1 / 16
maloxid 2 R6481

Viên nhai Maloxid

Thuốc không kê đơn

80.000
Đã bán: 10 Còn hàng
Thương hiệuMekophar, Công ty Cổ phần Hoá - Dược phẩm Mekophar
Công ty đăng kýCông ty Cổ phần Hoá - Dược phẩm Mekophar
Dạng bào chếViên nén nhai
Quy cách đóng góiHộp 10 vỉ x 8 viên
Hoạt chấtNhôm Hydroxit (Aluminium hydroxide), Magnesium Trisilicate
Xuất xứViệt Nam
Mã sản phẩmd22227
Chuyên mục Thuốc Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày - Tá Tràng

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Dược sĩ Nguyễn Trang Biên soạn: Dược sĩ Nguyễn Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

1 Thành phần

Trong mỗi viên nhai Thuốc Maloxid có chứa các thành phần sau:

  • Magnesium trisilicate khan........................................................400mg
  • Aluminium hydroxide (dạng gel khô) ......................................... 300mg 
  • Tá dược......................................................................................vừa đủ 1 viên.
Viên nhai Maloxid là thuốc có chứa các hoạt chất chính như Magnesium trisilicate và Aluminium hydroxide có khả năng làm tăng pH ở dạ dày do trung hoà acid dịch vị.
Viên nhai Maloxid là thuốc có chứa các hoạt chất chính như Magnesium trisilicate và Aluminium hydroxide có khả năng làm tăng pH ở dạ dày do trung hoà acid dịch vị.

2 Tác dụng - Chỉ định của Viên nhai Maloxid

2.1 Maloxid là thuốc gì? 

Thuốc Maloxid là thuốc có chứa các hoạt chất chính như Magnesium trisilicate và Aluminium hydroxide có khả năng làm tăng pH ở dạ dày do trung hoà acid dịch vị nên ức chế hoạt động của enzym Pepsin, dùng trong điều trị cho bệnh nhân bị viêm loét dạ dày.

Kết hợp hai hoạt chất này để giảm tác dụng không mong muốn của từng hoạt chất trên đường tiêu hoá. Nếu chỉ sử dụng đơn độc mỗi hoạt chất Magnesium trisilicate, bệnh nhân có nguy cơ cao bị tiêu chảy hay chỉ sử dụng một mình thuốc có chứa hoạt chất Aluminium hydroxide thì bệnh nhân có khả năng bị táo bón rất cao.

2.2 Chỉ định

Thuốc Maloxid được sử dụng để điều trị cho những trường hợp sau: 

  • Bệnh nhân bị viêm dạ dày có thể được chỉ định thuốc Maloxid để điều trị bệnh.
  • Bệnh nhân có những triệu chứng ợ chua, đầy hơi hay khó tiêu có thể sử dụng thuốc để cải thiện tình trạng bệnh.
  • Điều trị chứng thừa Acid dịch vị trong dạ dày cho bệnh nhân.
  • Phối hợp thuốc Maloxid với các thuốc khác để điều trị cho bệnh nhân bị loét dạ dày - tá tràng.

==>> Xem thêm sản phẩm có cùng hoạt chất: Konimag giúp trung hòa acid dạ dày: liều dùng, cách dùng.

3 Liều dùng - Cách sử dụng Viên nhai Maloxid

3.1 Liều dùng

Khuyến cáo nên sử dụng cho người trên 16 tuổi và sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ, liều dùng có thể tham khảo như sau:

  • Bệnh nhân điều trị loét dạ dày - tá tràng hay viêm dạ dày: mỗi lần sử dụng 1 - 2 viên và mỗi ngày sử dụng 5 - 6 lần.
  • Nếu điều trị cho bệnh nhân bị thừa acid dịch vị trong dạ dày thì chỉ sử dụng vào thời điểm sau khi ăn 1 - 2 viên hoặc sử dụng lúc cần thiết để giảm lượng acid dịch vị trong dạ dày.

3.2 Maloxid uống trước hay sau khi ăn?

Sử dụng thuốc sau khi ăn hoặc khi cần thiết theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Sử dụng mỗi ngày tối đa 6 viên, không nên vượt quá vì có thể gây ra tác dụng không mong muốn cho cơ thể của người bệnh.

Thuốc Maloxid được bào chế dạng viên nén nhai nên nhai thuốc lâu để thuốc phát huy tác dụng, không nên nuốt luôn cả viên.

Không sử dụng liều thuốc vượt quá chỉ định của bác sĩ vì có thể gây độc cho cơ thể.

4 Chống chỉ định

Không sử dụng cho đối tượng bệnh nhân bị dị ứng với bất cứ thành phần nào trong công thức của thuốc Maloxid.

Bệnh nhân bị suy thận nặng

Bệnh nhân bị giảm phosphate máu

5 Tác dụng phụ

Bệnh nhân có thể gặp các tác dụng không mong muốn như sau trong quá trình sử dụng thuốc Maloxid như:

  • Bệnh nhân bị suy thận mức độ nặng sau khi sử dụng thuốc có thể biểu hiện tăng Magnesi– huyết.
  • Bệnh nhân sau khi điều trị thuốc Maloxid trong thời gian kéo dài và ở liều cao thì có thể mắc bệnh xốp xương hay loãng xương do hoạt chất chính Aluminium trong thuốc này gây ức chế sự hấp thu Phosphate vào xương.

Nếu quan sát thấy các hiện tượng này thì bệnh nhân nên ngừng sử dụng thuốc và thông báo cho bác sĩ ngay lập tức những tác dụng phụ của thuốc để có biện pháp xử trí kịp thời.

6 Tương tác

Khi sử dụng thuốc Maloxid với các thuốc Digoxine, Ketoconazole, Cycline, Fluoroquinolone có thể gây giảm hấp thu các thuốc này.

Không nên phối hợp thuốc Maloxid với những thuốc Lincosanide, kháng histamin H2, Indomethacine, muối Sắt, thuốc chống lao vì có thể giảm Sinh khả dụng của những thuốc này.

Không kết hợp thuốc Propranolol, Chloroquine, thuốc an thần cấu trúc Phenothiazine, Diphosphonate,... với thuốc Maloxid vì có thể gây chậm hấp thu những thuốc này, khiến cho tác dụng điều trị không được phát huy tối đa.

Trên đây có thể chưa liệt kê tất cả những tương tác có thể xảy ra khi sử dụng thuốc đồng thời với các thuốc hay thực phẩm khác, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng đồng thời với bất kỳ sản phẩm nào.

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng

Những người bị bệnh tiểu đường cần lưu ý khi sử dụng thuốc vì trong thành phần có đường RE tương ứng với hàm lượng 100mg.

Bệnh nhân bị suy thận, suy tim sung huyết cần thận trọng khi sử dụng thuốc trong điều trị bệnh.

Người thẩm phân mạn tính, xuất huyết tiêu hoá hay ăn ít Sodium thì cần lưu ý khi điều trị bằng thuốc Maloxid.

Nên theo dõi chỉ số Phosphate khi cần sử dụng thuốc Maloxid trong thời gian dài để đề phòng bệnh xốp xương, loãng xương.

Không nên sử dụng thuốc cho bệnh nhân bị phenylketon niệu do trong công thức có chứa Aspartame.

7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

7.3 Xử trí khi quá liều

Trong quá trình sử dụng thuốc có thể gặp hiện tượng quá liều thuốc gây ngộ độc. Bệnh nhân cần ngừng sử dụng thuốc ngay lập tức và thông báo cho bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.

7.4 Bảo quản 

Để viên nhai Maloxid tại nơi khô ráo, thoáng mát và bảo quản ở nhiệt độ phòng.

Tránh để nơi có ánh sáng mặt rời tác động gây hư hại thuốc và xa tầm tay của trẻ nhỏ.

8 Cơ chế tác dụng

8.1 Dược lực học

8.1.1 Magnesium trisilicate 

Magnesium trisilicate giúp nâng độ pH trong dịch vị dạ dày thông qua quá trình trung hòa acid. Ngoài ra, chất này còn tạo ra silica dạng keo, có khả năng bao phủ bề mặt niêm mạc tiêu hóa, từ đó hỗ trợ bảo vệ niêm mạc khỏi các tác nhân gây hại. [1]

8.1.2 Aluminium hydroxide

Bệnh lý dạ dày – tá tràng phát sinh khi có sự mất cân bằng giữa các yếu tố bảo vệ (như chất nhầy, bicarbonate và prostaglandin) và các yếu tố gây tổn thương (như acid hydrochloric, enzyme pepsin và vi khuẩn Helicobacter pylori). Thuốc kháng acid có tác dụng điều hòa lại trạng thái acid-bazơ trong dạ dày, từ đó làm suy giảm hoạt động của pepsin, đồng thời thúc đẩy quá trình tiết bicarbonate và prostaglandin để tăng cường lớp bảo vệ niêm mạc. [2]

8.2 Dược động học

8.2.1 Magnesium trisilicate

Trong dạ dày, silica dioxit ngậm nước được hình thành và tiếp tục di chuyển xuống ruột, nơi một phần silica có thể được hấp thu vào cơ thể. Khoảng 33% lượng hấp thu có khả năng liên kết với protein huyết tương, sau đó được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, với thời gian bán thải dao động từ 16 đến 20 giờ.

8.2.2 Aluminium hydroxide

Khoảng 17–30% lượng nhôm clorua được hình thành sẽ được cơ thể hấp thu. Phần nhôm clorua đã được hấp thu sẽ nhanh chóng được thải trừ qua thận ở những bệnh nhân có chức năng thận bình thường.

9 Thuốc Maloxid có những loại nào?

Hiện nay, trên thị trường có một số dạng thuốc Maloxid thảo bảng dưới đây:

 Viên nhai MaloxidViên nhai Maloxid PlusMaloxid P Gel
Dạng bào chếViên nhai Viên nhai Hỗn dịch uống
Thành phần chính
  • Magnesium trisilicate khan 400mg
  • Aluminium hydroxide (dạng gel khô) 300mg
Gel Aluminium phosphate 20%
Chỉ định
  • Tình trạng viêm dạ dày, kèm theo cảm giác ợ chua và dư thừa axit trong dịch vị.
  • Được sử dụng kết hợp trong phác đồ điều trị loét dạ dày và tá tràng.
  • Giúp giảm cảm giác khó chịu do dư axit dạ dày gây ra như ợ nóng, ợ chua, đầy hơi và khó tiêu.
  • Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị các bệnh lý viêm loét ở dạ dày và tá tràng.
  • Viêm thực quản, viêm dạ dày cấp và mạn, loét dạ dày – tá tràng, kích ứng dạ dày, và các triệu chứng do tăng tiết acid như ợ chua, nóng rát, đặc biệt trong thai kỳ.
  • Rối loạn dạ dày do dùng thuốc, chế độ ăn không hợp lý, lạm dụng nicotine, cà phê, kẹo, hoặc thực phẩm cay nóng.
  • Hỗ trợ cải thiện triệu chứng do thoát vị cơ hoành và viêm đại tràng như bệnh Crohn.
Cách dùngSử dụng sau khi ăn hoặc khi cần thiết theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Dùng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Nhai kỹ 1–2 viên mỗi lần, ngày 4 lần, sau ăn 1–2 giờ và trước khi ngủ, hoặc khi xuất hiện cơn đau.
  • Uống giữa các bữa ăn hoặc khi thấy khó chịu.
  • Thông thường là 1–2 gói mỗi lần, dùng 2–3 lần mỗi ngày.
  • Nếu đã dùng đến 6 gói/ngày mà triệu chứng không cải thiện, cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm sản phẩm: Phospha gaspain điều trị viêm dạ dày thực quản

Các dạng thuốc Maloxid
Các dạng thuốc Maloxid

10 Viên nhai Maloxid giá bao nhiêu?

Thuốc Maloxid hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 0388 606 009 để được tư vấn thêm.

11 Thuốc Maloxid mua ở đâu?

Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê viên nhai Maloxid để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách. 

12 Ưu điểm

  • Thuốc Maloxid có khả năng trung hòa acid dịch vị rất hiệu quả, giúp giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, ợ chua và đầy hơi chỉ trong thời gian ngắn, mang lại cảm giác dễ chịu ngay sau khi sử dụng.
  • Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén nhai, dễ dàng sử dụng và có thể mang theo bên mình, rất thuận tiện cho những ai bận rộn, không có thời gian uống thuốc truyền thống.

13 Nhược điểm

  • Những bệnh nhân bị suy thận hoặc suy thận nặng không nên sử dụng thuốc Maloxid, vì có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng đối với chức năng thận, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Tổng 16 hình ảnh

maloxid 2 R6481
maloxid 2 R6481
maloxid 3 C1131
maloxid 3 C1131
maloxid 4 R7303
maloxid 4 R7303
maloxid 5 O6314
maloxid 5 O6314
maloxid 6 E1020
maloxid 6 E1020
maloxid 7 T8383
maloxid 7 T8383
maloxid 8 N5646
maloxid 8 N5646
maloxid 9 G2010
maloxid 9 G2010
maloxid 10 D1821
maloxid 10 D1821
maloxid 11 S7284
maloxid 11 S7284
maloxid 12 E1833
maloxid 12 E1833
maloxid 13 L4472
maloxid 13 L4472
maloxid 14 E2745
maloxid 14 E2745
maloxid 15 B0756
maloxid 15 B0756
maloxid 16 R7110
maloxid 16 R7110
maloxid 17 K4373
maloxid 17 K4373

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Chuyên gia DrugBank Online, Magnesium trisilicate, DrugBank Online. Truy cập ngày 09 tháng 04 năm 2025.
  2. ^ Chuyên gia DrugBank Online, Aluminum hydroxide, DrugBank Online. Truy cập ngày 09 tháng 04 năm 2025.
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Thuốc Maloxid có giao hàng ngoại tỉnh không?

    Bởi: Phan Thị Thương vào


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Viên nhai Maloxid 5/ 5 2
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Viên nhai Maloxid
    TT
    Điểm đánh giá: 5/5

    Thuốc Maloxid rất hiệu quả, địa chỉ webiste nhà thuốc uy tín, mình sẽ ủng hộ những lần tiếp theo.

    Trả lời Cảm ơn (1)
  • Viên nhai Maloxid
    TP
    Điểm đánh giá: 5/5

    Những loại Maloxid Trên cả tuyệt với. Thuốc Maloxid, Thanh Thanh Phạm Sẽ mua khi tới lương

    Trả lời Cảm ơn (1)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0927.42.6789