1 / 6
lorafar 1 N5672

Lorafar

File PDF hướng dẫn sử dụng: Xem

Thuốc không kê đơn

150.000
Đã bán: 146 Còn hàng
Thương hiệuDược phẩm Dược liệu Pharmedic, Công ty cổ phần dược phẩm dược liệu Pharmedic
Công ty đăng kýCông ty cổ phần dược phẩm dược liệu Pharmedic
Số đăng kýVD-16527-12
Dạng bào chếViên nén
Quy cách đóng góiHộp 3 vỉ x 10 viên
Hoạt chấtLoratadine
Xuất xứViệt Nam
Mã sản phẩmd22170
Chuyên mục Thuốc Chống Dị Ứng

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi

Phản hồi thông tin

Dược sĩ Trương Thảo Biên soạn: Dược sĩ Trương Thảo
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

Lượt xem: 6005 lần

Thuốc Lorafar được chỉ định trong điều trị dị ứng. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Lorafar.

1 Thành phần

Thành phần: Mỗi viên nén thuốc Lorafar có thành phần:

Loratadin hàm lượng 10mg.

Các tá dược vừa đủ 1 viên.

Dạng bào chế: Viên nén dài.

2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Lorafar

2.1 Tác dụng của thuốc Lorafar

Với hoạt chất chính trong thuốc là Loratadin – 1 hoạt chất có tác dụng đối kháng chọn lọc với histamin H1 ở ngoại vi, do vậy Lorafar có tác dụng ngăn ngừa các tình trạng dị ứng và ngứa liên quan tới việc giải phóng histamin trong cơ thể.

2.2 Chỉ định thuốc Lorafar

Thuốc Lorafar có được chỉ định điều trị các biểu hiện triệu chứng liên quan đến viêm mũi như bị sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, cảm giác mũi ngứa ngáy, khó chịu.

Lorafar cũng được chỉ định sử dụng trong trường hợp bệnh nhân bị các dị ứng trên da như phát ban,mề đay, mẩn ngứa,... 

Trong trường hợp bệnh nhân bị ngứa mắt hay xót mắt cũng được chỉ định sử dụng thuốc này.

==>> Xem thêm thuốc có cùng công dụng: Thuốc Lorastad 10 Tab: Chỉ định, cách dùng, liều dùng.

3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Lorafar

3.1 Liều dùng thuốc Lorafar

Tùy thuộc vào đối tượng sử dụng và bệnh mắc phải mà liều dùng khác nhau. Liều thông thường được chỉ định như sau: 

Đối với người lớn hoặc trẻ em trên 12 tuổi: Uống 1 viên/lần x 1 lần/ngày.

Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi, cân nặng lớn hơn hoặc bằng 30kg: Uống 1 viên/lần x 1 lần/ngày; cân nặng dưới 30kg: uống ½ viên/lần x 1 lần/ngày.

Đối với những người bị suy gan, suy thận: Uống ½ viên/ngày,  hoặc 1 viên/ lần và uống mỗi 2 ngày.

3.2 Cách dùng thuốc Lorafar hiệu quả

Thuốc được dùng bằng đường uống. 

Uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của chuyên gia y tế.

4 Chống chỉ định

Sản phẩm được khuyến cáo không được sử dụng cho bệnh nhân có bất kì một dị ứng hay mẫn cảm với bất cứ thành phần của thuốc (kể cả tá dược). 

Chống chỉ định sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Chống chỉ định sử dụng cho những bệnh nhân đang sử dụng Clindamycin, Lincomycin.

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Loratadin - US: Cách dùng – liều dùng, lưu ý khi sử dụng.

5 Tác dụng phụ

Bên cạnh tác dụng chống dị ứng thì thuốc Lorafar cũng gây 1 số tác dụng phụ không mong muốn. 

Một số bệnh nhân sau khi sử dụng thuốc có các biểu hiện như mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt và miệng có cảm giác bị khô.

Một số biểu hiện triệu chứng có thể gặp phải đó là tình trạng rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, có cảm giác buồn nôn.

Các tình trạng như bị rụng tóc, nhịp tim nhanh đánh trống ngực, suy giảm chức năng gan. Các phản ứng kích ứng trên da cũng đã được ghi nhận.

Trong quá trình sử dụng thuốc nếu có bất kỳ biểu hiện nào khác thường bạn cần phải báo lại ngay với chúng tôi để có thể xử trí một cách kịp thời và chính xác nhất.

6 Tương tác

Để hạn chế tình trạng tương tác thuốc làm giảm hiệu quả điều trị, dưới đây chúng tôi xin liệt kê danh sách các thuốc có khả năng tương tác với Lorafar để các bạn lưu ý trong quá trình sử dụng nhằm hạn chế những tác dụng không mong muốn. 

Các thuốc như Fluconazole, Ketoconazole, Fluoxetine, Cimetidine,... khi sử dụng cùng lúc với Lorafar sẽ gây nguy cơ tăng cao nồng độ loratadin trong máu.

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng 

Thận trọng khi sử dụng trên nhưng người bị suy gan, suy thận.

Chú ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. 

Không dùng thuốc bị quá hạn. 

7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

Hết sức thận trọng khi sử dụng trên phụ nữ mang thai và cho con bú, những đối tượng này nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ cho thai nhi và trẻ sơ sinh trước khi sử dụng. Nếu bắt buộc phải sử dụng chỉ được phép sử dụng với liều lượng thấp trong thời gian ngắn. 

7.3 Xử trí quá liều

7.3.1 Triệu chứng

Người lớn:

Tim đập nhanh.

Đau đầu, buồn ngủ.

Trẻ nhỏ:

Đánh trống ngực.

Dấu hiệu ngoại tháp.

7.3.2 Xử trí

Khắc phục dấu hiệu.

Liệu pháp hỗ trợ.

7.4 Bảo quản 

Thuốc được bảo quản ở nhiệt độ phòng.

Nơi bảo quản thuốc phải khô ráo, thoáng mát, và không bị mặt trời chiếu trực tiếp.

Chú ý để xa tầm với của trẻ em.

8 Nhà sản xuất

SĐK: VD-16527-12.

Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm dược liệu Pharmedic.

Đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên.

9 Thuốc Lorafar giá bao nhiêu?

Thuốc Lorafar hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.

10 Thuốc Lorafar mua ở đâu?

Thuốc Lorafar mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt thuốc cũng như được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.

11 Ưu điểm

  • Viên nén tiện dụng, có thể bẻ đôi dùng liều ở trẻ.
  • Thuốc mang đến tác dụng tốt để khắc phục các dấu hiệu dị ứng, viêm mũi, mày đay, ngứa ngáy do gặp dị ứng.
  • Sản xuất trong nước nên dễ tìm mua, nhà máy đạt GMP-WHO cũng như chi phí có thể thấp hơn so với các thuốc nhập khẩu.
  • Loratadin được nghiên cứu dùng thường xuyên mỗi ngày một lần cho thấy hiệu quả rõ rệt để điều trị cho những người mắc dị ứng.[1]
  • Loratadine được nghiê cứu là thuốc chống dị ứng hiệu quả để điều trị viêm mũi dị ứng, đặc biệt là những người mắc bệnh hen suyễn mà không gây cảm giác buồn ngủ.[2]

12 Nhược điểm

  • Uống thuốc có thể gặp các rối loạn trên hệ thần kinh, tiêu hóa,...[3]
  • Thuốc không dùng được cho trẻ <6 tuổi bị dị ứng.

Tổng 6 hình ảnh

lorafar 1 N5672
lorafar 1 N5672
lorafar 3 E2468
lorafar 3 E2468
lorafar B0145
lorafar B0145
lorafar 1 Q6831
lorafar 1 Q6831
lorafar 2 G2055
lorafar 2 G2055
lorafar 4 R7774
lorafar 4 R7774

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả S P Clissold, E M Sorkin, K L Goa (Ngày đăng tháng 1 năm 1989). Loratadine. A preliminary review of its pharmacodynamic properties and therapeutic efficacy, Pubmed. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2023
  2. ^ Tác giả J L Menardo, F Horak, M R Danzig, W Czarlewski (Ngày đăng tháng 11-tháng 12 năm 1997). A review of loratadine in the treatment of patients with allergic bronchial asthma, Pubmed. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2023
  3. ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc Lorafar do Bộ Y Tế, Cục Quản Lý Dược phê duyệt, tải bản PDF tại đây
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 1 Thích

    Thuốc Lorafar có ship về Hải Dương được không ạ?

    Bởi: Lê Hảo vào


    Thích (1) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Lorafar 4/ 5 2
5
0%
4
100%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Lorafar
    HA
    Điểm đánh giá: 4/5

    Thuốc Lorafar dùng tốt, nhà thuốc An Huy bán hàng chất lượng, thích nhất là dược sĩ tư vấn rất nhiệt tình.

    Trả lời Cảm ơn (1)
  • Lorafar
    VP
    Điểm đánh giá: 4/5

    Những loại Lorafar Sản phẩm thuốc đạt chuẩn. Thuốc Lorafar - Thuốc có tác dụng chống dị ứng, Võ Phượng Nhà thuốc nhiệt tình uy tín

    Trả lời Cảm ơn (1)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633