Lisidigal 10mg
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Hasan-Dermapharm, Công ty TNHH Hasan-Dermapharm |
Công ty đăng ký | Công ty TNHH Hasan-Dermapharm |
Số đăng ký | VD-32394-19 |
Dạng bào chế | Viên nén |
Quy cách đóng gói | Hộp 03 vỉ x 10 viên |
Hạn sử dụng | 36 tháng |
Hoạt chất | Lisinopril |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | thanh345 |
Chuyên mục | Thuốc Tim Mạch |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
1 Thành phần
Thành phần có trong viên nén Lisidigal 10mg bao gồm:
- Lisinopril hàm lượng 10mg.
- Tá dược vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nén.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Lisidigal 10mg Hasan
Thuốc Lisidigal 10mg có các công dụng sau:
- Điều trị huyết áp cao, suy tim.
- Điều trị bệnh thận do đái tháo đường ở người bị cao huyết áp.
- Điều trị ngắn hạn cho bệnh nhân vừa trải qua nhồi máu cơ tim trong vòng 24 giờ đã ổn định.
==>> Xem thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Dorotril 20mg - điều trị tăng huyết áp
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Lisidigal 10mg
3.1 Liều dùng
Điều trị tăng huyết áp:
- Người lớn dùng liều khởi đầu 10mg/lần/ngày, liều duy trì 20mg/ngày.
- Trẻ từ 6 -17 tuổi: liều dùng được tính theo cân nặng, liều khởi đầu thông thường từ 2,5-5mg/lần/ngày, có thể tăng lên đến liều tối đa 20-40mg/lần/ngày. Với trẻ suy thận nên sử dụng với liều thấp hơn.
Điều trị suy tim: Thường được sử dụng kết hợp với thuốc lợi tiểu. Liều khởi đầu thông thường 2,5mg/lần/ngày, liều tối đa 35mg/lần/ngày.
Điều trị nhồi máu cơ tim: Khởi đầu với liều 5mg/ngày, trong 24 giờ tiếp theo dùng liều 5mg/ngày, trong 24 giờ kế tiếp tăng lên 10mg và duy trì ở liều 10mg trong 6 tuần.
Điều trị bệnh thận do đái tháo đường: Liều điều trị thông thường từ 10-20mg/ngày.
3.2 Cách dùng
Thuốc Lisidigal 10mg được sử dụng bằng đường uống. Có thể uống thuốc vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, tuy nhiên nên chọn một thời gian cố định để dùng thuốc trong ngày.
4 Chống chỉ định
Bệnh nhân dị ứng với các thành phần của Lisidigal 10mg hay các thuốc ức chế men chuyển angiotensin khác.
Người bị phù mạch.
Người có bệnh về mạch máu tim hay thận.
Phụ nữ trong giai đoạn mang thai 3 tháng giữa và 3 tháng cuối.
Đang sử dụng thuốc hạ huyết áp aliskiren.
Bệnh nhân suy thận có creatinin huyết ≥ 250mmol/l hay Kali huyết ≥ 5mmol/l.
5 Tác dụng phụ
Vàng da, vàng mắt, tăng enzym gan.
Phản ứng dị ứng như phù mặt, môi, lưỡi, khó thở khó nuốt.
Đau đầu, chóng mặt, nôn mửa, hạ huyết áp, suy thận, ho, tiêu chảy.
Thay đổi tâm trạng, cảm giác như kim châm trên da, rối loạn giấc ngủ, rối loạn vị giác, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tăng nhịp tim, đánh trống ngực, tê cóng, lạnh các ngón chân, sổ mũi, đau bụng, khó tiêu, suy giảm chức năng tình dục ở nam, phát ban da, ngứa.
Khô miệng, lú lẫn, rụng tóc, mề đay, suy thận cấp, chứng vú to ở nam, nồng độ natri trong máu giảm.
Bệnh hạch bạch huyết, bệnh miễn dịch, giảm sản xuất tế bào máu bởi tủy xương, thay đổi số lượng tế bào máu, chảy máu mũi, đau họng, mệt mỏi kép dài, khó thở, hạ đường huyết, co thắt đường thở, hồng ban đa dạng, nhạy cảm với ánh sáng mặt trời.
6 Tương tác
Không nên dùng đồng thời Lisidigal 10mg với thuốc lợi tiểu vì có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp.
Dùng Lisidigal 10mg cùng thuốc lợi tiểu giữ kali, các chế phẩm bổ sung kali, muối kali có thể làm tăng lượng kali trong máu.
Dùng cùng Lithi có thể làm tăng nồng độ lithi trong huyết thanh và làm tăng độc tính.
Thuốc nhóm NSAID, Aspirin liều cao có thể làm giảm tác dụng của thuốc Lisidigal 10mg.
Dùng Lisidigal 10mg với các thuốc điều trị tăng huyết áp khác có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp, tăng kali huyết, giảm chức năng thận.
Khi dùng cùng thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc giãn cơ, gây mê, có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp.
Các thuốc cường giao cảm có thể làm giảm tác dụng hạ huyết áp của Lisidigal 10mg.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Cần thường xuyên theo dõi chức năng thận, huyết áp và chất điện giải trong thời gian dùng Lisidigal 10mg.
Nếu hạ đường huyết, có biểu hiện vàng da, phù mặt, môi, lưỡi, chi... trong thời gian dùng thuốc này cần thông báo ngay cho bác sĩ.
Bệnh nhân suy tim có huyết áp bình thường hoặc thấp trong thời gian dùng thuốc Lisidigal 10mg bị hạ huyết áp cần điều chỉnh giảm liều hoặc ngừng thuốc nếu cần thiết.
Không nên khởi đầu điều trị bằng Lisidigal 10mg cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim có nguy cơ giảm huyết động nghiêm trọng.
Cần điều chỉnh liều dựa theo Độ thanh thải creatinin của bệnh nhân.
Cần kiểm soát chặt chẽ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường đang được điều trị bằng Insulin hay các thuốc điều trị đái tháo đường khác.
==>> Xem thêm thuốc: Thuốc Lisinopril STADA 10mg: tác dụng, chỉ định, lưu ý khi dùng
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Khuyến cáo không nên sử dụng thuốc Lisidigal 10mg cho phụ nữ mang thai đặc biệt là trong 3 tháng giữa và cuối của thai kỳ.
Không khuyến cáo sử dụng Lisidigal 10mg cho phụ nữ đang cho con bú.
7.3 Xử trí khi quá liều
Triệu chứng: hạ huyết áp, rối loạn điện giải, sốc tuần hoàn, suy thận, tim đạp nhanh, tăng trao đổi khí, chóng mặt, lo âu, ho, đánh trống ngực.
Xử trí: Tiêm truyền bằng nước muối sinh lý. Khi xảy ra hạ huyết áp hãy đặt bệnh nhân nằm ngửa, cân nhắc truyền angiotensin II. Nếu mới dùng thuốc có thể loại bỏ thuốc bằng cách rửa dạ dày, nôn, dùng chất hấp phụ, natri sulfat. Thẩm tách máu có hiệu quả trong việc loại bỏ thuốc này.
7.4 Bảo quản
Bảo quản sản phẩm ở nơi khô ráo, thoáng mát, không quá 30 độ C.
8 Sản phẩm thay thế
Thuốc Restoril 10 chứa lisinopril 10mg, được sản xuất bởi Công ty Cổ phần S.P.M. Sản phẩm này được sử dụng để điều trị tăng huyết áp, suy tim ứ huyết, nhồi máu cơ tim cấp và các biến chứng trên thận ở bệnh nhân đái tháo đường. Sản phẩm này đang được bán với giá 298.000VND.
Thuốc Dorotril 10mg là sản phẩm của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco với thành phần chứa lisinopril 10mg được chỉ định để điều trị tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim,... Sản phẩm này đang được bán trên thị trường với giá 60.000VND.
9 Cơ chế tác dụng
9.1 Dược lực học
Lisinopril là là chất ức chế men chuyển angiotensin, được sử dụng trong điều trị huyết áp cao, suy tim. Lisinopril đóng vai trò trong việc ngăn cản sự chuyển đổi angiotensin I thành angiotensin II (một chất co mạch mạnh), điều này làm ức chế co mạch giúp hạ huyết áp. Sự giảm angiotensin II có thể gây ra sự giảm tiết aldosterone, giảm bài tiết kali. [1]
9.2 Dược động học
Hấp thu: Khi sử dụng bằng đường uống, Lisinopril có khả năng hấp thu chậm và không hoàn toàn với Sinh khả dụng khoảng 25%. Sau khi uống Lisinopril khoảng 7 giờ thuốc sẽ đạt được nồng độ tối đa trong huyết tương.
Phân bố: Lisinopril có thể qua được nhau thai, khả năng phân bố của thuốc này ở bênh nhân suy tim kém. Thuốc Lisinopril không gắn kết với Albumin hoặc các protein khác,
Chuyển hóa: Lisinopril không bị chuyển hóa trong cơ thể.
Bài tiết: Thời gian bán hủy của Lisinopril khoảng 12 giờ. Phần lớn Lisinopril được thải trừ qua nước tiểu dưới dạng không đổi.
10 Thuốc Lisidigal 10mg giá bao nhiêu?
Thuốc Lisidigal 10mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ nhà thuốc qua số hotline, hoặc nhắn tin trên zalo/facebook.
11 Thuốc Lisidigal 10mg mua ở đâu?
Thuốc Lisidigal 10mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Lisidigal 10mg để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
12 Ưu điểm
- Thuốc Lisidigal 10mg có hiệu quả tốt đối với tình trạng tăng huyết áp, suy tim đặc biệt là ở bệnh nhân lớn tuổi.
- Thành phần Lisinopril có tác dụng kép dàu nên chỉ cẩn sử dụng mỗi ngày 1 lần qua đường uống. Nó là một phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân lớn tuổi bị suy tim sung huyết, huyết áp cao, nhồi máu cơ tim cấp. [2]
- Dạng viên nén nhỏ gọn dễ sử dụng, mỗi ngày dùng 1 lần hạn chế được quên liều.
13 Nhược điểm
- Thuốc Lisidigal 10mg có thể gây ra một số tác dụng phụ khi sử dụng.
Tổng 3 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Edgardo Olvera Lopez và cộng sự (Ngày đăng: Ngày 17 tháng 1 năm 2023), Lisinopril, NCBI. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2024
- ^ HD Langtry (Ngày đăng; nam 1997), Lisinopril. A review of its pharmacology and clinical efficacy in elderly patients, PubMed. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2024