1 / 7
lorastad D1072

Siro Lorastad Sp.

File PDF hướng dẫn sử dụng: Xem

Thuốc không kê đơn

30.000
Đã bán: 145 Còn hàng
Thương hiệuSTADA, Công ty TNHH Liên Doanh STADA
Công ty đăng kýCông ty TNHH Liên Doanh STADA
Số đăng kýVD-23972-15
Dạng bào chếSiro
Quy cách đóng góiHộp 1 chai 60 ml
Hoạt chấtLoratadine
Xuất xứViệt Nam
Mã sản phẩma1595
Chuyên mục Thuốc Chống Dị Ứng

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi

Phản hồi thông tin

Dược sĩ Trương Thảo Biên soạn: Dược sĩ Trương Thảo
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

Lượt xem: 1119 lần

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm với tác dụng chống dị ứng như Lorastad, Fexofast, Zyrtec,... Bài viết này chúng tôi xin được cung cấp cho bạn đọc những thông tin cũng như lưu ý khi sử dụng Siro Lorastad Sp.

1 Thành phần

Dạng bào chế: siro.

Thành phần: Mỗi 1ml siro Siro Lorastad Sp. chứa Loratadin hàm lượng 1mg và các tá dược vừa đủ 1ml.

2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Siro Lorastad Sp.

2.1 Tác dụng của thuốc Siro Lorastad Sp.

2.1.1 Dược lực học

Hoạt chất chính trong thuốc là Loratadin mang lại công dụng sau:

Chữa trị hiệu quả với những bệnh nhân mắc các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, ngứa mũi, các bệnh về mắt như chảy nước mắt, đỏ mắt, ngứa vòm họng, ngứa miệng.

Chữa trị và giảm các triệu chứng dị ứng nhanh chóng, có tác dụng hiệu quả ở cả người lớn và trẻ em

Làm giảm đáng kể cảm giác ngứa, giảm số lượng mề đay trên da, các chứng mề đay tự phát mãn tính. 

Điều trị các triệu chứng ngoài da như dị ứng da, nổi mề đay, ngứa da, các rối loạn dị ứng da khác.

Dược động học

Hấp thu: Loratadin sau 1 giờ hấp thu tối đa.  

Phân bố: Tỷ lệ Loratadin gắn với protein huyết tương là 98%.

Chuyển hóa: Thành desloratadin.

Thải trừ: Nửa đời thái trừ Loratadin là 8,4 giờ.

2.2 Chỉ định của thuốc Siro Lorastad Sp.

Lorastad Sp. là thuốc gì?

Siro Lorastad Sp. được chỉ định dùng trong các trường hợp:

Người bị dị ứng do chuyển mùa, thay đổi thời tiết hay các nguyên nhân dị ứng khác

Người bị hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, các bệnh về mắt như chảy nước mắt, đỏ mắt, ngứa mắt, ngứa vòm họng, thích hợp ở cả người lớn và trẻ em.

Người bị dị ứng da, các chứng như nổi mề đay, ngứa da, rối loạn dị ứng da khác.

==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Levoseren - Thuốc chống dị ứng dạng dung dịch uống

3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Siro Lorastad Sp.

3.1 Liều dùng thuốc Siro Lorastad Sp.

Siro Lorastad Sp. được bào chế dưới dạng siro , được sử dụng bằng đường uống. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Thông thường, liều sử dụng như sau:

Trẻ em từ 2 đến 5 tuổi: mỗi ngày uống  5ml.

Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: mỗi ngày uống 10ml

Người lớn uống mỗi ngày 10 ml.

Liều khởi đầu khuyên dùng ở bệnh nhân suy giảm chức năng thận là:

Trẻ em trên 6 tuổi và người lớn : mỗi lần uống 10 ml, 2 ngày dùng một lần.

Trẻ em từ 2 đến 6 tuổi: mỗi lần uống 5ml, 2 ngày dùng một lần.

3.2 Cách dùng thuốc hiệu quả

Thuốc hấp thụ qua đường uống, nên dùng sau bữa ăn từ 15 đến 20 phút. 

Dùng muỗng cà phê với liều lượng là 2 muỗng cà phê tương đương với 10ml siro để đong thuốc mỗi lần sử dụng.

Chú ý dùng thuốc đúng giờ và đúng liều lượng như trong tờ hướng dẫn sử dụng. Không được tự ý thay đổi liều lượng và thời gian sử dụng thuốc mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Vặn chặt nắp chai sau mỗi lần sử dụng.

4 Chống chỉ định

Bệnh nhân mẫn cảm với các thành phần của thuốc

Phụ nữ có thai và đang trong thời kỳ cho con bú cần phải thận trọng, phải tham khảo ý kiến của bác sĩ và chỉ dùng thuốc khi thật sự cần thiết hoặc phải đổi sang sử dụng các loại thuốc khác.

Bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan đến gan và thận vì suy giảm chức năng gan hoặc thận sẽ làm thuốc đào thải chậm ra khỏi cơ thể.

Trẻ em dưới 2 tuổi không nên dùng thuốc Siro Lorastad Sp..

5 Tác dụng phụ

Các phản ứng mẫn cảm thường hiếm xảy ra , tùy vào từng bệnh nhân sẽ gặp các phản ứng phụ khác nhau, như:

Gây cảm giác mệt mỏi

Rối loạn tiêu hóa, có thể gây đói hơn bình thường, tăng cảm giác thèm ăn

Buồn nôn, đau đầu, đau bụng

Có thể gây mạch nhanh, thậm chí ngất

Đau lưng, đau cơ nhẹ

Các phản ứng mẫn cảm với thuốc như dị ứng , nổi mề đay hoặc gây các phản ứng toàn thân khác

6 Tương tác thuốc

Sử dụng cùng một số thuốc khác có thể gây ra tác dụng đối kháng hoặc làm giảm tác dụng của thuốc, cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng cùng với nhiều loại thuốc khác.

Một số thuốc cần lưu ý như: Erythromycin, Histamine phosphate, Ketoconazole,...

7 Lưu ý khi sử dụng thuốc Siro Lorastad Sp. 60ml

7.1 Lưu ý khi sử dụng 

Kiểm tra hạn sử dụng của thuốc, đọc kỹ hướng dẫn dùng thuốc và tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ.

Không sử dụng thuốc khi thấy sản phẩm có những thay đổi về màu sắc, mùi vị hay có các chất lạ.

Trong quá trình dùng thuốc, không nên dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và đồ uống có cồn.

Tránh tiếp xúc với đồ ăn và thức uống dễ bị dị ứng

Không nên tắm, lau rửa bằng nước nóng vì nhiệt độ cao làm da dễ bị kích thích, làm bệnh trở nên trầm trọng hơn. Thay vào đó là nước mát hoặc nhiệt độ vừa phải

Mặc quần áo rộng, thoáng mát, tránh quá bó sát.

Bổ sung nhiều thực phẩm tươi mát, rau quả, đồ ăn chứa nhiều chất xơ

Tập thể dục thường xuyên, đều đặn, vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Ngưng sử dụng thuốc khi gặp các phản ứng bất thường và đến ngay các cơ sở y tế gần nhất.

7.2 Lưu ý sử dụng cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú

Do chưa xác định được an toàn nên các mẹ muốn dùng Loratadin thì nên hỏi bác sĩ.

Trong thời gian cho con bú, Thuốc Siro Lorastad Sp. các mẹ không nên dùng, chỉ dùng khi đã ngừng cho trẻ bú do phát hiện nguy cơ gây hại có thể gặp phải ở trẻ.

7.3 Xử trí quá liều

7.3.1 Triệu chứng

Người lớn: Dùng liều 40-180mg có thể gặp:

Đau đầu.

Buồn ngủ.

Nhịp tim nhanh.

Trẻ: Khi dùng >10mg có hể gây:

Hồi hộp.

Ngoại tháp.

7.3.2 Xử trí

Điều trị triệu chứng.

Ngộ độc cần dùng ipeca để gây nôn.

Ngăn chặn thuốc hấp thu bằng than hoạt.

Dùng NaCl 0,9% rửa dạ dày.

7.4 Bảo quản

Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời. Bảo quản ở nhiệt độ phòng trong khoảng từ 20-32 độ C.

Để xa tầm tay của trẻ em và vật nuôi trong nhà.

8 Nhà sản xuất

SĐK: VD-23972-15.

NSX: Công ty liên doanh TNHH Stada Việt Nam.

Quy cách đóng gói: hộp 1 chai 60 ml.

9 Thuốc Siro Lorastad Sp. giá bao nhiêu?

Thuốc Siro Lorastad Sp. hiện nay đang được bán ở Central Pharmacy - trungtamthuoc.com, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.

10 Thuốc Siro Lorastad Sp. 1mg/1ml mua ở đâu?

Siro Lorastad Sp. mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt thuốc cũng như được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách. 

11 Ưu điểm

  • Giá thành rẻ.
  • Siro vị ngọt dễ uống, tiện sử dụng.
  • Thuốc Siro Lorastad Sp. có hiệu quả tốt để điều trị chứng dị ứng gây mề đay, viêm mũi.
  • Thuốc Siro Lorastad Sp. được sản xuất bởi công ty dược hàng đầu trong nước có nhà maý dầy chuyền hiện đại, chất lượng đạt chuân GMP-WHO.
  • Loratadine hiệu quả hơn đáng kể so với giả dược ở mọi thời điểm (p < 0,001). Giảm triệu chứng sớm, kéo dài đã được thấy với loratadine, cho thấy rằng nó có thể hiệu quả hơn để điều trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa.[1]
  • Loratadine làm giảm đáng kể các triệu chứng mũi dị ứng ngay lập tức so với giả dược (P nhỏ hơn 0,01). Loratadine cũng làm giảm sự giải phóng histamin do chất gây dị ứng vào khoang mũi sau khi dùng liều chất gây dị ứng mạnh nhất.[2]

12 Nhược điểm

  • Có thể xuất hiện đau cơ, rối loạn tiêu hóa,... trong thời gian dùng.[3]
  • Trẻ <2 tuổi không uống được.

Tổng 7 hình ảnh

lorastad D1072
lorastad D1072
sirolorastadsp2 H3058
sirolorastadsp2 H3058
lorasta1mg K4227
lorasta1mg K4227
sirolorastadsp3 K4037
sirolorastadsp3 K4037
lorasta1mg1jpg D1587
lorasta1mg1jpg D1587
lorastad sp 1 D1810
lorastad sp 1 D1810
sirolorastadsp1 C1717
sirolorastadsp1 C1717

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả Harold B Kaiser, Gokul Gopalan, Weiyuan Chung (Ngày đăng 1 tháng 10 năm 2008). Loratadine provides early symptom control in seasonal allergic rhinitis, Pubmed. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2023
  2. ^ Tác giả M Andersson, H Nolte, C Baumgarten, U Pipkorn (Ngày đăng tháng 10 năm 1991). Suppressive effect of loratadine on allergen-induced histamine release in the nose, Pubmed. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2023
  3. ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc Siro Lorastad Sp. do Bộ Y Tế, Cục Quản Lý Dược phê duyệt, tải bản PDF tại đây
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 1 Thích

    Nhà thuốc ơi, thuốc Lorastad 1mg/ml Syr.60ml có tác dụng phụ gì không ạ?

    Bởi: Trần Tùng vào


    Thích (1) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Siro Lorastad Sp. 5/ 5 2
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Siro Lorastad Sp.
    TH
    Điểm đánh giá: 5/5

    Thuốc Lorastad 1mg/ml Syr.60ml dùng hiệu quả, dược sĩ nhà thuốc An Huy tư vấn tận tâm, cho nhà thuốc 5 sao nhé.

    Trả lời Cảm ơn (1)
  • Siro Lorastad Sp.
    HT
    Điểm đánh giá: 5/5

    Những vỉ Lorastad 1mg/ml Syr.60ml Cực kỳ tốt và rẻ. Thuốc Lorastad 1mg/ml Syr.60ml - Thuốc có tác dụng chống dị ứng, Trịnh Hoài Trinh Thích nhà thuốc này quá

    Trả lời Cảm ơn (1)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633