Medexa 4mg
Thuốc kê đơn
Chat với dược sĩ
Tư vấn thuốc và đặt hàng
Thương hiệu | Dexa Medica, PT. Dexa Medica |
Công ty đăng ký | PT. Dexa Medica |
Số đăng ký | VN-5596-10 |
Dạng bào chế | Viên nén |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Methylprednisolone |
Xuất xứ | Indonesia |
Mã sản phẩm | c0046 |
Chuyên mục | Thuốc Kháng Viêm |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Medexa 4mg được chỉ định để chống viêm, chống dị ứng,... Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Medexa 4mg.
1 Thành phần
Thành phần: Thuốc có chứa thành phần bao gồm Methylprednisolone có hàm lượng 4 mg.
Nhóm thuốc: Thuốc kháng viêm.
Dạng bào chế: Viên nén.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Medexa 4mg
2.1 Tác dụng của thuốc Medexa 4mg
Methylprednisolone là thuốc thuộc nhóm glucocorticoid.
Methylprednisolone giảm phản ứng viêm bằng cách ức chế hoạt động của các đại thực bào cũng như các tế bào lympho, đồng thời ức chế hoạt tính và quá trình tổng hợp prostaglandin nhờ hoạt hóa phospholipase A2, làm giảm sự xuất hiện của cyclooxygenase ở vị trí viêm, do đó lượng prostaglandin sinh ra giảm.
Methylprednisolone có tác dụng chống viêm, ức chế hệ miễn dịch giảm triệu chứng đa tốt nên được dùng trong gần như tất cả các ca kháng viêm trong bệnh khớp như viêm khớp do vẩy nến, viêm đốt sống do thấp, viêm xương khớp hậu chấn thương,…
2.2 Chỉ định thuốc Medexa 4mg
Thuốc Medexa 4mg được dùng trong:
Điều trị triệu chứng cho bệnh nhân gặp tình trạng bất thường các chức năng của vỏ thượng thận, hội chứng về thận.
Điều trị trường hợp rối loạn dị ứng, rối loạn chất tạo keo, rối loạn về da, rối loạn ở dạ dày - ruột, rối loạn huyết,...
Điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân bị khối u.
Điều trị và dự phòng cho bệnh nhân về hô hấp.
Điều trị trường hợp tuyến giáp không có mưng mủ, bệnh giun xoắn, bệnh về gan, bệnh nhân thấp khớp, bệnh viêm không phải do thấp khớp, bệnh thần kinh, chấn thương thần kinh, rối loạn về mắt, viêm màng ở ngoài tim, Polyp mũi.
Điều trị và dự phòng cho bệnh nhân bị loại mảnh ghép cơ quan.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc SOLI - MEDON 40 - Thuốc chống viên và ức chế miễn dịch: liều dùng, cách dùng, giá bán.
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Medexa 4mg
3.1 Liều dùng thuốc Medexa 4mg
Liều khởi đầu: từ 4 - 48mg/ngày, chia 1 hay nhiều lần tùy theo tình trạng bệnh.
Cơn hen cấp tính: uống 32-48mg/ ngày, trong 5 ngày, sau đó có thể điều trị bổ sung với liều thấp hơn trong một tuần. Khi khỏi cơn cấp tính, giảm dần liều.
Viêm khớp dạng thấp: khởi đầu uống 4 đến 6mg mỗi ngày. Trong đợt cấp tính, dùng liều cao hơn: 16 đến 32 mg/ngày, sau đó giảm dần nhanh.
Viêm loét đại tràng mạn tính: 8 đến 24mg/ngày.
Hội chứng thận hư: ban đầu mỗi ngày uống từ 0,8 đến 1,6mg/kg trong 6 tuần, sau đó giảm dần liều trong 6 đến 8 tuần.
Thiếu máu tan máu do miễn dịch: uống 64mg/ngày, trong 3 ngày. Điều trị ít nhất trong 6 đến 8 tuần.
3.2 Cách dùng thuốc Medexa 4mg hiệu quả
Thuốc được bào chế dạng viên nén nên bệnh nhân được sử dụng bằng đường uống để thuốc đạt được tác dụng điều trị cao nhất..
Nên uống thuốc vào sau khi ăn.
Khi uống thuốc, bệnh nhân cần uống thuốc với nước đun sôi để nguội, khi uống nên uống cả viên, không nên nhai nát hoặc nghiền viên thuốc để uống.
4 Chống chỉ định
Chống chỉ định dùng thuốc Medexa cho các đối tượng nhiễm nấm trên diện rộng toàn thân.
Chống chỉ định dùng thuốc điều trị ở trẻ em bị sinh non, trẻ nhỏ mới được tiêm chủng.
Chống chỉ định dùng thuốc kéo dài ở bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng, loãng xương nghiêm trọng, tiền sử loạn tâm thần, nhiễm virus Herpes.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Methylprednisolon 16 - Liều dùng - Cách sử dụng.
5 Tác dụng phụ
Bên cạnh các tác dụng của thuốc, người bệnh khi điều trị bằng thuốc Medexa 4mg cũng có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn:
Tác dụng phụ trên hệ cơ xương: yếu mỏi cơ,...
Tác dụng phụ trên hệ tuần hoàn: cao huyết áp,...
Tác dụng phụ trên hệ mắt: đục thủy tinh thể,...
Tác dụng phụ trên hệ chuyển hóa: suy giảm chức năng tuyến thượng thận, ức chế tăng trưởng ở trẻ nhỏ, hội chứng cushing,...
Tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa: viêm loét dạ dày,...
Trong quá trình điều trị với thuốc, nếu nhận thấy xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường khả nghi do sử dụng Medexa 4mg thì bệnh nhân cần xin ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ điều trị để có thể xử trí kịp thời và chính xác.
6 Tương tác
Khi vào cơ thể thuốc có thể xảy ra tương tác với 1 số thuốc hoặc thực phẩm chức năng khác dùng cùng như:
Cyclosporin do nguy cơ co giật trên bệnh nhân là rất cao.
Phenobarbital hoặc Phenytoin do tăng sự thanh thải của Methylprednisolon từ đó giảm hiệu quả của thuốc đang dùng.
Dùng đồng thời với các thuốc chống viêm không steroid hoặc thuốc trị thấp khớp có thể gây xuất huyết dạ dày ruột.
Troleandomycin hoặc Ketoconazole gây giảm thanh thải của Methylprednisolon từ đó gây tăng nguy cơ độc tính của thuốc.
Bệnh nhân nên kịp thời thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn các thuốc hoặc thức phẩm chức năng đang dùng tại thời điểm hiện tại để hạn chế đến mức tối đa nguy cơ có khả năng xảy ra các tương tác thuốc ngoài ý muốn.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Thận trọng khi dùng thuốc ở bệnh nhân lao, thiểu năng tuyến giáp, xơ gan, loãng xương, loét dạ dày, tá tràng,...
Thận trọng khi dùng thuốc ở bệnh nhân người cao tuổi, trẻ em. Dùng thuốc với liều thấp nhất trong thời gian ngắn nhất có thể.
Thận trọng với bệnh nhân bị herpes simplex ở mắt vì có thể gây thủng giác mạc.
Bệnh nhân cần tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ hoặc dùng theo liều dùng để đạt được kết quả tốt nhất.
Không được tự ý điều chỉnh liều để đẩy nhanh thời gian trị bệnh khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ điều trị.
Để xa tầm với của trẻ nhỏ, tránh không cho trẻ nhỏ có khả năng uống phải thuốc mà không biết.
Bệnh nhân không nên tự ý dừng thuốc mà phải xin ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi ngưng sử dụng thuốc.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Không khuyên dùng ở phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú, trừ trường hợp rất cần thiết.
7.3 Bảo quản
Bảo quản thuốc ở chỗ khô ráo, thoáng mát, có độ ẩm vừa phải. Không để thuốc ở nơi nhiệt độ cao hoặc độ ẩm cao.
Hạn chế đến mức tối đa có thể để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh năng mặt trời hoặc ánh nắng nhân tạo.
Kiểm tra hạn sử dụng của thuốc trước khi bệnh nhân dùng thuốc.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VN-5596-10.
Nhà sản xuất: Dexa Medica (Indonesia).
Đóng gói: Hộp 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.
9 Thuốc Medexa 4mg giá bao nhiêu?
Thuốc Medexa 4mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá hiện nay đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn nhanh nhất.
10 Thuốc Medexa 4mg mua ở đâu?
Thuốc Medexa 4mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Medexa 4mg đến mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc bạn hãy liên hệ với các dược sĩ nhà thuốc qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (RCT) đánh giá hiệu quả lâm sàng, độ an toàn và khả năng dung nạp của methylprednisolone đường uống là tương đương so với methylprednisolone đường tĩnh mạch đối với bệnh đa xơ cứng. Cả hai đường dùng đều được dung nạp tốt và an toàn như nhau. [1]
- Ở những bệnh nhân bị tổn thương tủy sống cấp tính, việc điều trị bằng methylprednisolone đem lại hiệu quả hơn naloxone trong việc giúp phục hồi thần kinh sau chấn thương tủy sống cấp tính. [2]
- Giá thành phù hợp.
- Thuốc được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đảm bảo chất lượng.
12 Nhược điểm
- Các phản ứng phụ trên Đường tiêu hóa có thể xảy ra trong quá trình điều trị.
- Việc lạm dụng thuốc có thể gây ức chế tuyến thượng thận. [3]
Tổng 8 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Shuo Liu và cộng sự (Ngày đăng năm 2017). Oral versus intravenous methylprednisolone for the treatment of multiple sclerosis relapses: A meta-analysis of randomized controlled trials, PubMed. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2023
- ^ Tác giả M B Bracken và cộng sự (Ngày đăng năm 1990). A randomized, controlled trial of methylprednisolone or naloxone in the treatment of acute spinal-cord injury. Results of the Second National Acute Spinal Cord Injury Study, PubMed. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2230
- ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc Medexa 4mg, tải bản PDF tại đây