi quản bào tương không hình thành được do  liên kết của Albendazol ức chế sự trùng hợp hóa các tiểu quản. Do đó những hoạt động bình thường của ký sinh trùng bị gián đoạn từ đó ký sinh trùng không lấy được thức ăn và bị tiêu diệt.

Thuốc tẩy giun Albendazol STADA 400mg
Thuốc tẩy giun Albendazol STADA 400mg

7.3.2 Chỉ định của thuốc Albendazol Stada 400mg

Thuốc được dùng để điều trị nhiễm các loại giun đường ruột như: giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim, giun móc.

Dùng điều trị nhiễm các loại sán: sán lợn, sán hạt dưa, sán bò, sán lá gan chủng Opisthorchis viverrini và O. sinensis.

7.3.3 Liều dùng và cách sử dụng thuốc Albendazol Stada 400mg

Uống thuốc với một ly nước khoảng 200ml, có thể nhai hoặc nghiền viên thuốc trộn cùng với thức ăn. Khi uống thuốc không cần phải nhịn đói hoặc dùng thuốc xổ.

Liều dùng cho điều trị nhiễm giun đũa, giun kim, giun tóc hoặc giun móc:

  • Đối với trẻ em trên 2 tuổi và người lớn: uống 1 liều duy nhất 400mg Albendazol.
  • Trẻ em từ 1- 2 tuổi: uống liều duy nhất 200mg Albendazol.
  • Tùy theo từng trường hợp bác sĩ có thể chỉ định điều trị lặp lại sau 3 tuần.

Đối với các trường hợp điều trị nhiễm ấu trùng di trú dưới da, nhiễm nang sán, ấu trùng nang sán cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Dưới đây là liều tham khảo.

Liều dùng cho điều trị ấu trùng di trú dưới da:

  • Đối với người lớn: dùng 400mg 1 liều/ ngày uống trong vòng 3 ngày.
  • Trẻ em: dùng liều 5mg/kg/ ngày uống trong vòng 3 ngày.

Liều dùng với điều trị nang sán:

  • Người lớn: dùng 800mg mỗi ngày chia làm 2 lần, uống trong vòng 28 ngày.
  • Trẻ em lớn hơn 6 tuổi: dùng 10- 15mg/kg/ngày uống trong vòng 28 ngày.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi: chưa có xác định liều lượng cụ thể.

Liều dùng điều trị ấu trùng sán lợn ở não:

  • Dùng liều 15mg/kg/ ngày uống trong vòng 30 ngày. Được chỉ định điều trị lặp lại nếu cần.
  • Liều dùng điều trị sán dây, giun lươn.
  • Đối với trẻ em trên 2 tuổi và người lớn: uống 400mg x 1 lần/ ngày, uống trong vòng 3 ngày liên tiếp. 
  • Trẻ em dưới 2 tuổi dùng liều 200mg x 1 lần/ ngày, uống trong vòng 3 ngày liên tiếp.
  • Tùy tình trạng bệnh có thể điều trị lặp lại sau 3 tuần.

7.3.4 Ưu điểm

  • Giá thành rẻ, điều trị được nhiều loại giun sán khác nhau.
  • Tình trạng bệnh được cải thiện nhanh chóng.

7.3.5 Nhược điểm

  • Phụ nữ mang thai và bà mẹ đang cho con bú không sử dụng được Albendazol Stada 400mg.
  • Có thể gặp một số tác dụng phụ như sốt, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,...

7.4 Thuốc tẩy giun [itemblock_a_2] Hàn Quốc

Thuốc chứa thành phần là Flubendazol hàm lượng 500mg, bào chế dạng siro uống.

7.4.1 Tác dụng của thuốc tẩy giun Zelcom Hàn Quốc

Thuốc có tác dụng tiêu diệt hầu hết các loại giun như giun đũa, giun tóc, giun kim. Hoạt chất Flubendazol tiêu diệt giun theo cơ chế giống như Mebendazol ức chế không hồi phục sự hấp thu glucose, làm năng lượng của giun bị cạn kiệt, ức chế quá trình sinh trưởng của giun sán. Khi người bệnh uống thuốc giun sẽ được tiêu hủy qua đường phân nên an toàn và sạch sẽ.

Thuốc tẩy giun Hàn Quốc
Thuốc tẩy giun Hàn Quốc.

7.4.2 Cách dùng và liều dùng của thuốc tẩy giun Zelcom Hàn Quốc

Thuốc dùng điều trị cho người bệnh mắc một hay nhiều loại giun cùng lúc.

Trẻ em trên 2 tuổi và người lớn uống 1 liều 1 gói 500mg. Có thể dùng thuốc vào bất kì thời gian trong ngày nhưng tốt nhất là sau ăn một lúc và trước khi đi ngủ.

7.4.3 Lưu ý khi sử dụng thuốc tẩy giun Zelcom Hàn Quốc

Không sử dụng thuốc cho trẻ dưới 1 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú.

7.4.4 Thuốc tẩy giun Zelcom Hàn Quốc giá bao nhiêu? 

Hiện tại thuốc tẩy giun Zelcom Hàn Quốc được bán trên thị trường với giá khoảng 99.000đ/ hộp 2 gói 15ml.

7.4.5 Ưu điểm

  • Thuốc tẩy giun Zelcom Hàn Quốc có dạng siro dễ hấp thu, vị ngọt, hương thơm ngon dễ dàng cho trẻ uống.
  • Hiệu quả nhanh chóng, với các loại giun như giun móc, giun tóc, giun kim, giun đũa,...

7.4.6 Nhược điểm

  • Giá tương đối cao so với các thuốc dạng viên uống.
  • Phụ nữ mang thai cần thận trọng khi sử dụng.

7.5 Thuốc tẩy giun Panatel 125mg

Hoạt chất của thuốc là Pyrantel pamoate 125mg. Đóng vỉ 6 viên nén bao phim.

Thuốc có tác dụng chống giun phổ rộng, tác dụng trên giun đũa, giun kim, giun móc…, hiệu quả diệt giun lên đến 90%. Pyrantel diệt giun theo cơ chế:

  • Đối với giun đũa Pyrantel gây bất động giun rồi tống ra ngoài.
  • Đối với các loại giun nhạy cảm với thuốc, Pyrantel phong bế thần kinh cơ, làm liệt giun rồi giun bị tống ra ngoài theo phân.

Pyrantel không có tác dụng với giun móc và ấu trùng giun trong da và mô.

Thuốc tẩy giun Panatel 125mg
Thuốc tẩy giun Panatel 125mg

7.5.1 Cách dùng và liều dùng Panantel 125mg

Liều điều trị giun đũa và giun kim: 10mg/ kg/lần uống một liều duy nhất.

Liều điều trị nhiễm giun móc nặng: dùng 20mg/kg uống 1 liều mỗi ngày, trong 2 ngày liên tiếp. Hoặc dùng 10mg/kg uống 1 liều mỗi ngày trong 3 ngày liên tiếp.

Lưu ý không sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú.

7.5.2 Ưu điểm

  • Hiệu quả nhanh chóng và đạt hiệu quả cao cho lần sử dụng duy nhất.

7.5.3 Nhược điểm

  • Xuất hiện một số tác dụng phụ không mong muốn đối với trẻ như: nhức đầu, buồn nôn, đau bụng, đi lỏng,…
  • Không sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

7.6 Thuốc Distocide 600mg

Thuốc do công ty TNHH dược phẩm Shinpoong Daewoo Hàn Quốc sản xuất. Đóng gói 1 vỉ 4 viên nén.

7.6.1 Thuốc Distocide 600mg là thuốc gì?

Thuốc Distocide 600mg có thành phần là Praziquantel. Thuốc được hấp thu nhanh và hoàn toàn khi uống do vậy có tác dụng điều trị đối với nhiều loại sán ký sinh trong các cơ quan của cơ thể người. Praziquantel hoạt động theo cơ chế sau: Khi vào nơi sán cư trú, thuốc sẽ xâm nhập vào toàn bộ cơ thể sán. Thuốc làm sán bị bất hoạt liệt cơ và co cứng do làm tăng tính thấm của màng tế bào gây mất Ca++  nội bào. Ngoài ra thuốc làm cho sán bị vỡ và phân hủy ra do tạo ra các không bào.

7.6.2 Công dụng và liều dùng của thuốc Distocide 600mg

Thuốc được chỉ định điều trị nhiều loại sán gồm sán lá, sán máng, sán dây, tác dụng trên cả 2 thể, ấu trùng và trưởng thành của sán. Tùy từng trường hợp, liều điều thay đổi với từng loại sán.

Thuốc Distocide 600mg
Thuốc Distocide 600mg

Liều dùng trị sán máng cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn:

  • 60mg/ kg chia làm 3 lần, uống cách nhau từ 4- 6 giờ.

Liều điều trị sán lá gan nhỏ cho người lớn và trẻ em:

  • 75mg/kg/ngày chia 3 lần uống.

Liều dùng điều trị ấu trùng sán:

  • 50mg/kg/ngày chia 3 lần uống. Dùng một đợt 15- 20 ngày.

Lưu ý dùng thuốc trong bữa ăn và không được nhai viên thuốc.

Không dùng thuốc Distocide 600 cho trẻ em dưới 4 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú.

7.6.3 Thuốc Distocide giá bao nhiêu?

Thuốc Distocide hiện có giá 65.000/ hộp 6 viên.

7.6.4 Ưu điểm

  • Giá thành tương đối rẻ, phù hợp với nhiều đối tượng.
  • Tiện lợi, hiệu quả với các loại sán lá, sán dây,...

7.6.5 Nhược điểm

  • Có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như chóng mặt, buồn ngủ, sốt, đau đầu,...
  • Thuốc không sử dụng được cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú.

Bài viết trên đây đã phần nào cung cấp cho bạn đọc thông tin về bệnh nhiễm giun sán ở Việt Nam và các cách phòng chống lựa chọn thuốc điều trị. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

8 Tài liệu tham khảo 

1. Tác giả: Chuyên gia CDC, (Ngày đăng: ngày 12 tháng 7 năm 2019). Cysticercosis, CDC. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2022.

2. Tác giả: Lucy Hedley và Robert L. Serafino Wani (Ngày đăng: 21 tháng 5 năm 2021). Helminth infections: diagnosis and treatment, Pharmaceutical Journal. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2022.

3. Tác giả: Peter J. Hotez, Paul J. Brindley, Jeffrey M. Bethony, Charles H. King (Ngày đăng: 1 tháng 4 năm 2008). Helminth infections: the great neglected tropical diseases, NCBI. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2022.

4. Tác giả: Chuyên gia Drugbank.com (Ngày đăng: 12 tháng 5 năm 2012). Mebendazole, Drugbank.com. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2022.

Xem thêm chi tiết

Có tổng: 45 sản phẩm được tìm thấy

Albendazole STELLA 200mg
Albendazole STELLA 200mg
Liên hệ
Mestad 500
Mestad 500
9.000₫
SaVi Albendazol 200
SaVi Albendazol 200
Liên hệ
Cabendaz
Cabendaz
Liên hệ
NICFullaca
NICFullaca
Liên hệ
Mitizen 200
Mitizen 200
Liên hệ
Vidoca 400mg
Vidoca 400mg
Liên hệ
Pyme ABZ-400
Pyme ABZ-400
5.000₫
Cbizentrax
Cbizentrax
Liên hệ
Azoltel 400
Azoltel 400
10.000₫
Albendazol Stella 400mg
Albendazol Stella 400mg
Liên hệ
Primaquin 13,2mg Danapha
Primaquin 13,2mg Danapha
Liên hệ
Albenca 200
Albenca 200
6.000₫
Fozvir 25mg
Fozvir 25mg
300.000₫
SaViAlben 400
SaViAlben 400
10.000₫
Albendazol 400mg Hataphar
Albendazol 400mg Hataphar
Liên hệ
Ekydo
Ekydo
25.000₫
Envix 6
Envix 6
Liên hệ
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 2 Thích

    Dear sir I want to purchase Egaten tablet 250mg kind tell me how how to payment. I am in malaysia now


    Thích (2) Trả lời
  • 2 Thích

    bệnh sán chó uong thuoc nào tốt


    Thích (2) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • TA
    Điểm đánh giá: 5/5

    bị giun kim thì dùng thuốc điều trị ký sinh trùng nào tốt nhất vậy ạ

    Trả lời Cảm ơn (2)
vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

hotline
0868 552 633
0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633